Hải Phòng đi Cửa Ông bao nhiêu km

Vài năm gần đây khách du lịch và Phật tử ở Hà Nội kéo đi lễ chùa Ba Vàng đông thật. Những người đã từng đi du lịch Vân Đồn, du lịch Hạ Long, du lịch Quan Lạn, du lịch Cô Tô... thì có lẽ đã biết chùa Ba Vàng ở đâu, bởi phần đa các tour đi chùa Ba Vàng đều kết hợp đi Hạ Long, Yên Tử, đền Cửa Ông...

Tuy nhiên cũng có rất nhiều người dân lần đầu đi lễ chùa Đồng - Yên Tử, Ba Vàng nên còn chưa rõ đường đi thế nào, khoảng cách Hà Nội đến Vân Đồn bao nhiêu km?

Thực ra, từ Hà Nội đi chùa Ba Vàng cũng không xa lắm. Quãng đường di chuyển như sau:

Từ Hà Nội đi theo mọi ngả đường để lên QL 18A (có thể đi cầu Thăng Long lên sân bay Nội Bài hoặc đi cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy - Thanh Trì lên QL 1A rồi rẽ vào đường QL 18A tại Bắc Ninh)

Từ Bắc Ninh chạy theo QL 18A đến Sao Đỏ - Chí Linh (Hải Dương) thì rẽ lên hướng Đông Triều - Uông Bí (vẫn theo QL 18A).

Tại điểm cách Uông Bí khoảng 10km (có biển chỉ dẫn), nếu rẽ trái là vào di tích Yên Tử - chùa Đồng (xem thêm bài viết hướng dẫn từ Hà Nội đi Yên Tử), đi thẳng thì vào TP Uông Bí và đi tiếp theo QL 18A thì lên TP Hạ Long và vịnh Hạ Long.

Từ Hạ Long, đi thêm 20km nữa là đến TP Cẩm Phả (thành phố công nghiệp khai thác than hầm lò). Tại đây có đền Cửa Ông và rẽ phải là vào Vân Đồn (huyện đảo, con đường ra cảng Cái Rồng để đi Cô Tô và Quan Lạn).

Quãng đường và khoảng cách cụ thể như sau:

1.Hà Nội - Sao Đỏ - Uông Bí: 120km (chùa Ba Vàng nằm sau TP Uông Bí, xa hơn lối rẽ vào Yên Tử một chút)

2. Hà Nội - Sao Đỏ - Uông Bí - Hạ Long: 180km (xem thêm: Hà Nội đi Hạ Long)

3. Hà Nội - Sao Đỏ - Uông Bí - Hạ Long - Vân Đồn: 220km

Từ Hà Nội để đi Hạ Long, Cửa Ông và Ba Vàng (Vân Đồn) bạn có thể đi xe máy hoặc xe bus đều được vì khoảng cách gần, đường rất ngon.

Giá vé xe khách tuyến Hà Nội - Cửa Ông là 120.000 đồng, tuyến Hà Nội - Hạ Long thì chỉ 100.000 đồng. Đây là toàn bộ thông tin về xe khách Hạ Long cực đầy đủ (có xe đi lên tận Móng Cái hoặc chỉ đến Cẩm Phả - Cửa Ông.

Nếu chỉ đi chùa Ba Vàng và Yên Tử thì giá vé xe khoảng 80K, sau đó thuê xe ôm hoặc bắt taxi vào. Nếu bạn đi thẳng tới chùa Ba Vàng thì dặn lái xe cho xuống TP Uông Bí sau đó thuê xe ôm vào chùa Ba Vàng.

Chùa Ba Vàng có chính điện rộng tới 3.500m2 thuộc phường Quang Trung, TP Uông Bí (nằm cách TP Hạ Long 40km, tức là nếu đi từ Hải Dương lên thì qua Uông Bí khoảng 40km nữa mới đến Hạ Long).

Trên thực tế chỉ qua Sao Đỏ - Chí Linh một chút là đến Uông Bí. Nếu bạn đi lễ chùa Yên Tử thì nên tranh thủ đến chùa Ba Vàng vì hai nơi nằm cách nhau không xa lắm.

Bạn cần nhớ là ở tỉnh Quảng Ninh có hai đền có liên quan đến chữ "ông" là đền Đức Ông nằm ở chân núi Bài Thơ - Hạ Long và đền Cửa Ông nằm ở phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả. Đền nằm trên một quả đồi nhìn xuống vịnh Bái Tử Long và ở gần ngã ba lối rẽ đi huyện đảo Vân Đồn.

Nếu bạn chỉ đi chùa Ba Vàng và chùa Yên Tử thì khoảng cách đường từ Hà Nội đến đây chỉ có 120km.

Nếu bạn đã từng đến thăm đền Cửa Ông, thì chắc hẳn bạn đã biết đây là khu di tích với tuổi đời lịch sử hơn 700 năm cùng lối kiến ​​trúc độc đáo và cổ kính. Ngoài ra, đền Cửa Ông còn là một không gian sinh hoạt cộng đồng cực tâm linh được người dân địa phương vô cùng ưa thích.

Hãy cùng chúng tôi khám phá khoảng cách từ hà nội đến ngôi đền này và cách di chuyển, những điểm độc đáo nhất tại ngôi đền này trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục

Cửa Ông ở đâu

Đền Cửa Ông thuộc Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Ngôi đền có phong cảnh tuyệt đẹp khi nằm trên đỉnh đồi có hướng nhìn ra vịnh Bái Tử Long và cách vịnh khoảng 100m.

Hải Phòng đi Cửa Ông bao nhiêu km

Đền Cửa Ông được thiết kế giống như bao ngôi đền khác bao gồm: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Đền Hạ và đền Trung đã bị hư hỏng do ảnh hưởng của bom Mỹ. Ngày nay, mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu nhưng đền vẫn giữ nguyên được nét đẹp cổ kính. Hai bên đền được bao bọc bởi hai ngọn đồi là Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ. Phía sau chùa là những dãy núi chạy qua Cẩm Phả và Mông Dương. Phía trước là đền Thượng – cổng tam quan, phía sau là lăng Trần Quốc Tảng, bên phải là chùa, bên trái là nơi du khách thập phương nghỉ chân và chiêm bái.

Đây cũng là nơi thờ cúng con trai thứ ba của Trần Hưng Đạo là Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng.

  • Địa chỉ: Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh 200000
  • Tỉnh: Quảng Ninh
  • Công trạng: Trấn giữ Hải Ninh – An Bang

Nên ghé thăm đền Cửa ông vào thời gian nào trong năm?

Du khách nên ghé thăm đền Cửa Ông trong khoảng thời gian từ tháng giêng – tháng 3 âm lịch, khi thời tiết vẫn còn mát mẻ, dễ chịu và ít mưa. Đặc biệt vào thời điểm này sẽ diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc như: Lễ hội đền Cửa Ông, lễ cầu siêu, hay hội rước Đức Ông hồi cung an vị…

Hải Phòng đi Cửa Ông bao nhiêu km

Ngoài ra, bạn cũng có thể đến đây vào tất cả các ngày lễ, tết. Suốt đêm giao thừa đền đều mở cửa đón người dân địa phương, du khách trong và ngoài nước đến lễ Phật và cầu bình an may mắn.

Nếu bạn là người thích sự náo nhiệt thì nên đi trong các dịp lễ hội. Còn nếu bạn là người thích tận hưởng trông gian yên tĩnh thì hãy đến đây vào các ngày trong tuần nhé!

Đền Cửa Ông cách Thủ đô Hà Nội bao nhiêu km?

Đền Cửa Ông cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 207km về phía Đông Bắc. Điều đó có nghĩa bạn sẽ phải mất khoảng 3 đến 4 tiếng[2 giờ 52 phút (207 km)] để di chuyển tùy vào phương tiện mà bạn chọn nếu xuất phát từ Hà Nội.

Cách di chuyển từ Hà Nội đến Đền Cửa Ông

Hải Phòng đi Cửa Ông bao nhiêu km

Phương tiện di chuyển

Để đến đền Cửa Ông từ Hà Nội bạn có thể lựa chọn 1 trong những loại phương tiện sau: xe khách hoặc phương tiện riêng như ô tô hay xe máy.

Cách di chuyển đến Đền Cửa Ông

Nếu bạn di chuyển từ Thủ đô Hà Nội, bạn sẽ có hai lựa chọn:

  • Xe khách: Bạn có thể đi tuyến Hà Nội – Cẩm Phả bằng xe khách với giá vé chỉ 80.000 – 300.000 đồng/ người/ lượt. Sau khi đến Cẩm Phả, chúng ta tiếp tục thuê xe máy hoặc taxi để đến Đền Cửa Ông.
  • Ô tô hoặc xe máy cá nhân: Từ trung tâm Thủ đô đi theo đường Nguyễn Khoái, qua Quốc lộ 1A tại Lĩnh Nam, đến Quốc lộ 5B/ cao tốc 04 rồi sau đó đi theo Quốc lộ 10 và Quốc lộ 18. Tới đường Lý Thường Kiệt, thành phố Cẩm Phả bạn chỉ cần đi thẳng là đến đền.

Các điểm du lịch ở Đền bạn nên ghé qua

Hải Phòng đi Cửa Ông bao nhiêu km

Đền Cửa Ông

Như đã nói bên trên, đền Cửa Ông gồm có đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Mỗi đền sẽ thờ nhiều vị thần khác nhau. Nếu đã đến đây thì du khách nên đi hết 3 đền này để cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp và sự linh thiêng của đền Cửa Ông.

Tượng đài Trần Quốc Tảng

Hải Phòng đi Cửa Ông bao nhiêu km

Trước đây, bức tượng cũ của Trần Quốc Tảng được đặt trước cổng đền. Tượng được đúc bằng đồng có chiều cao 10 mét và nặng hơn 40 tấn. Sau 2 lần di dời và trùng tu, đến năm 2018, tượng đài Trần Quốc Tảng đã chính thức được sơn toạ trên dãy núi phía Nam cách Đền Thượng 150km, hướng nhìn ra vịnh Bái Tử Long.

Tín ngưỡng Thờ Mẫu

Đền Hạ của Đền Cửa Ông thực chất là một loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngoài việc thờ Trung Thiên Long Mẫu là thủy thần thì họ còn thờ Vân Hương Thánh Mẫu, Mẫu Thoải và các Mẫu Thượng Thiên,… cùng các ông như ông Hoàng Bảy, Hoàng Mười, Hoàng Bơ. Nếu muốn đi hết tất cả đền thì có thể sẽ mất cả 1 ngày của bạn đó.

Đền cửa ông cầu gì?

Ngôi đền linh thiêng 700 năm tổi này thường du khách đến cầu tài cầu lộc, cầu may mắn và cầu bình an cho gia đình và bạn bè. Cầu xin với các vị thần đã trấn giữ bình yên cho nơi đây những điều tốt đẹp nhất. Đặc biệt trước các khoá thi cử, các gia đình sẽ thường đến đây để cầu các vị quan cho con em mình gặp may mắn đỗ đạt, thành tài.

Những lưu ý khi đến thăm đền Cửa Ông

Chuẩn bị đồ lễ như thế nào?

Khi đến đền Cửa Ông dâng hương, du khách phải chuẩn bị lễ chay, lễ mặn và lễ đồ sống, vì nơi đây bao gồm cả khu đền, chùa. Với nghi lễ ăn chay, bạn có thể chọn bánh kẹo, hoa quả, hương, hoa hoặc vàng mã. Còn đối với lễ mặn bạn sẽ phải dâng tại ban Công Đồng bao gồm thịt lợn, thịt gà, giò,… tất cả đều phải được nấu chín và sắp xếp cẩn thận.

Hải Phòng đi Cửa Ông bao nhiêu km

Cuối cùng là lễ đồ sống, du khách sẽ phải chuẩn bị gạo, muối, trứng sống và cả vàng mã. Đền Cửa Ông hàng ngày đón lượng khách rất lớn nên bạn cần phải hạn chế đốt vàng mã để tránh gây ảnh hưởng đến những người khác. Đặc biệt chúng ta đi lễ dựa vào lòng thành kính của mình, vì vậy du khách không cần dâng lễ quá nhiều và cầu kì để tránh gây lãng phí.

Lưu ý khi đi lễ, du khách không nên đặt thêm tiền lẻ gây mất mỹ quan mà nên bỏ tiền vào hòm công đức để ủng hộ đền chùa.

Những lưu ý khi dâng lễ nơi đây

Khi đến tham quan đền Cửa Ông, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Vì đây là nơi trang nghiêm và chốn linh thiêng nên du khách cần ăn mặc lịch sự, trang nghiêm, kín đáo, không nên mặc những đồ ngắn, hở hang hay có màu sắc loè loẹt.
  • Du khách cần lưu ý không xả rác bừa bãi vào cảnh quan hoặc chạm vào các đồ vật tại đây để tránh gây tổn hại cho di tích.
  • Du khách đi lại phải thận trọng, không được nói to, chửi thề gây lộn xộn, ảnh hưởng đến người khác và không gian yên tĩnh trong đền.
  • Do nơi đây có lượng khách du lịch lớn mỗi ngày, đặc biệt là trong các dịp lễ tết nên bạn cần cẩn thận để bảo vệ tài sản cá nhân và người thân của mình.
  • Du khách không cần phải trả phí vào cửa khi vào đền Cửa Ông.
  • Tránh mua hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ tại các quầy hàng rong, không nên tin vào những lời mê tín dị đoan tại khu du lịch.

⇒ Tìm hiểu thêm: Chùa bái đính cách hà nội bao nhiêu km?

Trên đây là những thông tin cần biết về đền Cửa Ông qua khoảng cách từ hà nội, cách di chuyển, kinh nghiệm và nhiều thông tin hữu ích. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không xách ba lô lên ngay để đến thăm thành phố Cẩm Phả nơi có ngôi đền Cửa Ông linh thiêng, uy nghiêm và tráng lệ. Du khách chắc chắn sẽ không phải thất vọng khi được tận mắt trải nghiệm giá trị lịch sử cũng như thưởng ngoạn vẻ đẹp của nơi đây. Chúng tôi mong rằng bạn đã có thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm hữu ích để chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới của mình.