Headsprout là gì

Chủ đề được đề nghị chia sẻ nhiều nhất trong Contuhoc Offline#1 là “Tài liệu, trình tự và phương pháp cho con tầm 4-7 tuổi học tiếng Anh tại nhà từ đầu”. Các khách mời của ConTuHoc Offline#1 và nhiều phụ huynh khác đã từng viết nhiều bài chia sẻ về chủ đề này, nên ConTuHoc.com tổng hợp sẵn những nội dung mà các bạn nên đọc trước, nhằm dành thời gian trong buổi gặp mặt thảo luận trực tiếp cho những câu hỏi cụ thể hơn.

I. Giai đoạn tắm tiếng Anh

Bắt đầu thực hiện từ khi con khoảng 3-5 tuổi, tuỳ vào khả năng nghe nói bằng ngôn ngữ thứ nhất là tiếng Việt của con đã ổn chưa. Điều cốt yếu trong giai đoạn này là bố mẹ cần tạo ra môi trường nghe nhìn tiếng Anh và thói quen bắt chước nói theo cho con.

Phương pháp:

1- Hàng ngày cứ bật những video tiếng Anh, bắt đầu từ những video bài hát hoặc phim hoạt hình đơn giản thì khó có con nào không thích. Có lúc con chú ý xem trên màn hình, cũng có lúc là con đang chơi xếp hình, tắm táp, vừa ngủ dậy, … mẹ cũng cứ để con nghe những âm thanh đó.

  • “Bé Hoàng thích xem video tiếng Anh như xem hoạt hình, để có được điều đó là vì máy tính hoặc điện thoại của mình không có 1 trò chơi game nào (trừ những game để học) (việc này quan trọng lắm đó nhé, vì khi con bạn biết game thì khi vào máy tính, Ipad, điện thoại là bé chỉ đòi game thôi, bạn không thể ép con học tiếng Anh được đâu), bé chỉ có lựa chọn là xem tiếng Anh mà thôi. (Không hiểu sao bé của mình cũng không thích xem video hoạt hình dù có ở tivi hoặc máy tính)” – chia sẻ của mẹ Tue Linh Duc.
  • “Khi cho con tắm TA thì nên cho nghe, xem từ TA lồng với ngữ cảnh, con sẽ tự hiểu mà ko cần phải dịch sang TV. VD trong Magic English, từ Hello, Hi, How are you được lặp đi lặp lại do rất nhiều các nhân vật khác nhau nói nhưng đều trong một hoàn cảnh giống nhau là xin chào thì kiểu gì xem xong bé cũng hiểu được rằng khi gặp tình huống muốn chào ai đó thì nói những từ đó…” – chia sẻ của mẹ Chau Caochep.
  • Bé nào quá thích xem màn hình, sợ bị hại mắt hoặc lười vận động, thì bố mẹ có thể chỉ cho xem mỗi video vài lần, sau đó chuyển video thành file nghe và chỉ bật cho con nghe lại thôi. Xem http://www.contuhoc.com/lay-ve-may-tinh-mot-video-hoac-mot-playlist-tu-youtube nếu bạn chưa biết cách lấy video từ youtube về máy tính. Xem thêm http://www.contuhoc.com/nen-cho-tre-su-dung-man-hinh-cac-loai-bao-lau-mot-ngay để biết lời khuyến về thời lượng cho trẻ dùng các thiết bị có màn hình theo độ tuổi (tóm tắt: Trước 3 tuổi trẻ hầu như không nên sử dụng màn hình. Đến 7 tuổi thì mỗi ngày không nên quá 1,5 tiếng, và không quá 2 tiếng cho đến 18 tuổi. Vượt quá giới hạn này có thể gây nên một số bệnh về tâm lý và thể lực cho trẻ).

2- Nói chuyện bằng tiếng Anh hàng ngày với bé (đây là điều bắt buộc nếu bạn muốn con giỏi TA mà bạn không có điều kiện cho con theo học mầm non ở trường song ngữ hoặc trường có nhiều tiết nghe nói tiếng Anh với giáo viên và bạn bè). Bạn cố gắng ngồi xem và học cùng với con những video tiếng Anh đó (tất nhiên là ko phải lúc nào cũng phải như vậy, chỉ cần lúc đầu thôi, hoặc thỉnh thoảng ngó xem video đó nội dung như thế nào) để mà nói với con như kiểu trên video học đó.

Hai mẹ con thường nói chuyện với nhau như ở trên video đã học (vì học cùng với con nên mình nắm được bài). Phải nói đúng theo kiểu ở trên băng thì cháu mới thích (kể cả bố cũng phải nói theo kiểu đó). Người nói thì phải có người tán thưởng thì mới hứng. Có hôm cháu thích Pencil, cứ hỏi đi hỏi lại “What is it? Rồi cả nhà: bố, mẹ, anh thay nhau trả lời: “It is a pencil” đến mỏi cả miệng. Cậu anh tức quá nói: “Mày có bị điên ko đấy!” – mẹ nói: “Ko được nói thế! Phải chịu khó nói chuyện TA với em.”  – chia sẻ của mẹ Tue Linh Duc.

Tài liệu:

  • Các kênh bài hát tiếng Anh hay trên youtube:
    • SuperSimpleSongs
    • KidsTV123
    • WeAreBusyBeavers
    • MapleLeafHashima
    • Muffinsongs
    • LittleBabyBum ®
    • HooplaKidz
  • Các phim hoạt hình cho trẻ nhỏ học TA
  • Các đĩa dạy tiếng Anh dạng hoạt hình như Disney ABC English, LeapFrog,…

II. Giai đoạn nạp từ vựng (kiểu chụp chữ), học các cấu trúc câu đơn giản và làm quen với phonics:

Phương pháp:

1- Sắp lịch cho con hàng ngày đều đặn khai thác các website online và các giáo trình tiếng Anh đơn giản (level Starter/Begin dành cho trẻ mầm non để học các từ vựng và cấu trúc câu đơn giản.
2- Ban đầu bố/mẹ có thể ngồi cạnh con như cùng chơi cùng học, dần dần có thể lên lịch cho con chơi một mình trong lúc mình làm gì quanh đó, sau đó kiểm tra, khích lệ con.

  • Trẻ con học xong lại quên là chuyện rất bình thường. Bố mẹ không được tỏ ra giận dữ hay thất vọng khi thấy con phát âm sai hoặc quên từ đã học. Khéo léo dụ con chơi lại bài học cũ bằng kiểu “Hình như mẹ lại quên mấy mấy từ chủ đề … rồi, chúng mình cũng xem lại nhé”, “Mẹ sợ là mẹ phát âm chưa chuẩn lắm một số từ, con kiểm tra cho mẹ xem sao nhé!”
  • Nên lấy các youtube video dạy từ vựng theo từng chủ đề đơn giản về cho con nghe đi nghe lại (có thể nghe trong lúc con chơi hay làm nhiều việc khác quanh nhà, hoặc cùng nghe chăm chú và thi xem ai vẽ ra từ vừa nghe thấy nhanh hơn), như vậy bạn nào hay quên cũng có thể nhớ tốt hơn nhiều.
  • Nhiều con hay sốt ruột hỏi nghĩa của từ mới trong tiếng Việt. Bố mẹ nên cố gắng dùng hình ảnh để trả lời cho con luyện thói quen tư duy trực tiếp với tiếng Anh. Với con nào sử dụng tiếng Việt tốt thì thi thoảng trả lời nghĩa bằng tiếng Việt cũng không hại gì.
  • Có thể thi đua mấy mẹ con cùng kể những từ mình biết về một chủ đề, như là Animals, mỗi người  nói một từ mà không được trùng với từ ngừoi khác đã nói. Ai bí không kể được thêm hoặc kể trùng là thua. Khi con biết nhiều chủ đề hơn thì có thể chơi trò kiểu “Chim, Thú, Cá” để cùng lúc ôn nhiều từ hơn.
  • Nếu cho con học theo giáo trình thì cứ làm theo các hoạt động giáo trình đã thiết kế là được. Phần nghe rồi nhắc theo có thể để con tự ngồi một mình, sau đó bố/mẹ cùng con thay nhau diễn nói theo các đoạn hội thoại.

3- Nếu ở giai đoạn này bố mẹ đã có điều kiện đưa con đi học ở các Trung tâm tiếng Anh thì nên chọn nơi dạy tiếng Anh kết hợp với các trò vận động để con có hứng thú và nhanh nhẹn, tự tin hơn. Tuyệt đối nên tránh kiểu dạy thường gặp của các giáo viên người Việt ở các trường tiểu học là nhồi ngữ pháp và bắt chép đi chép lại nhiều lần để thuộc từ.

4- Cho con khai thác các website dạy phonics ở mức độ làm quen (biết bảng chữ cái, biết các âm cơ bản, biết cách ghép vần dạng đơn giản nhất CVC như “dad”, “cat”), nên chỉ cần dùng các site free là đủ.

5- Hầu như bạn nhỏ nào cũng thích cắt, dán, tô màu, ghép nỗi, nên bố mẹ nên in các Activity books hay worksheets dạng này cho con khai thác. Giai đoạn tuổi này chưa nên bắt các con làm các bài phải viết chữ nhiều (viết một vài chữ cái vào từ còn thiếu thì ok).

6- Tiếp tục tắm tiếng Anh qua phim hoạt hình, qua bài hát, qua sách, truyện audio đơn giản

Tài liệu:

  • Học từ vựng đơn giản qua 9 website miễn phí
  • Các giáo trình tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu:
    • Gogo loves English
    • Let’s Go Begin, Let’s Go 1
    • First Friends
  • Các activitity books: https://drive.google.com/drive/folders/0BzhkxZ0IQGktQmI3cVpGYjFBSGM
  • Các site cung cấp worksheets để in được:
    • http://www.eslgamesplus.com/category/printables/word-search-puzzles/
    • http://kids-pages.com/worksheets.htm
    • https://en.islcollective.com/
  • Các website dạy phonics, cung cấp sách tập đọc miễn phí: http://www.contuhoc.com/cac-site-mien-phi-cho-tre-tap-doc-tieng-anh
    • Có thể cùng Starfall có phí (more.starfall.com) làm chương trình chính nếu thấy con yêu thích và muốn học luôn Math kiểu fun.
  • Các loại sách online dạy từ vựng, tập đọc mức độ đơn giản:
    • Raz-kids + Reading A-Z: level AA đến C
    • Sunshineonline.com.au: Learning space 1.
  • Các phim hoạt hình cho trẻ em học TA
  • Các ebooks nhúng audio để xem offline:
    • Audio Reader level K
    • Houghton Mifflin–Vocabulary Readers Gk

III. Giai đoạn bắt đầu học tiếng Anh có hệ thống:

Sau khi con đã quen với tiếng Anh và có vốn từ nhất định rồi mẹ nên định hướng cho con theo một chương trình được thiết kế mang tính hệ thống. Việc ”tắm ngôn ngữ” sẽ chỉ thỏa mãn trong thời kì bé học thụ động, học để ” nghe – nói ”. Còn với những bé đã có một nền tảng vững, bắt đầu bước vào lớp 1, thì cũng nên học có định hướng.

“Học để học thêm những kĩ năng cao trong ngôn ngữ đó (giống ta học tiếng việt học mẫu giáo làm wen với chữ cái, vần vào lớp 1 bắt đầu học từ – tập làm văn thì tiếng anh ở GK học vần đơn, học phân biệt begin letter.. tiến dần lên G1 học âm ghép và các âm cần phức tạp hơn). Trẻ con học phonic tốt sẽ tạo một nền tảng để bật xa sau này. Đơn cử khi con được dạy để có thể ghi ra từ mới con chưa từng gặp – chỉ bằng tai nghe, đoán nghĩa theo ngữ cảnh (có những bài đào tạo), có tư duy một từ là nhiều nghĩa (ví dụ con em học từ ”ring” trên time4learning họ đưa ra luôn 4 nghĩa khác nhau và ví dụ từng ngữ cảnh) thì khả năng của con sẽ tốt lên rất nhiều ở nhiều mảng kĩ năng khác nhau.” – chia sẻ của mebeluan trên lamchame

Phương pháp:

1. Chọn một bộ giáo trình dạy tiếng Anh cho trẻ em, vừa học theo giáo trình vừa làm các tài liệu bổ trợ bám theo khung giáo trình. Tần suất cần duy trì đều đặn: hàng ngày, mỗi ngày chỉ cần học được 1 trang + xem/làm tài liệu bổ trợ trong vòng 15-20 phút.

  • Nếu có điều kiện thuận lợi thì tổ chức lớp cho con có bạn có thầy để học. Nếu không thì bố/mẹ cứ tự cùng con học ở nhà.
  • Thấy giáo trình nhắc đến chủ đề tự vựng/ngữ pháp/bài đọc gì thì tìm youtube, worksheet, fun activity liên quan để bổ trợ
  • Làm kèm thêm cả giáo trình dạy ngữ pháp/Reading/Writing mở rộng liên quan nếu con tiếp thu dễ dàng giáo trình chính (nếu không thì để lại, làm vòng bổ trợ sau khi đi xong một vòng giáo trình chính).

2. Đọc: đọc các sách giấy đơn giản + tiếp tục đọc sách online hàng tuần.

3. Chọn theo một giáo trình dạy phonics offline hoặc online.

Tài liệu:

  • Các giáo trình tiếng Anh phổ biến cho trẻ em:
    • Family & Friends
    • Let’s go
  • Các sách hay để in cho đọc
    • Peter and Jane
    • DK Reader
  • Các sách đọc online
    • Raz-kids + Reading A-Z: level D đến J
    • Sunshineonline.com.au: Learning space 2
    • Reading eggs: các books trong Library cho tuổi 5-6.
    • http://www.contuhoc.com/cac-site-mien-phi-cho-tre-tap-doc-tieng-anh
  • Các giáo trình phonics có thể dùng offline: https://app.box.com/s/olfjr4osley7oy5s67n9/1/2286427269
    • Chia sẻ kinh nghiệm tự kèm con học phonics ở nhà với SoundGreat của mẹ Trần Quỳnh Hương: file đăng trong FB group Con Tự Học
  • Các chương trình dạy phonics kĩ càng online:
    • ReadingEggs.com.au (120 lessons phần ABC Reading Eggs)
    • Headsprout.com (80 episodes phần Early Reading)
    • Kizphonics.com (gồm nhiều loại tài liệu dạy phonics sắp xếp theo từng grade, hết tài liệu này không tự gợi ý bài tiếp theo nên cần có phụ huynh ngồi kèm suốt cùng con mới đảm bảo tính hệ thống)
  • Youtube: tiếp tục các phim hoạt hình và các truyện audio/truyện animation cho thiếu nhi.