Hướng dẫn chăm sóc hồ tiêu sau thu hoạch

Sau thu hoạch, cây hồ tiêu thường bị kiệt sức, lại trùng vào mùa khô nên khả năng bị nấm, bệnh cao, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng vụ sau, do đó ngành chức năng khuyến cáo, thời kỳ này nông dân cần tập trung chăm sóc vườn đúng cách.

Ông Mai Quách Lộc, thôn 16, xã Đắk Sin (Đắk R’lấp) hiện có gần 2 ha hồ tiêu. Sau khi thu hoạch, thời gian này, ông bắt tay vào công đoạn cắt những cành dây lươn, cành sâu bệnh, cành tăm, mọc sát mặt đất.

Theo ông, việc này giúp cho cây tập trung nuôi những cành ngang cho trái, làm cho cây thông thoáng, ngăn ngừa mầm bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho cây phân hóa mầm hoa. Sau khi cắt xong, những tàn dư này được ông cẩn thận gom lại chôn, hoặc đốt để phòng ngừa sự lây lan mầm bệnh.

Cùng với đó, để phục hồi sức khỏe cho vườn cây, ông chú trọng sử dụng các loại phân bón có hàm lượng đạm, lân cao. Bởi theo ông, đạm, lân sẽ giúp cây mau lấy lại sức, tăng cường sức khỏe cho bộ rễ. Việc bón phân được ông chia nhỏ, khoảng 1 kg/trụ.

Hướng dẫn chăm sóc hồ tiêu sau thu hoạch

Ông Mai Quách Lộc thôn 16, xã Đắk Sin (Đắk R'lấp) cho rằng phân sinh học dạng nước phù hợp cho cây tiêu trong mùa khô

Ông Lộc chia sẻ: Sau thu hoạch gặp ngay cao điểm mùa khô nên đất sẽ khô, cây yếu, nếu bón nhiều thì dễ bị dư thừa, cây không thể hấp thụ hết vừa lãng phí vừa gây chai cứng đất đai. Song song với phân bón vô cơ thì gia đình cũng chú trọng sử dụng phân bón sinh học nhằm tăng cường độ phì nhiêu cho đất, bảo vệ môi trường và các vi sinh vật có lợi. Nhờ cách làm này mà nhiều năm nay, vườn hồ tiêu của gia đình ít khi bị dịch bệnh tấn công, năng suất hồ tiêu khá ổn định, khoảng 4-5 kg/trụ.

Tương tư, gia đình bà Trần Thị Thêm, ở thôn 1, xã Đắk Ha (Đắk Glong) sau khi cắt tỉa cành bệnh, cành sát mặt đất, khoảng 2 tháng thì thực hiện phun rửa vườn nhằm loại trừ nấm, bệnh và bón phân. Theo gia đình, việc phun rửa được tiến hành toàn bộ cây tiêu, gốc. Các sản phẩm bảo vệ thực vật được lựa chọn kỹ càng nhằm bảo vệ gốc, lá, đồng thời có tác dụng tạo “thời gian khô hạn sinh lý tự nhiên”, khi tưới thì sẽ kích thích cây ra hoa, đậu quả đồng loạt, chống rụng lá, khô bông. Để cung cấp dinh dưỡng, phục hồi cây giai đoạn này, gia đình thường sử dụng phân hoai mục ủ với nấm tricodecma bón cho cây với liều lượng từ 10-15 kg/trụ. Nếu không có phân chuồng ủ hoai thì sử dụng phân vi sinh bón từ 3-5 kg/trụ. Dùng cuốc cào nhẹ một lớp đất phía ngoài vòng cây nhằm hạn chế sự tác động vào bộ rễ, bón phân và lấp lại.

Hồ tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của Đắk Nông, toàn tỉnh hiện có khoảng 33.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Đắk Song, Đắk R’lấp. Năm 2017, sản lượng hồ tiêu của tỉnh đạt trên 1.500 tấn, tăng khoảng 165 tấn so với năm ngoái. Năng suất cao, sản lượng tăng cũng đồng nghĩa với việc cây hồ tiêu dễ bị kiệt quệ sau thu hoạch đòi hỏi phải chăm sóc đúng cách.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh (Sở Nông nghiệp - PTNT), giai đoạn chăm sóc hồ tiêu sau thu hoạch thực tế không hề dễ, nhất là trong điều kiện thời tiết có nhiều thay đổi như hiện nay. Thực tế còn nhiều người chưa chú trọng đúng mức đến giai đoạn này nên ảnh hưởng đến khả năng kháng bệnh, năng suất của vườn cây. Thời kỳ này, về nguyên tắc nhà nông cần để cho cây tiêu khô hạn và có thời gian ngủ, nghỉ, phân hóa mầm hoa. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà nông dân bỏ bê việc chăm sóc, không nên phơi gốc, rễ tiêu làm cho cây càng mất sức, dễ bị nấm bệnh tấn công về sau. Người dân cũng cần sử dụng các vật liệu che chắn, tủ gốc.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh, một số hộ dân đã trồng cây lạc dại giữa các hàng tiêu làm thảm giữ nhiệt rất hiệu quả. Qua theo dõi của ngành chức năng, đất dưới thảm lạc dại bao giờ cũng có độ ẩm cao hơn so với khu vực không có. Thân lạc dại cũng có thể dùng để ủ phân hoai mục giúp tiết kiệm chi phí phân bón tăng cường độ phì nhiêu cho đất. Do đó, sau thu hoạch, bà con cần giữ độ ẩm vừa phải, cung cấp đủ lượng dinh dưỡng tại chỗ, kịp thời cho cây.

Các loại phân bón nên được nhà nông cân đối về chủng loại, hàm lượng, trong đó lưu ý sử dụng nhiều phân sinh học, vi sinh vì cây dễ hấp thu trong điều kiện khô hạn. Làm được điều này, khi vào vụ ra hoa, đậu quả mới, cây tiêu đã sẵn sàng cho khả năng kháng bệnh, nhất là vào mùa mưa, nuôi trái tốt hơn. Về lâu dài, để hồ tiêu phát triển tốt trong mùa khô, bên cạnh chăm sóc thì người trồng hồ tiêu phải trồng cây trụ sống cho tiêu leo bám, trồng cây che bóng cho vườn…

Cây tiêu trong bao lâu thì thu hoạch?

Tại sao cần tác động để hạt tiêu chín đều, thu hoạch tập trung? Hồ tiêu là cây thu hoạch một lần trong năm, cây ra hoa kết hạt trên cành non vào đầu mùa mưa (tháng 5-6), sau đó mất khoảng 8 – 10 tháng thì thu hoạch (vào tháng 2 -tháng 3 năm sau). Nếu chăm sóc không tốt phải mất 3 – 4 đợt thu hoạch mới xong một lứa hạt.

Khi nào thì rửa vườn tiêu?

Rửa vườn: sau khi hái xả, cắt tỉa bỏ cành sâu bệnh và cành vượt, phun Norshield 86.2WG (300 g/phuy 200 lít), phun ướt toàn bộ nọc tiêu, gốc tiêu để tẩy rửa nấm bệnh còn ký sinh trên lá cây tiêu, diệt sạch rong rêu tảo đỏ.

Tiêu đang ra hoa xịt thuốc gì hiệu quả?

+ 4-5 ngày sau vừa nhú hoa 1mm (không phun trễ hơn) Phun Qua lá 0.5l Agri Sh TVL chống rụng + 0.5kg loại 10-60-10/200l nước: 2-3 lần cách nhau 5-7 ngày, giúp tiêu ra hoa mạnh, nụ mập-dài, thụ phấn hiệu quả, hạt nhiều, không bị răng cưa, chỉ phun 02-03 lần ngưng đến khi thụ phấn xong, cách 10-15 ngày sau mới phun lại ...

Rùa vượn là gì?

Rửa vườn là bước nhằm xử lý mầm bệnh còn tồn đọng trong đất, hạn chế nấm bệnh xuất hiện tại các vết cắt ở cành. Rửa vườn cũng giúp xử lý rong rêu trên thân cây. ✅ Sử dụng dung dịch Nano Cu để sát khuẩn, rửa vườn và phòng trừ nấm bệnh. Sản phẩm có tác dụng rửa sạch nấm mốc, rong rêu, tiêu diệt nấm khuẩn gây hại.