Hướng dẫn cách trang trí lớp học tiểu học Informational, Transactional

Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam vừa tổ chức tọa đàm "Đô thị xanh" nhằm cung cấp cho người dân những thông tin về lợi ích mà môi trường xanh đem lại; đồng thời đánh giá xu hướng phát triển đô thị xanh trong tương lai.

Còn thiếu tiêu chí xanh

Đánh giá của Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, một đô thị xanh phải đạt các tiêu chí như: Không gian xanh; công trình xanh; giao thông xanh; công nghiệp xanh; chất lượng môi trường đô thị xanh; bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường, với thiên nhiên. Xét các tiêu chí này, thì các đô thị Việt Nam chưa thể "vươn" tới một đô thị xanh đúng nghĩa. Theo ông Lưu Đức Hải, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, để đối phó với hậu quả của tăng trưởng kinh tế và dân số nóng, Thái Lan đã đề xuất vấn đề đô thị xanh từ rất sớm. Tại Việt Nam, chưa có một khái niệm rõ ràng cụ thể nào về đô thị xanh. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn cũng đã đề cập đến phần xanh trong đô thị, đó là hệ thống cây xanh mặt nước.

TS.KTS Trương Văn Quảng Viện KT - QH Đô thị và Nông thôn (Bộ Xây dựng)

Cần chiến lược duy trì, bảo toàn hệ khung thiên nhiên cơ bản

Để xây dựng Hà Nội theo đúng Quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, những người có trách nhiệm cần có chiến lược duy trì, bảo toàn được hệ khung thiên nhiên cơ bản, có giá trị (mang tính đặc thù)… Đó là đặc điểm cấu trúc địa hình đa dạng, phong phú, có đồi núi, đồng bằng; có hệ thống sông hồ, cảnh quan thiên nhiên; có hệ sinh thái nông nghiệp gắn với giá trị đặc sắc từng vùng văn hóa. Hệ khung thiên nhiên không những góp phần làm tăng chất lượng môi trường sống mà còn tạo nên bản sắc riêng và tính cạnh tranh cao trong đô thị đồng thời là nền tảng để duy trì, phát triển "Hệ thống cấu trúc xanh" trong cấu trúc tổng thể của thủ đô Hà Nội.

Hiện tại, tại các đô thị ở Việt Nam, chính quyền cũng như người dân ít chú ý đến tiêu chí xanh. Hầu hết, chỉ chú tâm xây dựng nhà gần với các tiện ích như trường, chợ, bệnh viện… Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, quá trình phát triển, rất cần một không gian xanh cho kiến trúc cảnh quan môi trường đô thị, cho ngôi nhà tiện nghi.

Sẽ có 200 dự án bất động sản xanh

Lợi ích mà đô thị xanh mang lại không chỉ là sức khỏe con người mà có cả lợi ích về kinh tế. Theo thống kê của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, làm một phép so sánh đơn giản nếu học sinh ở đô thị xanh, có 20% học sinh điểm tốt hơn sống ở khu vực khác; những người nằm ở bệnh viện chuẩn xanh, ngày ra viện sẽ trước 2,5 ngày; nhân viên làm tại các văn phòng xanh, hiệu suất làm việc sẽ cao hơn…

Để xây dựng được đô thị xanh, ngay trong quy hoạch cần phải đồng bộ, đó là kiến trúc xanh, quy hoạch xanh, vị trí xây dựng xanh, bất động sản xanh... "Trong quá trình xây dựng, nên tập trung vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực gồm năng lượng, nước, vật liệu nhằm làm giảm ảnh hưởng của công trình trong quá trình sử dụng tới sức khỏe con người và môi trường" - GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nói.

Để giảm thiểu những tác hại của môi trường, cũng như xây dựng môi trường bền vững, tiêu chí xây dựng đô thị xanh đang là đích hướng tới của các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp bất động sản, kiến trúc. Như trong Quy hoạch chung phát triển Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ dành khoảng 70% diện tích cho phát triển không gian xanh, 30% diện tích còn lại xây dựng các khu dân cư và hoạt động của các làng nghề.

Theo dự báo của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, trong 10 năm tới, sẽ phát triển bất động sản xanh từ gần 50 dự án sẽ lên 200 dự án. Như vậy, sự đồng bộ giữa kiến trúc xanh, quy hoạch xanh, các dự án bất động sản xanh sẽ xây dựng nên một bộ mặt đô thị xanh bền vững.

TS.KTS. Lê Trọng Bình Viện trưởng Viện Kiến trúc:

Kiến trúc xanh phải có tiêu chí

Trong quá trình hội nhập, kiến trúc đô thị - nông thôn Việt Nam đang đối mặt trước thách thức và nguy cơ về sự suy giảm chất lượng môi trường… Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là thiếu tiêu chí "phát triển xanh" phù hợp với quy hoạch của từng vùng. Để phát triển đô thị xanh, cần có 5 nhóm tiêu chí khung về kiến trúc xanh bao gồm: Địa điểm bền vững; sử dụng tài nguyên, năng lượng và công nghệ xanh; Chất lượng môi trường kiến trúc, môi trường đô thị; Tác động môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn; Giữ gìn, bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị truyền thống.

Phát triển hạ tầng giao thông xanh đang là một trong những xu thế toàn cầu để giải quyết những thách thức lớn về hạ tầng mỗi đô thị.

Hướng dẫn cách trang trí lớp học tiểu học	Informational, Transactional

PGS.TS Lưu Đức Hải – Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị & Phát triển hạ tầng phát biểu và trình bày tham luận tại Tọa đàm.

Ngày 15/9, Viện Nghiên cứu đô thị & Phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng Việt Nam) và Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia tổ chức Tọa đàm về giao thông xanh.

Tọa đàm nhằm làm rõ hơn nội hàm vấn đề giao thông xanh, cũng như giúp cơ quan quản lý nhà nước giải bài toán phát triển hạ tầng giao thông xanh trong đô thị.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong bối cảnh quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh tại Việt Nam với các đô thị lớn tạo hiệu ứng thúc đẩy đô thị hóa lan tỏa các vùng miền của đất nước. Với sự phát triển nhanh chóng khiến hạ tầng đô thị bị quá tải, không đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải. Tình trạng ùn tắc giao thông đô thị gây tổn hại về kinh tế, xã hội. Tình trạng này dự kiến trầm trọng hơn do xu hướng chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra đô thị. Để giải quyết những thách thức lớn về hạ tầng giao thông đô thị cần giải pháp phát triển hạ tầng giao thông xanh trong đô thị.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Lưu Đức Hải – Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị & Phát triển hạ tầng chia sẻ: Giao thông đô thị là một trong các lĩnh vực đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của mỗi đô thị, giao thông đô thị tốt sẽ góp phần vào sự bền vững của đô thị và đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển tăng trưởng xanh.

Ngày nay, quan niệm về giao thông xanh cũng nhiều điểm gắn kết với giao thông phát triển bền vững và gắn kết với hạ tầng xanh, kết nối, lồng ghép trong tất cả các lĩnh vực của hạ tầng giao thông. Thiết kế cơ sở hạ tầng đảm bảo cân bằng diện tích sử dụng đất trong mạng lưới giao thông sao cho sử dụng phương tiện giao thông công cộng hiệu quả so với việc sử dụng phương tiện cá nhân. Đây cũng là một vấn đề tương đối mới nên quản lý mạng lưới đường hướng tới giao thông xanh đang được các nước phát triển tìm kiếm các giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta.

Hướng dẫn cách trang trí lớp học tiểu học	Informational, Transactional

Toàn cảnh Tọa đàm Giao thông xanh.

Tại Tọa đàm, nhiều tham luận có ý nghĩa thực tiễn, lý luận được trình bày như: Kinh nghiệm phát triển giao thông đô thị xanh trên thế giới và khuyến nghị cho các thành phố lớn ở Việt Nam; Giao thông xanh hướng tới đô thị xanh và phát triển bền vững; Tiêu chí giao thông xanh và chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông trong quy hoạch đô thị tại Việt Nam; Thể chế hóa quy hoạch cảnh quan; Phát triển giao thông xanh hay giao thông thông minh và lựa chọn hướng đi phù hợp cho các đô thị lớn Việt Nam; Đề xuất định hướng quản lý hệ thống giao thông thành phố Thái Nguyên theo hướng giao thông xanh trong bối cảnh đô thị hóa; Giao thông xanh ở Việt Nam.

Sự phát triển, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông xanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc góp phần tạo nên bộ mặt đô thị khang trang.

Khái niệm đô thị xanh là gì?

Theo Phạm Ngọc Đăng (2012), đô thị xanh là đô thị được thiết kế và xây dựng trong điều kiện xem xét các tác động môi trường ở vị trí hàng đầu, không những chú ý đến sự thịnh vượng cuộc sống của dân cư, giảm thiểu nhu cầu tài nguyên đầu vào của đô thị, nhu cầu đối với nguồn nước, năng lượng vật liệu và thực phẩm mà còn ...

Quy hoạch đô thị xanh là gì?

Đô thị xanh (Tiếng Anh: Green Cities) là tổng thể quy hoạch xây dựng của 3 yếu tố gồm môi trường xanh – kinh tế xanh – xã hội xanh chứ không phải chỉ dựa vào yếu tố có nhiều cây xanh.

Đô thị xanh thông minh là gì?

Như vậy, có thể kết luận rằng: Thành phố xanh - thông minh là thành phố sử dụng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin theo cách phù hợp, tin cậy, có thể mở rộng, có thể truy cập, an toàn, an ninh và linh hoạt cho một số mục đích khác. Nó cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị.

Đô thị xanh tiếng Anh là gì?

Thành phố xanh (green city) được phát triển từ ba ý niệm: Sinh thái, tính bền vững và thông minh. Trước hết thành phố xanh là một đô thị sinh thái (eco-city), nơi có một tỷ lệ đáng kể cây xanh đóng góp vào sự cân bằng sinh thái trên một địa bàn dân cư.