Gửi tiết kiệm không thời hạn lãi suất bao nhiêu

Tiền gửi không kỳ hạn là giải pháp sinh lợi hiệu quả từ nguồn vốn nhàn rỗi ngắn hạn. Vậy tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn là gì và có khác biệt như thế nào so với tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết.

1. Tiền gửi không kỳ hạn là gì?

Tiền gửi không kỳ hạn là loại hình tiết kiệm không quy định về thời gian tiền gửi cũng như số dư ấn định trong tài khoản. Khách hàng của tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là những người cần nhờ ngân hàng bảo quản thay số tiền và sẽ rút trong tương lai gần ngay khi có nhu cầu sử dụng. Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn vẫn được tính lãi theo mức lãi suất ấn định của ngân hàng phát hành, tuy nhiên không vượt quá 1%/năm. 

Gửi tiết kiệm không thời hạn lãi suất bao nhiêu

Tiền gửi không kỳ hạn giúp sinh lợi số tiền nhàn rỗi theo số ngày đã gửi

Điểm khác biệt cơ bản giữa tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn có thể phân biệt như sau: 

ĐẶC ĐIỂM

LOẠI HÌNH TIỀN GỬI

CÓ KỲ HẠN

KHÔNG KỲ HẠN

Lãi suất

Dao động trung bình từ

5,6 - 8,9%/năm

Dưới 1%/năm

Thời hạn gửi

3/6/12/24,...tháng

Không quy định

Hình thức trả lãi

Cuối kỳ hạn tiết kiệm

Theo từng ngày hoặc tháng

Rút tiền trước hạn

Phải thông báo đến ngân hàng và nhận lãi suất điều chỉnh

Không cần thông báo trước với ngân hàng và nhận lãi suất không kỳ hạn theo thời gian đã gửi.

Số tiền gửi tối thiểu

1.000.000 VNĐ

50.000 VNĐ

Ngoài hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể tham khảo tiết kiệm tích lũytiết kiệm trả lãi trước để lựa chọn sản phẩm tiền gửi phù hợp

2. Lợi ích khi gửi tiền không kỳ hạn

Các gói tiền gửi không kỳ hạn có mức lãi suất khá thấp. Tuy nhiên đổi lại, khách hàng sẽ không bị áp lực về quản lý tài khoản: 

  • Rút tiền linh hoạt không cần báo trước: Ngay khi cần sử dụng, bạn có thể rút trực tiếp tại ATM hoặc quầy giao dịch của ngân hàng. Thủ tục rất đơn giản và không cần thông báo trước cho ngân hàng.
  • Số dư tối thiểu thấp: Từ 50.000 VNĐ, bạn đã có thể mở tài khoản nhanh chóng và tiếp tục gửi tiền vào hàng tháng. Điều này đặc biệt có lợi với các bạn sinh viên hoặc người có thu nhập thấp.
  • Không chịu phí quản lý hàng tháng: Bạn không cần lo lắng hàng tháng bị trừ phí quản lý, số tiền đã gửi sẽ không bị ảnh hưởng.
  • Mở tài khoản dễ dàng và nhanh chóng: Bạn có thể mở tài khoản ngay trên ứng dụng của ngân hàng chỉ mất vài thao tác đăng ký. Đồng thời quản lý và theo dõi tình trạng tài khoản thường xuyên.

Chủ sở hữu tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn có thể sử dụng số tiền cho nhiều mục đích khác nhau như: rút, chuyển khoản, thanh toán,... và các mục đích khác trong phạm vi cho phép của ngân hàng. 

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách làm thẻ tiết kiệm

3. Cách tính lãi suất tiền gửi không kỳ hạn

3.1 Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn

Với tính chất không ổn định của nguồn vốn huy động nên tiền gửi không kỳ hạn có mức lãi suất khá thấp.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ có chênh lệch tùy vào chính sách của từng ngân hàng. Tuy nhiên con số này không vượt quá 1%/năm theo quy định tại Quyết định số 2173/QĐ-NHNN ban hành ngày 28/10/2014 bởi Ngân hàng Nhà nước. 

Bạn có thể tham khảo mức lãi suất của một số ngân hàng tại bảng thống kê sau:

TÊN NGÂN HÀNG

LÃI SUẤT TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank - VPB

0.5%/năm

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank - SCB

0.1%/năm

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank - VARB

0.1%/năm

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam Eximbank - EIB

0.1%/năm

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV - BIDV

0.1%/năm

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam VIB - VIB

0.2%/năm

Lãi suất tham khảo của một số ngân hàng phổ biến - thống kê từ 05/2020

Hiện nay đa số các ngân hàng trên cả nước đều áp dụng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn từ 0.1 - 0,5/năm. Trong đó, Ngân hàng VPBank có mức lãi suất đến 0.5%/năm dành cho tiền gửi không kỳ hạn. Đây là mức lãi suất khá cao và được duy trì ổn định qua nhiều tháng. Khách hàng có nhu cầu gửi tiền có thể sử dụng dịch vụ của VPBank để nhận được nhiều ưu đãi và lãi suất hấp dẫn. 

3.2 Cách tính lãi suất tiền gửi không kỳ hạn

Chủ sử dụng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn có thể chủ động tính toán mức sinh lời dựa trên lãi suất đã được ngân hàng công bố. Cách tính được thực hiện theo công thức sau: 

Tổng số tiền lãi = (số tiền gốc x lãi suất năm x số ngày gửi) / 365

Ví dụ: 

Bạn đã gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại Ngân hàng VPBank với số tiền 20.000.000 VNĐ, sau 22 ngày số tiền lãi bạn nhận được sẽ là: (20.000.000 x 0.5% x 22) / 365 = 6027 VNĐ

4. Cách mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại VPBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank có áp dụng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn ở mức trung bình cao và duy trì ổn định. Nếu bạn có nhu cầu tìm thêm khoản sinh lời từ số tiền nhàn rỗi, gửi tiết kiệm tại VPBank sẽ là một điều vô cùng tuyệt vời. 

Bạn có thể mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn bằng cách sau: Nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản không hạn chế vào tài khoản ngân hàng của bạn tại VPBank. Bạn có thể thực hiện tại quầy giao dịch theo hướng dẫn của nhân viên hoặc đăng ký online trên ứng dụng VPBank Online.

Gửi tiết kiệm không thời hạn lãi suất bao nhiêu

Gửi tiền không kỳ hạn tại VPBank là lựa chọn của nhiều khách hàng 

Lợi ích khi sử dụng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại VPBank: 

  • Không ngừng sinh lợi với lãi suất cao;
  • Không hạn chế số lần nộp và rút tiền, chuyển khoản;
  • Giao dịch online nhanh chóng;
  • Sử dụng vô vàn tiện ích được tích hợp trên hệ thống ngân hàng điện tử.
  • Thủ tục nhanh chóng, đơn giản và chính xác

Bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây https://www.vpbank.com.vn/ca-nhan/tiet-kiem hoặc đến Phòng giao dịch VPBank gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ. 

6 lưu ý cho người mới bắt đầu gửi tiết kiệm

Gửi tiết kiệm ngân hàng từ lâu đã là hình thức đầu tư an toàn và được tin dùngcủa người Việt Nam. Đặc biệt với sự bùng nổ của dịch vụ ngân hàng điện tử những năm gần đây, việc gửi tiết kiệm ngày càng phổ biến, và có xu hướng người trẻ bắt đầu tiết kiệm ngày càng sớm hơn. Tuy vậy, không phải ai cũng biết gửi tiền đúng cáchtừ những lần đầu tiên. Để việc gửi tiết kiệm đượchiệu quả, tiện lợi và tránh các rắc rối có thể xảy ra, hãy ghi nhớ 6 lưu ý dưới đây:

- Cân nhắc về kỳ hạn tiết kiệm

- Cách tính lãi suất tiết kiệm

- Ngày đáo hạn và tất toán sổ tiết kiệm

- Rút tiết kiệm trước hạn được không

- Lãi suất kép là gì

- Tiết kiệm trực tuyến là gì

1. Cân nhắc về kỳ hạn tiết kiệm

Kỳ hạn tiết kiệm là khoảng thời gian bạngửi tiền cho ngân hàng sử dụng và là cơ sở để ngân hàng trả lãi. Thông thường, kỳ hạn tiết kiệm càng dài thì lãi suất càng cao. Tại VPBank, ngân hàng thiết kế các sản phẩm tiết kiệmcó kỳ hạn rất đa dạng để phục vụ nhu cầu của khách hàng: kỳ hạn ngắn từ 1 tuần, 1 tháng đến 6 tháng; kỳ hạn dài thì kéo dài từ trên 6 tháng đến tận 36 tháng.

Khách hàng nên cân nhắc kế hoạchsử dụng tiền thực tế để lựa chọn kỳ hạn phù hợp. Nếu tình hình tài chính không ổn định, khách hàng nên chọn các kỳ hạn ngắn (Ví dụ: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng), và chọn chia nhỏ nhiều tài khoản tiết kiệm để khi cần tiền có thể rút một vài tài khoản, tránh bị mất lãi trên toàn bộ số tiền. Xem thêm: 3 lí do nên chia tiền tiết kiệm ra làm nhiều sổ nhỏ.

Một lựa chọn khác là sử dụng sản phẩm tiết kiệm bảo chứng thấu chi chỉ có tại VPBank Online, cho phép khách hàng vừa gửi tiết kiệm mà vẫn có tiền đểchi tiêu khi cần thiết trong một vài ngày mà vẫn được nhận đầy đủ tiền lãi tiết kiệm.

Gửi tiết kiệm không thời hạn lãi suất bao nhiêu

Việc bắt đầu gửi tiết kiệm sớm ngày càng phổ biến với người Việt trẻ

GỬI TIẾT KIỆM NGAY

2. Cách tính lãi suất tiết kiệm

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng thường được hiểu là lãi suất %/năm. Công thức tính:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày thựcgửi / 365

Ví dụ bạn gửi số tiền 100 triệu với lãi suất 7%/năm cho kỳ hạn 6 tháng từ ngày 1/1/2018 đến 1/7/2018, số tiền lãi nhận được là:

Số tiền lãi = 100.000.000 x 7% x 181 / 365 = 3,371,233

Phương thức trả lãicủa hầu hết sản phẩm tiết kiệmlà trả lãi cuối kỳ, khi tài khoản tiết kiệm đáo hạn. Bên cạnh đó, VPBank cũng cung cấplựa chọntiết kiệm trực tuyến trả lãi trước và tiết kiệm trực tuyến lĩnh lãi định kỳcho khách hàng cần tiền lãiđể đáp ứng nhu cầu chi tiêu sinh hoạt.

3. Ngàyđáo hạn và tất toán sổ tiết kiệm là gì?

Mỗi tài khoản tiết kiệm đều có ngày đáo hạn (hoặc ngày đến hạn) cố định được quy định khi mở tài khoản tiết kiệm. Vào ngày này, bạn có thể thực hiện tất toán (hoặc đóng tài khoản tiết kiệm) để nhận lại toàn bộ cả tiền gốc và lãi được sinh ra.

Ngân hàng thường có một số lựa chọn cách thức tất toán tiết kiệm cho khách hàng:

  • Tự động tái tục gốc và lãi: tại ngày đáo hạn, toàn bộ số tiền gốc và lãi tiết kiệm sẽ được gửi tiếp cho ngân hàng với kỳ hạn và các điều khoảngiống như trước.Lãi suất áp dụng là lãi suất niêm yết của ngân hàng tại thời điểm tái tục. Đây là lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng, vì sẽ không bị bỏ phí một ngày tính lãi nào hết và được hưởng lãi kép.Trong trường hợp cần tiền, khách hàng vẫn có thể đóng tài khoản tiết kiệm đó bất cứ lúc nào sau đó.
  • Tự động tất toán: tại ngày đáo hạn, tài khoản tiết kiệm sẽ đóng lại. Toàn bộ số tiền gốc và lãi phát sinh sẽ được gửi về tài khoản thanh toán của khách hàng.

GỬI TIẾT KIỆM NGAY

4. Rút tiết kiệm trước hạn được không?

Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khi khách hàng chọn phong tỏa tài khoản tiết kiệm để vay tiền..., khách hàng có thể rút toàn bộ số tiền tiết kiệm trước ngày đáo hạn bất cứ lúc nào. Nếu rút trước hạn, toàn bộ số tiền của tài khoản tiết kiệm đó sẽ không được nhận lãi suất tiết kiệm, mà chỉ hưởnglãi suất không kỳ hạn cho khoảng thời gian đã gửi. Lãi suất không kỳ hạn thường dưới 1% (VPBank: 0.5%/năm, Vietcombank 0.1%/năm).

Tại VPBank, nếu khách hàng chỉ cần tiền gấp trong một vài ngày thì đừng tất toán trước hạn khoản tiền gửi mà nên sử dụng thấu chi cầm cố tài khoản tiết kiệm để không bỏ phí số ngày tínhlãi đã tích lũy được.

5. Lưu ý đến sức mạnh của lãi kép

Đa số người gửi tiết kiệm bắt đầu với số tiền nhỏ, và số tiền lãi không nhiều. Tuy nhiên, sức mạnh của việc tiết kiệm nằm ở việc tích lũy lâu dài và thường xuyên. Nhà bác học Albert Einstein từng nói: "Lãi kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Những ai vận dụng được nó sẽ nhận sựgiàu có, còn những ai không hiểu... sẽ phải trả giá cho nó". Lãi kép (còn gọi là lãi suất kép) được hiểu đơn giản là khi gửi tiết kiệm hoặc đầu tư nhận được lãi về, bạn liên tục dồn lại vốn và lãi đã sinh ra vào một chu kỳ tiết kiệm / đầu tư mới để toàn bộ số tiền sẽ sinhlãi cao hơn ở chu kỳ sau.

Tham khảo thêm bài viết: Sức mạnh vô biên của lãi kép và lí do nên bắt đầu tiết kiệm ngay

6. Nên chọn gửi tiết kiệm trực tuyến

Trong quá khứ, mỗi khi cần gửi tiết kiệm, rút tiết kiệm thì khách hàng cần phải thu xếp tới các văn phòng giao dịch ngân hàng trong giờ hành chính, rất bất tiện với những người bận rộn.

Hiện nay, nhiều ngân hàng, đặc biệt là VPBank đã phát triển đa dạng các hình thức tiết kiệm trực tuyến trên ngân hàng điện tử. Chỉ mất khoảng 1 phút, khách hàng có thể gửi tiết kiệm, cũng như rút tiền thông qua tài khoản ngân hàng điện tử, kể cả ngoài giờ hành chính và trong ngày nghỉ. Ngoài ưu điểm thuận tiện, tiết kiệm trực tuyến được đánh giá là an toàn hơn so với việc gửi tiết kiệm truyền thống tại chi nhánh do thao tác gửi tiền hoàn toàn do khách hàng thực hiện và hệ thống tự động xử lývới nhiều lớp xác thực, tránh sự can thiệp củanhân viên ngân hàng. Bên cạnh đó, gửi tiết kiệm trực tuyến mang lại nhiều tiện ích như:

  • Có xác nhận gửi tiền qua email, SMS và danh mục tài khoản trên internet banking không thể bị giả mạo
  • Khách hàng có thể kiểm tra số dư và lãi trên Internet banking mọi lúc mọi nơi
  • Rút tiết kiệm phải có mã xác thực (OTP) chỉ riêng khách hàng có
  • Không cần giữsổ tiết kiệm vật lý
  • Có thể cầm cố để nhận khoản vayonline, không cần hồ sơ giấy tờ, giải ngân trong 1 phút
  • Có thể lấy xác nhận số dư của ngân hàng bất cứ lúc nào để làm hồ sơ xin visa du lịch, vay tiền ...

Để gửi tiết kiệm trực tuyến tại VPBank, khách hàng chỉ cần có tài khoản ngân hàng điện tử VPBank Online và truy cập:

  • Website ngân hàng điện tửhttp://online.vpbank.com.vntrênmáy tính hoặc điện thoại di động
  • hoặcứng dụng di động VPBank Online

Gửi tiết kiệm không thời hạn lãi suất bao nhiêu

Khách hàng đăng nhập VPBank Online từ bất cứ nơi đâu để gửi tiết kiệm trực tuyến