Mua hộ chiếu ở đâu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Nộp hồ sơ * Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông không gắn chíp điện tử trực tiếp nộp hồ sơ tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, cụ thể: + Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi. + Người đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi. Khi đến nộp hồ sơ phải xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. * Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cấp giấy hẹn trả kết quả cho người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông; yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí thu tiền, giao biên lai thu tiền cho người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông. + Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông hoàn chỉnh hồ sơ. * Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông có thể yêu cầu nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính và phải trả phí dịch vụ chuyển phát. * Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần và sáng thứ 7 (đối với các đơn vị bố trí tiếp nhận hồ sơ vào sáng thứ 7); trừ ngày Tết, ngày lễ. Bước 3: Nhận kết quả + Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông trực tiếp nhận kết quả tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh. Khi đến nhận kết quả mang theo giấy hẹn trả kết quả, biên lai thu tiền, xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. + Trường hợp chưa cấp hộ chiếu thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. + Trường hợp đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cung cấp dịch vụ bưu chính.

+ Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).

Nhà giàu Việt và trào lưu mua hộ chiếu ngoại 'vì tương lai con em'

Mua hộ chiếu ở đâu

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nhà giàu Việt và trào lưu mua hộ chiếu ngoại 'vì tương lai con em'

Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập với quốc tế thì nhu cầu định cư của người Việt diện đầu tư bắt đầu nổi lên.

Trong một thời gian dài, định cư ở Hoa Kỳ là mục tiêu của nhiều người nhưng sau khi chính sách EB-5 ở Mỹ bị thắt chặt, thì châu Âu đang trở thành miền đất hứa mới mẻ.

Người ta có thể chọn mua thị thực hay hộ chiếu ở các nước châu Âu thông qua diện đầu tư hay nhiều kênh khác. Sở hữu hộ chiếu thứ hai đã len lỏi vào trong suy nghĩ của một số chính trị gia Việt Nam.

Mấy năm trước, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Chủ tịch HĐQT công ty TNG Holdings VN, người đã trúng cử Đại Biểu Quốc hội khóa XIV, đã từng mua quốc tịch Cộng hoà Malta thông qua hình thức đầu tư kinh doanh. Sau đó bà bị bãi nhiệm vì vi phạm Luật Quốc tịch Việt Nam.

Những ai mua ‘hộ chiếu vàng’ của Cyprus?

Nhập tịch vào Cyprus: nhiều câu hỏi từ trường hợp ông Phạm Phú Quốc

Tháng 8/2020, có tin Đại biểu QH Phạm Phú Quốc thừa nhận việc ông có quốc tịch Cyprus từ năm 2018.

Câu hỏi dư luận đặt ra là tiền ở đâu ra và làm thế nào mà ông Quốc có thể được tấm hộ chiếu với giá trị hơn 2,5 triệu USD?

Tôi xin kể lại câu chuyện về nhu cầu định cư diện đầu tư và mua hộ chiếu thứ hai của giới nhà giàu người Việt tăng lên, qua kinh nghiệm tại Anh trợ giúp người quan tâm.

Đầu tiên là một ví dụ cụ thể:

Sau nhiều năm mong chờ, gia đình anh Đức, 38 tuổi cư ngụ tại quận Cầu Giấy Hà Nội, một doanh nhân thành đạt, đã được tấm hộ chiếu để nhập cư vào Anh theo diện doanh nhân đầu tư.

Cuộc sống mới ở thủ đô London hứa hẹn sẽ mang lại cho gia đình anh nhiều cơ hội mới. Anh và vợ đặt kế hoạch cho tương lai kinh doanh cũng như tận hưởng chất lượng cuộc sống ở xứ sở sương mù, và đặt lên kế hoạch cho tương lai của hai đứa con gái mình tiếp cận nền giáo dục tiên tiến nhất, và gia đình được hưởng chính sách chăm sóc sức khỏe y tế miễn phí.

Thời tiết mát mẻ với cái nắng êm dịu vào mùa hè năm 2019 ở thủ đô London làm anh vui và hứng khởi. Sau khi tôi tư vấn giúp gia đình anh hoàn tất thủ tục giấy tờ có visa theo diện doanh nhân đầu tư, tôi hẹn gặp anh vào một buổi chiều tươi đẹp để uống cafe tại Starbucks trên con phố mua sắm sầm uất và nhộn nhịp ở Sloan Square, Quận Kensington và Chelsea.

“Từ nay con cái của tôi có được môi trường sống tốt và chúng tôi đã có kế hoạch cho tương lai của mình ở đây,” anh Đức tỏ bày.

Theo tôi biết, gia đình anh Đức là một trong rất đông gia đình Việt di cư mỗi năm.

Ra đi từ sau 1975

Chúng ta thường nghe nói về Giấc mơ người Mỹ: thuật ngữ nói về người di cư vượt qua rào cản của xã hội Mỹ và đạt được cơ hội, thịnh vượng, bình đẳng và thành công; và giúp cho kinh tế gia đình và con cái họ đi lên.

Đó là một trong ước mơ của người Việt vào thập niên 1980 khi làn sóng của người Việt vượt biên bắt đầu để tìm đến vùng đất mới an lành.

Giấc mơ Mỹ tập hợp các quyền tự do và bình đẳng, có cơ hội để thịnh vượng và thành công, cũng như sự thăng tiến và vươn lên trong xã hội Mỹ. Tính đến năm 2017 số người gốc Việt ở Hoa Kỳ là 1,3 triệu, chiếm 3% dân số và lớn thứ 6 đại diện cho nhóm sinh ra ở nước ngoài tại Mỹ.

Trong những thập niên 1990 khi Việt Nam bắt đầu mở cửa hòa nhập với nền kinh tế thế giới, người Việt đã tìm nhiều cách để định cư nước ngoài.

Phổ biến nhất là phong trào đi xuất khẩu lao động qua các nước phát triển ở khu vực châu Á như Nhật, Hàn Quốc - trước đó đã có làn sóng xuất khẩu lao động sang Liên Xô và Đông Âu – và mục tiêu ra đi vẫn luôn là để có cơ hội nghề nghiệp với mức lương tốt hơn và tương lai rộng mở.

Người Việt di cư bất hợp pháp: Những giấc mơ không thành

Vụ 39 người chết: Nỗi đau tột cùng của những gia đình Việt Nam

Nhưng người Việt không chỉ đi xuất khẩu lao động phổ thông như trước và tìm cách ở lại qua các cách khác nhau, mà đi định cư theo diện đầu tư của các nước phát triển.

Theo báo cáo của Tổ chức Di cư Quốc tế, hàng năm có hơn 100,000 người Việt di cư, và các nhà giàu người Việt Nam chọn các nước truyền thống có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Canada, Úc và châu Âu là địa điểm hàng đầu để đi định cư.

Những năm gần đây, Anh Quốc, Ireland, Malta, Tây Ban Nha, Cyprus và Hy Lạp đã trở thành điểm đến ưa thích của người giàu Việt Nam nhờ quy chế cho phép nhà đầu tư và doanh nhân chỉ cần bỏ tiền ra mua bất động sản hay đầu tư vào các cổ phiếu hay mua lại doanh nghiệp có sẵn, là họ có thể có trong tay một tấm hộ chiếu có giá trị và quyền lực.

Riêng với nhóm có khi điều kiện kinh tế cho phép, nhiều gia đình Việt Nam ban đầu cho con đi du học nước ngoài, rồi sau đó mở đường cho cha mẹ theo chân sang định cư.

Số lượng người Việt đi dụ học ở các phương Tây tăng nhiều. Hiện tượng du học đã nổi lên rầm rộ hơn 15 năm nay, và nhiều du học sinh đi học và tìm cách ở lại. Lượng người Việt ở nước ngoài tăng lên dần theo diện đoàn tụ gia đình và vì các du học sinh ở lại.

Nhà giàu Việt nay đi đâu?

Vào thời điểm này, khi kinh tế VN đã hội nhập mạnh với nền kinh tế thế giới, dòng vốn đầu tư nước ngoài về Việt Nam rất nhiều thì giới nhà giàu Việt tăng lên đáng kể. Từ đó chúng ta thấy có một dòng chảy khác: dòng người ra đi.

Vì sao người Việt giàu chọn nhập tịch đảo Cyprus, Saint Lucia, Bồ Đào Nha

Cyprus sẽ tước 'hộ chiếu vàng' của 7 người

Báo cáo của Wealth-X và Knight Frank đều nhận định rằng số lượng người siêu giàu Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh. Theo Wealth-X, người siêu giàu là các cá nhân có tài sản trên 30 triệu USD và Việt Nam nằm trong nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2012-2017. Những nhà giàu có đó đã tìm cách mua nhà định cư ở nước ngoài.

Theo số liệu tôi tìm hiểu thì nhóm người này đã chi ra khoảng 11-13 tỉ USD mỗi năm, thông qua các dự án đầu tư nhà đất hay các dự án nhằm hợp thức hóa thị thực định cư hay quyền thường trú nhân.

Châu Âu và cơ hội định cư

Trong vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Việt quan tâm tới châu Âu khá nhiều. Cụ thể tôi biết về các trường hợp mong chờ cơ hội sở hữu thẻ định cư dài hạn và hộ chiếu Anh và Ireland; Giao dịch của khách hàng người Việt đến Anh Quốc tăng dần thông qua chương trình định cư vì thông điệp của Vương Quốc Anh rất rõ ràng, họ chỉ chào đón các nhà đầu tư có điều kiện và nhà giàu.

Nếu bạn hơn 18 tuổi, không có tiền án, tiền sự và đem 2 triệu bảng Anh (60 tỷ VND) đầu tư vào Anh Quốc và số tiền đó phải chi vào kinh doanh, thì bạn dễ dàng được cấp thị thực diện doanh nhân định cư 3 năm và 4 tháng cho lần cấp đầu; Sau đó bạn sẽ được quyền gia hạn visa thêm hai năm ở lại Anh và sau 5 năm bạn có quyền xin thẻ định cư. Trong chương trình này bạn có thể bảo lãnh gia đình và người thân của mình đoàn tụ.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Bộ Nội vụ Anh sẽ cấp cho bạn thị thực định cư vĩnh viễn nhanh hơn nếu trong trường hợp, trong vòng 3 năm đầu bạn có hơn 5 triệu bảng và chỉ 2 năm nếu như bạn có hơn 10 triệu để đầu tư. Sau khi có thẻ định cư vĩnh viễn hơn một năm, bạn có quyền xin nhập tịch và nhận hộ chiếu Anh Quốc.

Một ví dụ khác là CH Ireland, nước không bắt buộc người nước ngoài phải lưu trú một số ngày nhất định trong năm mới được cấp thẻ định cư. Nếu bạn mua một căn nhà Ireland từ 2 triệu Euro, thì bạn đã có cơ hội định cư ở đất nước này. Bên cạnh đó, xu hướng “đầu tư di cư”, “hay đầu tư để nhập tịch” và “di cư vốn” cũng ngày một rõ nét hơn ở đất nước nói tiếng Anh này. Nếu các nhà giàu phải đầu tư ít nhất 1 triệu euro vào một doanh nghiệp Ireland đủ điều kiện trong ít nhất ba năm là bạn có cơ hội định cư vĩnh viễn và sau đó là có quốc tịch Ireland.

Suy nghĩ của người ra đi là gì?

Sau tám năm làm công việc tư vấn ở London, tôi gặp gỡ nhiều nhà đầu tư giàu có và thành đạt từ Việt Nam. Phải nhận thấy đại đa số họ luôn trăn trở là làm cách nào để con cái họ được hưởng một nền giáo dục tiên tiến, gia đình được hưởng chính sách y tế tốt nhất và miễn phí.

Họ cũng than làm sao để được sống trong một xã hội văn minh và gia đình được hưởng chế độ phúc lợi và an sinh xã hội tốt, nắm trong tay những hộ chiếu hùng mạnh nhằm tạo ra lợi thế cho thế hệ sau này trong xu thế hội nhập quốc tế.

Một thực tế hiện nay là hộ chiếu của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế để tự do đi lại đến các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Giáo dục, chất lượng cuộc sống ở Việt Nam vẫn còn rất thấp hơn so với các nước trong khu vực. Môi trường ô nhiễm kéo dài khiến sức khỏe của con người cũng ngày càng giảm. Tôi hiểu rằng chừng nào nào những giá trị căn bản đó chưa được cải thiện, thì giới nhà giàu Việt sẽ vẫn còn đi tìm kiếm những nơi “đất lành, chim đậu”.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của ông Thoi Nguyễn, hiện sống và làm việc tại London. Tác giả cũng từng có các bài đăng trên báo Việt Nam và trang The Diplomat.