Hướng dẫn chạy xe ba gác

Cách chạy xe ba gác đúng và những lưu ý nhất định phải biết. Việc vận hành và bảo dưỡng xe ba gác trong quá trình sử dụng là điều cực kì cần thiết. Vì nó làm tăng tuổi thọ của xe, giảm những chi phí sửa chữa vặt. Việc di chuyển trên đường cũng thuận lợi hơn

Sự phổ biến của xe ba bánh hiện nay không có gì phải bàn cãi. Chúng giúp việc vận chuyển hàng hóa trong thành phố được mau chóng hơn, đưa rước học sinh, làm phương tiện đi lại hàng ngày… . Sử dụng xe ba gác nhiều và lợi ích cao thì chắc chắn nó là sản phẩm tốt.

Cách để lái xe ba bánh an toàn

Lựa chọn xe có chất lượng tốt

Chất lượng của một chiếc xe ba bánh, xe ba gác là yếu tố vô cùng quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến sự an toàn cũng như quá trình sử dụng của mọi người. Đặc biệt là đối với những loại xe như xe lôi chở hàng. Bởi đây được coi là một loại xe rất dễ bị lắp ráp những phụ tùng chất lượng kém. Nên quý vị cần đặc biệt lựa chọn xe đáp ứng đủ những tiêu chí sau:

– Tiêu chí lựa chọn đầu tiên đó là động cơ xe phải cực mạnh mẽ

– Các thiết bị như gương chiếu hậu, đèn pha, đèn hậu, xi nhan,… cần phải được trang bị đầy đủ.

– Hộp cần số và tay phanh cũng là một yếu tố quan trọng. Đặc biệt phần tay phanh không được quá nhạy hay quá lỏng để đảm bảo hơn khi xe di chuyển.

Đi xe tốc độ phù hợp

Dù thế nào thì khi điều khiển xe ba gác trên đường, bạn cũng không nên lái xe với tốc độ quá nhanh. Vì khi đi quá nhanh sẽ rất khó để xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra, nhất là ở các khúc cua. Và việc đi quá nhanh cũng gây mất an toàn khi tham gia giao thông. Đặc biệt nếu trong tình trạng mệt mỏi không ai chắc chắn rằng mình sẽ xử lý các tình huống trên đường được chuẩn xác.

Đặc biệt không bao giờ bạn được phép vượt đèn đỏ. Bởi vì đặc điểm của xe ba bánh là có khối lượng nặng. Lại là loại xe chuyên chở hàng hóa nên việc vượt đèn đỏ vô cùng nguy hiểm và dễ gây ra tai nạn.

Chính vì vậy, hãy đi xe với tốc độ phù hợp giữ đều ga khi lái xe. Vừa đảm bảo được an toàn giao thông, vừa giúp cho các bộ phận của xe hoạt động được ổn định nhất.

Giữ khoảng cách với các phương tiện khác

Những chiếc xe như: xe máy, bus, xe khách,..thường tỏa một lượng nhiệt rất lớn. Và khi đi sát các phương tiện như vậy thường sẽ tạo ra điểm mù mà tài xế không nhìn thấy được. Khi chuyển hướng bất ngờ sẽ rất dễ gây ra va chạm và tai nạn.

Cho nên khi lái xe trên đường các tài xế cần chú ý không nên lái xe ba bánh quá gần các phương tiện khác mà hãy giữ khoảng cách nhất định. Vì nếu đi quá gần khi phanh gấp rất có thể bạn sẽ đâm phải đuôi xe và dễ xảy ra va chạm trên đường.

Khi lái xe ba gác chở hàng cần chú ý những gì?

Để lái xe ba bánh được an toàn nhất thì quý vị cần nên biết được cấu tạo chi tiết xe ba bánh. Bởi vì như vậy sẽ khiến cho bạn điều khiển xe được dễ dàng và có thể xử lý nhanh những tình huống xe bị trục trặc

Trên tay lái

+ Các nút điều khiển trên tay lái:

  • Nút đóng mạch điện, nút khởi động (nút đề)
  • Các nút còi, nút bật quạt gió, nút chuyển pha – cos.
  • Gạt xi nhan xin hướng, gạt mở đèn chiếu sáng
  • Passing đèn chớp

+ Tay nắm bên phải kèm kéo “ga” tốc độ xe

+ Tay bóp bên phải là phanh bánh trước, tay bóp bên trái là côn tay.

+ Đồng hồ báo tốc độ, độ mát động cơ, công tơ mét, số

+ Cụm khóa kết hợp công tắc đóng mở điện qua bình.

Bộ số

+ Số ngắn để đặt chế độ tiến – lùi cho xe ba gác. Dậm phía trước để tiến và gạt phía sau để lùi.

+ Số tròn động cơ: Đó là bộ số ly hợp của bánh răng đà bên trong. Cho phép xe vận hành theo từng cấp từ 0 đến 5.

+ Cần gạt ép biên động cơ: Nằm ở bên phải chỗ ghế ngồi. Nó vừa có chức năng giúp xe chuyển sang chế độ leo dốc khi chở nặng. Vừa kết hợp để nâng hạ ben cho thùng xe.

Phanh hỗ trợ:

Ngoài phanh trước ở trên tay lái mà người điều khiển ít khi sử dụng ra. Bạn cần quan tâm đến phanh sau đặt ở dưới chân bên phải. Và phanh tay bám chết như phanh ô tô. Giúp cho xe không bị trôi ngược ra phía sau. Hai bộ phận phanh này cực kỳ quan trọng. Bất kỳ ai hướng dẫn lái xe ba gác đều cũng sẽ cảnh báo bạn điều này.

Nếu có gì thắc mắc thì hãy liên hệ tới chúng tôi qua địa chỉ sau:

 Trụ Sở Chính: C17 Liên Ấp 234, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

 Hotline: 0969906282

 Email:

STK: 6200205356970 (Agribank CN: Bình Tân)CHỦ TÀI KHOẢN: NGÔ QUANG HUYNH

Hướng dẫn sử dụng xe ba gác, xe lôi ba bánh chở hàng

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng xe ba gác, xe lôi ba bánh
1/ HƯỚNG DẪN THAY NHỚT CẦU VÀ NHỚT HỘP SỐ : Cầu xe có 2 con ốc : Con ốc nằm dưới là ốc xã nhớt & con ốc nằm trên dùng để châm nhớt vào cầu, châm nhớt đến khi nào nhớt vừa tràn ra ngoài qua con ốc xã phía dưới là đủ. Cầu xe thường 2,5l .Dùng nhớt 80W90 hay 85W140.

  • Khi xe chạy được 10,000 km thì thay nhớt máy
  • Nhớt cầu và hộp số thì khoảng 20,000 km thì thay nhớt
  • Khoảng 3,00km thì nên kiểm tra và châm nhớt cầu 1 lần

Nếu anh/chị cứ theo trình tự của km mà thay, châm nhớt thì xe sẽ luôn khỏe mạnh và bền bỉ.

2/ SỬ DỤNG TAY CÔN THẾ NÀO CHO ĐÚNG

Việc sử dụng tay côn xe lôi 3 bánh tưởng chừng như đơn giản, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa biết và vận hành chiếc xe đúng cách. Dưới đây là một số kinh nghiệm dành cho những người mới làm quen với loại xe này.


1. Khởi động Theo kinh nghiệm của một số người chạy xe lâu năm, xe để nguội chừng vài ba giờ thì lượng nhớt trong máy đều chảy xuống phía dưới bình chứa. Do đó, khi khởi động động cơ, cần để máy ở chế độ ga nhỏ vài ba phút cho nhớt kịp “bơm” lên các chi tiết rồi mới chạy ga lớn. Mục đích của việc làm này là để đảm bảo bôi trơn các chi tiết máy cho máy chạy êm hơn. Một kinh nghiệm nữa về ga-răng-ti là nếu khi máy nguội không có ga-răng-ti có nghĩa là máy đang thiếu xăng (bỏ qua các nguyên nhân khác như dơ su-páp, không kín hơi…) nên đóng vít gió thêm 1 chút theo nguyên tắc gió nhiều (mở ốc gió) thì xăng ít, gió ít (đóng ốc gió) thì xăng vào nhiều hơn. Trước khi vào số nên nẹt pô (vê ga) vài lần cho xăng vào đủ ở bộ chế hoà khí. Nhiên liệu dễ nạp vào buồng đốt làm xe khởi động tốt hơn.

2. Sử dụng côn, số

Nên kiểm tra độ nhạy của tay côn cho vừa tầm tay, thông thường là ở khoảng 1/3 hoặc ½ tay côn nhả ra và bắt côn là ổn. Không nên để côn quá lỏng hoặc quá “nhạy”. Nếu côn nhạy quá thì dễ bị tuột, côn bắt không tốt, còn quá lỏng thì vào số khó và có tiếng kêu chuyển nhông. Nguyên tắc của côn số là “cắt nhanh, nhả từ từ” có nghĩa là khi cắt côn, tay bóp nhanh, khi nhả côn thì cần từ từ . Hạn chế “ép côn” vì dễ làm mòn nhanh các lá côn. Khi chạy xe thì tuỳ theo tốc độ và lực kéo của xe mà để số phù hợp. Thông thường, theo kinh nghiệm của một số người dùng, nên khởi động từ số 1, chuyển số 2 ở tốc độ dưới 20km/h, số 3 ở tốc độ dưới 25km/h, số 4 dưới 30km/h và số 5 chạy với xe đủ đà trên 30km/h. Một đặc điểm dễ nhận thấy ở xe côn tay là nếu máy bị nặng sẽ có âm thanh kêu ở bộ nhông số và xe giật cục. Vậy nên chú ý, nếu xe có hiện tượng giật cục là số không phù hợp tốc độ, lúc đó cần trả về số nhỏ hơn.


3. Trả số về số 0 Việc trả về số 0 (số N, số mo) cũng là vấn để nan giải cho những người đi xe lạ. Đối với từng chiếc xe, người dùng quen với chứng tật của xe là chủ yếu. Nhưng trên nguyên tắc chung, nếu xe đang ở số 2 thì đạp ½ cần số về phía trước; ở số 1 thì móc ½ cần số về phía sau, bạn nên tạo cảm giác nhận biết tua máy và tua bánh bằng nhau thì xe rất dễ về số 0. Nếu xe dừng, máy còn nổ thì nên vừa “vê” ga nhè nhẹ vừa nhấp nhẹ tay côn vừa đạp cần số cho về hết ở số 1 (nếu quen xe có thể về luôn số 0). Bạn cũng có thể vừa buông tay côn cho xe giật 1 chút, bóp nhanh tay côn, đúng lúc đó móc nhẹ chân số về phía sau để về số 0. Một cách hay nhất là khi chuẩn bị dừng có dự tính trước, bạn nên trả số từ lớn đến nhỏ lúc xe còn chạy thì rất dễ. Với xe quen có thể dừng lại ở ngã tư đèn đỏ bằng số 0 dễ dàng.

3/ HƯỚNG DẪN CÁCH TỰ ĐỔ KÉT NƯỚC LÀM MÁT:

Trên mỗi chiếc xe, nếu động cơ là trái tim của chiếc xe và coi xăng là nguồn năng lượng để xe hoạt động thì hệ thống nước làm mát của xe giống như cơ chế tỏa nhiệt của cơ thể con người. Một chiếc xe sẽ không thể hoạt động ổn định và bền bỉ nếu không có hệ thống nước làm mát. Khi một chiếc xe ôtô hoạt động thì nhiệt lượng do động cơ sinh ra là rất lớn. Nếu không được làm mát thì dưới tác động của nhiệt độ, các chi tiết kim loại bên trong động cơ sẽ giãn nở và có mức độ giãn nở khác nhau do khác biệt về chất liệu. Lúc này, các mối lắp ghép dễ rơi vào tình trạng kẹt chặt hoặc bó cứng, piston nở to cào xước bề mặt xi-lanh, nóng chảy các chi tiết cao su… Nếu bị những vấn đề này, chiếc xe của bạn có thể sẽ trở thành một đống sắt vụn. Và tất nhiên, chi phí để khắc phục sẽ là một cái giá rất đắt cho người chủ xe Do đó, việc kiểm tra nước làm mát cũng như hệ thống làm mát cho xe là rất quan trọng. Thông thường, các bạn nên kiểm tra két nước thường xuyên hoặc trước mỗi chuyến đi. Hoặc ngay cả khi đi trên đường, nếu đồng hồ báo nhiệt độ động cơ ở mức cao thì các bạn nên dừng xe để tiến hành hành kiểm tra két nước làm mát. Để hệ thống làm mát của xe được hoạt động ổn định, các bạn nên sử dụng loại nước lọc tinh khiết để đổ vào két nước vì nước này đã được loại bỏ các tạp chất, thành phần kim loại năng và cặn. Do đó sẽ ít gây ra hiện tượng tắc nghẹn hoặc đóng cặn trong đường ống và hệ thống làm mát của xe. Trong quá trình đi lại, hệ thống làm mát của xe có thể bị trục trặc vì nhiều lý do như đóng cặn trong đường ống dẫn, nứt vỡ đường ống dẫn hoặc két nước... tất cả những nguyên nhân này đều có thể dẫn dến việc động cơ không được cung cấp nước làm mát. Trước tiên, các bạn nên kiểm tra bình nước làm mát phụ, nếu mức nước trong bình nằm dưới vạch L (Low) thì có nghĩa là chiếc xe của bạn đã cạn nước làm mát. Lúc này các bạn có thể châm thêm nước vào két nước làm mát phụ để bổ xung cho xe. Kiểm tra mức nước trong két nước làm mát máy Nếu sau khi thêm nước mà mức nước vẫn ở dưới mức L thì có lẽ chiếc xe của bạn đã bị thủng két nước hoặc nứt đường ống dẫn làm cho nước bị thất thoát ra ngoài. Lúc này, các bạn nên di chuyển với tốc độ vừa đủ và liên tục kiểm tra để bổ sung nước làm mát cho két nước và tìm đến gara sửa xe gần nhất để kiểm tra lại hệ thống làm mát của xe. Lưu ý, không nên đổ đầy ngay két nước trong trường hợp này mà nên đổ lượng nước phù hợp với két nước vì lượng nước trong két nước càng nhiều thì áp lực đẩy nước thất thoát ra ngoài càng nhanh. Nếu bạn là một lái xe có kinh nghiệm thì bạn có thể tìm các vết nứt, rạn hay các nút phồng trên hệ thống đường ống dẫn nước hoặc trên két nước làm mát. Trong trường nước làm mát của bạn có pha màu gỉ sét thì có thể két nước làm mát của xe đã bị ăn mòn. Khi phát hiện được vết nứt, thủng trên két nước hoặc đường ống dẫn, các bạn có thể sử dụng keo dán chuyên dụng để tạm thời bịt vết hở và đi đến gara để có thể sửa chữa tốt hơn.

Ngoài ra, trong những tính huống động cơ xe đang nóng do thất thoát nước làm mát thì các bạn tuyệt đối không được mở nắp của két nước làm mát! Hơi nước nóng trong két nước có thể gây bỏng cho các bạn. Hãy chờ 15- 20 phút cho nước nguội rồi mới tiến hành thao tác mở nắp.

  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận

Video liên quan

Chủ đề