Giao tiếp là gì chức năng của giao tiếp

Sự tồn tại và phát triển của mỗi con người luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những cộng đồng xã hội nhất định. Không ai có thể sống, hoạt động ngoài gia đình, bạn bè, địa phương, tập thể, dân tộc, tức là ngoài xã hội. Trong xã hội ấy giao tiếp là nhu cầu quan trọng và thiết yếu của con người.

Giao tiếp là gì? Chức năng của giao tiếp ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết của chúng tôi để có câu trả lời.

Giao tiếp là gì?

Giao tiếp là một quá trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp.

Hiện nay vẫn chưa cho có sự thống nhất cao trong các nhà nghiên cứu khi bàn về giao tiếp, do có rất nhiều cách hiểu đưa ra giải đáp giao tiếp là gì. Theo cách hiểu Martin.

P.Andelem: “Giao tiếp là quy trình trong đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta”. Hay B. ph. Lomov – nhà tâm lý học người Nga coi giao tiếp là phạm trù cơ bản của tâm lý học hiện đại, là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tư cách là chủ thể. V.N. Miaxixev xét giao tiếp dưới góc độ nhân cách bệnh cho rằng giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các nhân cách cụ thể.

Parughin nhà tâm lý học xã hội Nga: Giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau ảnh hưởng lẫn nhau và trao đổi cảm xúc lẫn nhau.

Georgen Thiner và cộng sự lại cho rằng giao tiếp được coi là sự truyền đạt thông tin. J. P. Gruere (1982) đã nêu một định nghĩa có tính chất vật lý “sự giao tiếp là một quá trình chuẩn trong đó một thông điệp được chuyển tải từ một bộ phát mới tới một bộ thu, thông qua một chuỗi các yếu tố được coi là nguồn, kênh, địa chỉ…

Như vậy, giao tiếp có thể được hiểu là các biểu hiện mang tính hướng ngoại và bề mặt khi con người thể hiện các tiếp xúc tương tác với các cá nhân khác trong cộng đồng và nhằm mục đích nhất định. Giao tiếp không chỉ đơn thuần là việc truyền thụ ý muốn nói mà còn bao hàm cả việc hiểu được những ý đó nữa.

Giao tiếp là gì chức năng của giao tiếp

Chức năng của giao tiếp

Giao tiếp có nhiều chức năng khác nhau. Do đó để bạn đọc dễ dàng theo dõi thì bài viết xin chia chức năng của giao tiếp như sau:

– Căn cứ vào mục đích hoạt động: kiểm soát, tạo động lực, bày tỏ cảm xúc và thu nhận thông tin.

+ Giao tiếp có thể thực hiện chức năng kiểm soát hành động của các thành viên theo một số cách nhất định.

+ Giao tiếp thúc đẩy động lực bằng cách giải thích rõ cho người đối diện nghe hiểu cần làm gì và nên làm gì; ủng hộ và giúp đỡ họ.

+ Giao tiếp giúp bày tỏ cảm xúc, đưa ra nhận định tình cảm cảm xúc qua lời nói về thái độ trước sự vật cụ thể.

+ Qua giao tiếp con người cũng có thể thu nhận thông tin.

– Căn cứ vào tính chất của hoạt động giao tiếp thì có thể chia chức năng của giao tiếp làm hai nhóm: các chức năng thuần túy xã hội và các chức năng tâm lí – xã hội.

+ Các chức năng thuần túy xã hội là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người.

+ Các chức năng tâm lí – xã hội của giao tiếp là các chức năng phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong xã hội. Con người có đặc thù là luôn có giao tiếp với người khác. Cô đơn là một trạng thái tâm lí nặng nề.

Phân loại giao tiếp

Ngoài việc chia sẻ Giao tiếp là gì? Chức năng của giao tiếp ra sao? Chúng tôi chia sẻ về phân loại giao tiếp.

Có nhiều cách phân loại giao tiếp theo những căn cứ khác nhau:

Dựa vào nội dung tâm lý của giao tiếp, người ta phân ra: Giao tiếp nhằm thông báo những thông tin mới. Giao tiếp nhằm thay đổi hệ thống động cơ và giá trị. Giao tiếp nhằm động viên, kích thích hành động.

Dựa vào đối tượng hoạt động giao tiếp có thể chia thành Giao tiếp liên nhân; Giao tiếp xã hội; Giao tiếp nhóm

Dựa vào tính chất tiếp xúc, ta có thể chia ra làm 2 loại: Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp

Dựa vào hình thức của giao tiếp, có: Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức.

Dựa vào thế tâm lý giữa hai bên trong giao tiếp, chúng ta có thể chia giao tiếp ra thành 3 kiểu: giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở thế yếu và giao tiếp ở thế cân bằng.

Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có ba loại: giao tiếp vật chất, giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp tín hiệu.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Giao tiếp là gì? Chức năng của giao tiếp ra sao? Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Chức năng của giao tiếp là gì?

Chức năng của giao tiếp Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin giữa các bên, từ đó tạo ra sự hiểu biết và truyền đạt ý kiến, thông tin, suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm giữa những người tham gia.

Kỹ năng giao tiếp là gì ví dụ?

+ Giao tiếp giúp bày tỏ cảm xúc, đưa ra nhận định tình cảm cảm xúc qua lời nói về thái độ trước sự vật cụ thể. Ví dụ: Khi có chuyện buồn, con người thường tâm sự với nhau để giải vơi. + Qua giao tiếp con người cũng có thể thu nhận thông tin. Ví dụ: thầy cô truyền đạt bài giảng thông qua giao tiếp với học sinh.

Định nghĩa thế nào là giao tiếp?

Giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể (có thể là một cá thể hay một nhóm) tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu.

Giao tiếp là gì mục đích của giao tiếp?

Nó bao gồm việc lắng nghe, diễn đạt, hiểu và phản hồi thông tin một cách hiệu quả. Mục đích của giao tiếp là truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và chính xác, xây dựng sự đồng lòng, tạo sự thấu hiểu và tạo nền tảng cho sự hợp tác và tương tác xã hội.