Hệ số lu nèn base k 98 là bao nhiêu

Tầng mặt áo đường mềm cấp cao có thể có nhiều lớp gồm lớp tạo nhám, tạo phẳng hoặc lớp bảo vệ, lớp hao mòn ở trên cùng. Bao gồm:

  • Lớp tạo nhám dày 3cm (không tính vào chiều dày chịu lực)
  • Bê tông nhựa chặt AC12.5, AC19
  • Bê tông nhựa rỗng

Tầng móng cũng thường gồm lớp móng trên và lớp móng dưới (các lớp này cũng có thể kiêm chức năng lớp thoát nước). Bao gồm:

  • Lớp cấp phối đá dăm loại I – Base
  • Lớp cấp phối đá dăm loại II – Subbase
  • Lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng - CTB

Lớp đáy móng bao gồm:

  • Lớp đất đắp nền đường K98
  • Lớp đất đắp nền đường K95 CBR (nếu có)

Nền đường bao gồm:

  • Đất đắp nền đường K95 - Xem thêm Hướng dẫn phân lớp đất đắp nền đường K95

Chiều dày phân lớp của kết cấu áo đường xác định như thế nào?

Chiều dày phân lớp của các lớp trong kết cấu áo đường thường cố định tuân thủ tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu của từng lớp kết cấu

Tầng mặt: Tuân thủ theo chiều dày thiết kế của từng loại kết cấu:

  • Bê tông tạo nhám 3cm, AC12.5, AC19, Bê tông nhựa rỗng chiều dày lấy theo thiết kế.

Tầng móng – tuân thủ quy định trong tiêu chuẩn TCVN 8859:2011 - lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô:

  • Chiều dày mỗi lớp sau khi lu lèn không được lớn hơn 15cm. Trong trương hợp đặc biệt có sử dụng lu hiện đại và sơ đồ lu đặc biệt thì không được vượt quá 18cm – Điều 7.2.3 TCVN 8859:2011
  • Với các tuyến đường nâng cấp cải tạo cần thi công lớp bù vênh thì chiều dày tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 3 lần cỡ hạt lớn nhất danh định Dmax – Điều 7.1.2 TCVN 8859:2011

+ Cấp phối loại Dmax=37.5 mm thích hợp làm lớp móng dưới – Subbase

+ Cấp phối loại Dmax=25 mm thích hợp làm lớp móng trên –Base

+ Cấp phối loại Dmax=19 mm thích hợp làm lớp bù vênh, tạo phẳng.

Lớp đáy móng – K98, K95CBR:

  • Chiều dày được xác định qua lộ trình: Biện pháp thi công thử được chấp thuận -> Báo cáo thi công thử được chấp thuận -> Biện pháp thi công đại trà được chấp thuận.
  • Chiều dày không được lớn hơn chiều dày của đất đắp nền đường K95

Qúy Nhà thầu muốn thuê làm hồ sơ phân lớp nền đường trọn gói, hãy liên hệ cho chúng tôi Tại đây

Chiều dày các lớp kết cấu áo đường ổn định giữa các trắc ngang nên bạn có thể phân lớp từ dưới lên hoặc từ trên xuống đều phù hợp.

Thực hành phân lớp kết cấu áo đường bằng 3 bước - Lisp Cad

Phân lớp kết cấu áo đường bạn sử dụng Lisp cad HTTKD sẽ rất nhanh với 3 bước thực hành

Bước 1: Tạo được đường phân lớp mẫu của tất cả các lớp trong kết cấu áo đường trên trắc ngang điển hình

  • Nhập lệnh Polyline (PL) -> Enter -> chọn các đỉnh của đường phân lớp mẫu của kết cấu áo đường: Từ K95CBR (nếu có) -> K98 -> Subbase -> Base -> AC19....
  • Lưu ý: Phải vẽ toàn bộ đường phân lớp mẫu của các lớp kết cấu trên 1 trắc ngang điển hình.

Bước 2: Copy nhanh đường phân lớp mẫu đó sang các trắc ngang còn lại bằng lệnh CTPL

  • Nhập lệnh CTPL -> Enter -> Chọn các layer cần copy - chọn toàn bộ các Polyline mẫu đã vẽ trên trắc ngang điển hình (trừ Polyline đáy kết cấu áo đường) -> Enter -> chọn đường tham chiếu - chọn polyline sát tim đường -> Enter -> Nhập số 1 -> Enter -> Quét chọn toàn bộ trắc ngang để copy.

Bạn cần kiểm tra lại các trắc ngang sau khi đã copy xong. Bước 1 + Bước 2 nhằm mục đích tạo được các đường phân lớp mẫu của tất cả các lớp kết cấu trên toàn bộ trắc ngang. Bạn cần rà soát thật kỹ và hoàn thiện đường phân lớp mẫu để tránh sai sót.

Dự án đầu tư xây dựng khu hạ tầng kỹ thuật A tại Hà nội do Tập đoàn A làm chủ đầu tư, đang trong quá trình triển khai, trong đó có hạng mục San lấp mặt bằng vật liệu đất đắp với độ chặt yêu cầu 0.9

Theo định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng (ban hành kèm theo công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng) có quy định về hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp K90 là 1,1. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy trình thi công và nghiệm thu quy định về hệ số chuyển thể tích từ đất nguyên thổ sang đất rời - Hệ số tơi xốp của đất tại Phụ lục 3, tuỳ từng loại đất có giá trị trong khoảng 1,14 - 1,32. Như vậy hệ số chuyển đổi từ trạng thái đất rời sang đất đầm chặt K90 phải bằng 1,1 x (1,14 - 1,32).

Qua tham khảo Công văn của Bộ Giao thông Vận tải về việc áp dụng hệ số chuyển đổi từ đất rời được vận chuyển đến chân hiện trường xây lắp sang đất đắp nền đường đã được lu lèn K95, K98 cho một Dự án B đang thực hiện trong đó có nội dung: "đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, thống nhất để Bộ GTVT ban hành cho áp dụng hệ số chuyển đổi từ đất rời được vận chuyển đến chân công trình: xây lắp sang đất đắp nền đường đã được lu lèn K95, K98 với hệ số là K 1,37 cho dự án ".

Xét thấy về địa điểm xây dựng và tính chất đất đắp của Dự án B đã được áp dụng với hạng mục San lấp mặt bằng Trường A có đặc điểm tương đồng. Để phục vụ cho việc lập, quản lý và điều chỉnh dự toán công trình, Trường A dự kiến tạm thời áp dụng hệ số chuyển đổi này là 1,35 = 1,1x1,23 (lm3 đầm chặt K90 cần 1,35m3 đất rời). Hệ số chính thức phục vụ cho việc thanh quyết toán của công trình sẽ được Chủ đầu tư cùng các tổ chức Tư vấn xác định cụ thể trong quá trình thi công. Chủ đầu tư A xin hỏi việc tạm thời áp dụng như vậy có được không và xin ý kiến hướng dẫn của Viện Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng.

Rất mong nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của Quý Viện để tạo điều kiện cho việc triển khai dự án được thuận lợi.

Xin trân trọng cảm ơn,

Trả lời: Tình huống trong khóa học tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình

Ngày 16-8-2007 Bộ xây dựng có văn bản số 1776/BXD-VP về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng. Theo hướng dẫn của văn bản này thì hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp hệ số đầm nén K = 0,9 là 1,1 . Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4447:1987 Công tác đất - quy trình thi công và nghiệm thu quy định về hệ số chuyển thể tích từ đất nguyên thổ sang đất rời, tuỳ từng loại đất thì hệ số tơi xốp của đất có giá trị từ 1,14 - 1,32. Như vậy hệ số chuyển đổi từ đất rời sang đất đắp nằm trong khoảng từ 1,1 x 1,4 đến 1,1 x 1,32 tuỳ từng loại đất.

Trong quá trình thực hiện dự án, việc vận dụng hệ số chuyển đổi từ đất rời, tơi xốp sang đất đắp của các công trình tương tự để lập dự toán là phù hợp với quy định tại Nghị định số 112/2009/ND-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Việc thanh toán khối lượng hoàn thành sẽ căn cứ vào thí nghiệm thực tế tại hiện trường để xác định hệ số chuyển đổi từ đất rời, tơi xốp sang đất đắp.