Hack cơ là gì

Hacker là gì? Hacker (còn được gọi là tin tặc) là người hiểu rõ hoạt động của hệ thống máy tính, mạng máy tính, có thể viết hay chỉnh sửa phần mềm, phần cứng máy tính để làm thay đổi, chỉnh sửa nó với nhiều mục đích tốt xấu khác nhau. Công việc của hacker bao gồm lập trình, quản trị và bảo mật. Chính vì họ là những chuyên gia nên họ rất am hiểu về cách thức hoạt động của hệ thống máy tính là như thế nào. Vậy nên nếu bạn không cẩn thận thì khả năng bạn bị hacker tấn công là rất cao. Tùy theo nhận thức của bản thân mà họ sử dụng công việc đó vào mục đích tốt hay xấu.

Truy tìm chân dung của một Hacker là gì?

1. Nguyên nhân của các vụ hack

  • Gần như 100% các vụ hack đều xuất phát từ mục đích không tốt.
  • Lấy quyền truy cập hệ thống máy tính.
  • Ăn cắp thông tin (ví dụ như các tài liệu công ty, công thức sáng chế).
  • Thu thập thông tin cá nhân người dùng.
  • Ăn cắp thông tin tài khoản ngân hàng, chiếm đoạt tài sản.
  • Làm gián đoạn hoạt động của một công ty, tổ chức.
  • Sử dụng tài nguyên hệ thống người dùng (virus đào bitcoin).
Hack cơ là gì
hacker la gi

2. Tổng hợp các kiểu tấn công mạng phổ biến hiện nay

Hệ thống máy tính sử dụng nhiều thành phần khác nhau. Từ phần cứng tới hệ điều hành, các phần mềm chạy trên hệ điều hành tới hệ thống mạng. Hacker có thể tấn công một trong các thành phần của hệ thống này khi nó có lỗ hổng có thể khai thác. Phân loại hack:

– Tấn công vật lý

Trường hợp này hacker có thể tiếp xúc với máy tính của bạn và thực hiện một số phá hoại.

  • Cắt điện.
  • Phá hủy phần cứng.
  • Lấy cắp ổ cứng lưu giữ liệu.
  • Lắp đặt thêm thiết bị theo dõi máy tính.
  • Giám sát truy cập mạng.

– Tấn công giao tiếp

  • Tấn công phiên.
  • Giả mạo nhận dạng.
  • Thay đổi tin nhắn.

– Tấn công từ chối dịch vụ (DoS hay DDoS)

Tấn công nhằm phá vỡ hoạt động bình thường của dịch vụ. Có hai loại tấn công:

  • Khai thác các điểm yếu của giao thức TCP/IP.
  • Khai thác lỗ hổng phần mềm trên máy chủ.

– Tấn công xâm nhập

  • Port scanning.
  • Nâng cao quyền phần mềm: tấn công này khai thác lỗ hổng trong phần mềm được cài đặt. Nó gửi yêu cầu không được cài đặt, tạo ra hành vi bất thường, đôi khi dẫn đến quyền truy cập hệ thống bằng quyền ứng dụng. Tấn công bằng lỗi tràn bộ nhớ đệm sử dụng cách này.
  • Tấn công bằng virus, worm, trojan.

– Kỹ thuật xã hội

Hacker lừa người dùng bằng một website giống hệt website mà người dùng sử dụng. Khi người dùng cung cấp thông tin, những thông tin này bị hack. Lừa người dùng bằng cách giả mạo một tệp độc hại với tiêu đề hấp dẫn cũng sử dụng phương thức này.

– Trapdoors

Đây là những cửa sau (backdoors) ẩn trong một phần mềm cho phép người thiết kế ra nó truy cập trong tương lại.

Những phương thức hack ở trên có thể được khắc phục nhanh chóng, nhưng nó sẽ để lại hậu quả cho bạn. Để tăng mức bảo mật cho máy tính bạn nên sử dụng tường lửa, Windows Defender và các phần mềm diệt virus.

3. Phân loại hacker dựa theo lĩnh vực

Hacker là lập trình viên giỏi – Hacker là gì

Trên phương diện tích cực, người hacker lập trình giỏi là người hiểu biết rất sâu về các ngôn ngữ lập trình và có khả năng lập trình rất nhanh và hiệu quả. Những người hacker thuộc phân loại này là những chuyên gia được đánh giá cao và có khả năng phát triển chương trình mà không cần đến các quy trình truyền thống hoặc trong các tình huống mà việc sử dụng các quy trình này không cho phép.

Thực tế là có những dự án phát triển phần mềm đặc thù rất cần đến sự tự do sáng tạo của hacker, đi ngược những quy trình thông thường. Tuy vậy, mặt trái của sự tự do sáng tạo này là yếu tố khả năng bảo trì lâu dài, văn bản lập trình và sự hoàn tất. Với tính cách luôn ưa thích “thách thức và thử thách”, người hacker tài năng thường cảm thấy buồn chán khi họ đã giải quyết được tất cả những vấn đề khó khăn nhất của dự án, và không còn hứng thú hoàn tất những phần chi tiết. Thái độ này sẽ là rào cản trong môi trường cộng tác, gây khó khăn cho những lập trình viên khác trong vấn đề hoàn tất dự án.

Trong một số trường hợp, nếu người hacker không mô tả bằng văn bản kỹ lưỡng các đoạn mã lập trình, sẽ gây khó khăn cho công ty tìm người thay thế nếu người này rời vị trí.

Hacker là chuyên gia mạng và hệ thống – Hacker là gì

Về lĩnh vực mạng và hệ thống, hacker là người có kiến thức chuyên sâu về các giao thức và hệ thống mạng. Có khả năng hoàn thiện và tối ưu hóa hệ thống mạng. Mặt tối của những hacker này là khả năng tìm ra điểm yếu mạng và lợi dụng những điểm yếu này để đột nhập vào hệ thống mạng. Đa số những hacker mũ đen hiện nay có kiến thức sơ đẳng về mạng và sử dụng những công cụ sẵn có để đột nhập, họ thường được gọi là “script kiddies”.

Hack cơ là gì
hacker la gi

Hacker là chuyên gia phần cứng – Hacker là gì

Một loại hacker khác là những người yêu thích và có kiến thức sâu về phần cứng, họ có khả năng sửa đổi một hệ thống phần cứng để tạo ra những hệ thống có chức năng đặc biệt hơn, hoặc mở rộng các chức năng được thiết kế ban đầu. Các ví dụ về hacker ở phân loại này bao gồm:

  • Sửa đổi phần cứng máy tính để tối ưu hóa và tăng tốc hệ thống.
  • Sửa đổi hệ thống game Xbox để chạy hệ điều hành Linux.
  • Sửa đổi hệ thống iPhone để sử dụng hệ thống mạng khác ngoài AT&T.
  • Phá mã máy iPhone để sử dụng các phần mềm lậu của hãng thứ 3.

Các kiểu thường gặp của hacker là gì?

1. Script Kiddie – Hacker là gì

Script Kiddie được dùng để chỉ những người không có trình độ chuyên môn nhưng biết cách sử dụng những đoạn mã có sẵn của người khác đã tạo ra hoặc dùng phần mềm khai thác đã có sẵn để hack.

Hiểu theo nghĩa đen, Script Kiddie là những người trẻ trâu. Những người này độ hiểu biết về bảo mật, hệ thống mạng, máy tính chưa sâu nhưng lại rất thích “nổ” (đánh bóng tôn tuổi) của mình cao hơn so với người khác, để hạ bệ người khác. Bạn có thể thấy loại hacker Script Kiddie này trên các mạng xã hội.

2. Hacker mũ trắng – Hacker là gì

White hat hay Hacker mũ trắng còn được gọi là Hacker có đạo đức. Hacker mũ trắng là những người tốt, họ thường xâm nhập vào một hệ thống hoặc phần mềm, ứng dụng, website để pentest. Những công ty, doanh nghiệp rất cần Hacker mũ trắng, bởi họ tìm ra những lỗ hổng, những nguy cơ tấn công, họ giúp tài nguyên của các tổ chức được bảo mật. White hat hầu hết đều có bằng đại học về CNTT hoặc an toàn thông tin, khoa học máy tính, đặc biệt họ có những chứng chỉ IT quan trọng. Đặc biệt hơn, họ đường thưởng tiền rất nhiều (tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của lỗ hổng).

3. Hacker mũ đen – Hacker là gì

Hacker mũ đen hay còn được gọi là những Crackers (những kẻ bẻ khóa). Hacker mũ đen thường truy cập trái phép vào các hệ thống như website, mạng nội bộ, các thiết bị, ứng dụng.. để có thể làm bất kỳ những gì họ muốn khi đã xâm nhập thành công. Ngoài ra, tin tặc có thể crack game để bẻ khóa bản quyền, hỗ trợ miễn phí cho người chơi. Hacker mũ đen luôn làm những việc bất hợp phát với mục đích xấu như nghe lén, ăn trộm đánh cắp thông tin dữ liệu; tống tiền; gây hại cho các ngân hàng, doanh nghiệp, nhà nước. White hat luôn là những kẻ làm nguy hiểm tới cộng đồng và có số lượng nhiều đáng kể.

4. Hacker mũ xám – Hacker là gì

Như một người đứng giữa, Gray hat Hacker có thể vừa là Hacker mũ đen, vừa là hacker mũ trắng. Hacker mũ xám sẽ không ăn cắp thông tin dữ liệu cá nhân hoặc của một tổ chức nào đó, mục đích của họ có thể chỉ để cho vui. Nhưng đôi khi, họ có thể trở thành tội phạm từ những việc làm trái pháp luật. Điểm đặc biệt là gray hat hacker không cần xin phép để truy cập vào hệ thống như hacker mũ trắng, có thể là họ đang tò mò hoặc chỉ muốn học hỏi thêm những kỹ năng mới trong việc Hacking.

Hack cơ là gì

5. Hacker mũ xanh – Hacker là gì

Những đoạn mã màu xanh như thác đổ

Hacker mũ xanh thường là những người đi tìm lỗi, lỗ hổng bảo mật hoặc nguy cơ tấn công trước khi sản phẩm công nghệ được ra mắt. Nếu green hat hacker phát hiện có lỗ hổng, họ sẽ cố gắng vá nó lại. Trong các sự kiện hội thảo lớn về bảo mật, an ninh mạng, bạn thường thấy Hacker mũ xanh xuất hiện.

6. Hacker mũ đỏ – Hacker là gì

Hacker mũ đỏ là những người tuyệt vời trong thế giới Hack. Giống như những hacker mũ trắng, họ sẽ tìm cách ngăn chặn hacker mũ đen. Thay vì báo cáo hacker nguy hiểm, họ sẽ tắt máy tính đi bằng cách tải lên một tệp/ file virus, sau đó truy cập vào máy tính của mình để  tiêu diệt mã độc từ bên trong.

7. Tân binh – Hacker là gì

Neophyte hay còn gọi là tân binh (lính mới, newbie) là những người mới bắt đầu tìm hiểu về hacking. Tân binh thường không có kiến thức hay kỹ năng, kinh nghiệm nhiều về bảo mật.

Làm cách nào để không bị hack?– Hacker là gì

Không cái gì là không thể hack, cách tốt nhất để không bị hack là đừng làm gì cả, nghe có vẻ vô lý nhưng sự thật là như vậy,  bạn chỉ có thể hạn chế sao cho khả năng bị hack giảm tới mức tối thiểu mà thôi. Nếu bạn chỉ là người sử dụng, thuthuattienich.vn sẽ hướng dẫn bạn một số cách dưới đây để hạn chế bị hack.

Cách 1: Luôn cập nhật phần mềm – Hacker là gì

Việc cập nhật phần mềm rất quan trọng mà người dùng thường hay bỏ qua vì cho rằng không cần thiết. Cập nhật ngoài việc bổ xung thêm các tính năng mới thì nhà phát hành thường vá các lỗ hổng của phần mềm để tránh bị các hacker xâm nhập thông qua các lỗ hổng đó.

Cách 2: Không sử dụng phần mềm không rõ nguồn gốc

Các phần mềm bạn download trên mạng (không phải tại website nhà phát hành) tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bị gắn keylog, troijan… các keylog, troijan… thông qua quá trình người dùng sử dụng phần mềm sẽ xâm nhập vào máy tính của bạn mở đường cho sự tấn công của các hacker.

Tại Việt Nam rất nhiều người dùng sử dụng hệ điều hành Windows (WinXP, Win 7, Win 8…) và Microsoft Office (Word, Exel…) phiên bản lậu mà không hề biết, thậm chí còn tưởng đó là những phần mềm “mặc định miễn phí” nữa cơ, nếu bạn đang sử dụng các phần mềm “lậu” này thì nhanh chóng mua phần mềm bản quyền về cài đặt đi nhé.

Hack cơ là gì
hacker la gi

Cách 3: Không truy cập vào các website không lành mạnh

Các website sex, bạo lực… là môi trường tuyệt vời của các hacker, thông qua các website đó hacker có thể dễ dàng xâm nhập vào máy tính của bạn bằng nhiều cách khác nhau.

Cách 4: Cài đặt phần mềm bảo mật chống hacker là gì

Việc cài đặt phần mềm bảo mật đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ máy tính của bạn, không những giúp máy tính của bạn ngăn ngừa được virus, troijan… mà còn tránh được sự xâm nhập không mong muốn từ các hacker

Các tìm kiếm liên quan

  • hacker là gì có mấy loại
  • hacker là gì trên facebook
  • hoc lam hacker
  • hacker mũ đen
  • hacker mũ trắng
  • học làm hacker cơ bản
  • hacker mũ đỏ
  • hacker việt nam

Nội dung liên quan: