Hướng dẫn làm nước tương

1

Ớt rửa sạch, tỏi bóc vỏ, cắt nhỏ cả 2, cho ra chén.

Hướng dẫn làm nước tương
Hướng dẫn làm nước tương

2

Cách làm nước tương tỏi ớt: Hòa tan 4 muỗng canh nước tương với 1 muỗng canh đường trắng trong chén.

Hướng dẫn làm nước tương
Hướng dẫn làm nước tương

3

Cuối cùng, cho tỏi, ớt vào, khuấy đều là nước tương tỏi ớt hoàn thành rồi. Nhanh tay thưởng thức nào! Cách làm nước tương tỏi ớt này là cơ bản nhất đó, tùy theo món mà các bạn có thể thêm thắt một số nguyên liệu cho phù hợp nhé.

Hướng dẫn làm nước tương
Hướng dẫn làm nước tương
Hướng dẫn làm nước tương

Học cách làm nước tương chay theo phương thức thủ công của nhà chùa, bạn sẽ có những hũ nước tương thơm ngon, giàu dinh dưỡng để thưởng thức cả năm. Nước tương tự làm vừa ngon vừa sạch, thích hợp với cả người ăn chay và ăn mặn.

Nước tương vừa là một loại gia vị vừa là nước chấm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Nước tương được làm từ hạt đậu nành – một loại ngũ cốc dinh dưỡng khá phổ biến tại Việt Nam. Nước tương truyền thống được làm theo phương pháp thủ công rất ngon và an toàn, nước tương có độ đạm cao, hương thơm hấp dẫn, ăn với cơm trắng cũng rất ngon.

Thế nhưng ngày nay, vì lợi nhuận mà người ta sẵn sàng sản xuất nước tương giả, nước tương pha hay chứa các hóa chất độc hại. Chính vì vậy, để có những chén nước tương chay thơm ngon, an toàn cho gia đình thưởng thức, bạn có thể tự làm nước tương chay tại nhà

Hướng dẫn làm nước tương

Nước tương có thể tự làm tại nhà theo phương pháp thủ công

Nếu bạn chưa biết cách làm thì hãy theo dõi ngay công thức dưới đây nhé! Các bước hướng dẫn cách làm nước tương chay chi tiết, cẩn thận sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện.

Cách làm nước tương chay

Nguyên liệu

  • Đậu nành: 1kg
  • Thính gạo rang: 150g
  • Muối trắng: 750g
  • Nước sạch: 5 lít
  • Thùng nhựa có nắp đậy (để ủ tương)

Bạn nên chọn đậu mới thu hoạch hoạch hoặc thu hoạch trong khoảng thời gian từ 3 – 4 tháng gần đây, như vậy chất lượng đậu sẽ thơm ngon. Chọn những hạt mẩy, đều, không có hạt lép, hạt hư hỏng hay lẫn nhiều tạp chất.

Hướng dẫn:

Bước 1. Sơ chế đậu nành.

– Đầu tiên, bạn kiểm tra kỹ xem đậu có còn tạp chất hay những hạt hư hỏng không, sau đó đem vo sạch rồi ngâm nước 6 tiếng hoặc qua đêm. Lưu ý là nên đậy kín thau khi ngâm để tránh bụi bẩn và côn trùng.

Hướng dẫn làm nước tương

Ngâm nước qua đêm cho đậu mềm rồi mới tiến hành chế biến

Bước 2. Trộn đậu với thính gạo rang.

– Sau khi ngâm đậu nành, bạn cho cả đậu và nước ngâm vào nồi, thêm nước vào nấu chín là được, không cần nấu đậu chín nhừ.

– Đổ đậu ra rổ, hứng lấy phần nước đậu để riêng. Đợi cho đậu nguội bớt, sờ vào vẫn thấy còn hơi ấm, bạn cho bột thính gạo rang vào trộn đều cùng với đậu.

Bước 3. Ủ đậu.

– Đem đậu ủ ở nơi kín gió để đậu lên men, nếu thời tiết nắng nóng thì chỉ cần ủ một ngày, tốt nhất là nên ủ 2 ngày.

Bước 4. Làm nước tương chay.

– Nước đậu nành bạn cho vào nồi, thêm nước sao cho đủ 5 lít, cho muối vào nấu sôi lên, hớt hết tạp chất rồi để nguội hoàn toàn, sau đó cho vào thùng chuẩn bị sẵn. Khi đậu nành đã lên men, bạn cho hết đậu vào thùng nước muối rồi đậy nắp lại, bọc thêm một lớp nilong rồi dùng băng keo dán lại ngăn ngừa bụi bẩn.

– Đem thùng đậu ra phơi nắng và và phơi sương, phơi nắng trong suốt mùa hè sẽ thu được nước cốt đậm đặc. Sau đó, bạn lấy khoảng ½ lượng nước cốt ra ngoài (khoảng 1 lít vì trong thời gian ủ đậu thì nước muối rút mất một phần), phần còn lại trong thùng thì cho ra nồi, nấu thêm với 3 lít nước và 3 lon muối (đo bằng lon sữa bò), để nguội rồi cho vào thùng, ủ tiếp vài tháng để có nước tương ngon loại 2.

– Sau 2 lần ủ đậu và lấy nước cốt tương, phần hạt đậu còn lại bạn cho thêm khoảng 200g đường mật vào, trộn đều lên rồi đậy kỹ lại ăn dần. Đây chính là món tương hạt hấp dẫn mà bạn thường ăn đấy!

Nước cốt tương thu được bây giờ đã có thể sử dụng được rồi, bạn ăn đến đâu thì lấy ra chế biến đến đó, phần còn lại phải bảo quản sạch sẽ và đủ độ mặn thì mới để được lâu.

Hướng dẫn làm nước tương

Nước tương thu được bạn có thể ăn dần trong thời gian dài

Như vậy, chúng tôi vừa hướng dẫn xong cách làm nước tương chay cho các bạn rồi đấy, thật dễ phải không nào? Hãy làm thử và chia sẻ thành quả của bạn với chúng tôi nhé! Tìm hiểu công thức làm món việt tại https://daotaobeptruong.vn/hoc-nau-an/mon-viet

Chúc các bạn thực hiện thành công món ăn này!

(SGTTO) – Các món ăn của Việt Nam sẽ tròn vị hơn nếu ăn kèm với nước chấm, đặc biệt là nước mắm và nước tương. Với mỗi một món ăn sẽ có cách pha nước mắm, nước tương riêng biệt, tạo nên hương vị đặc trưng của từng món.

  • Bí quyết nêm gia vị của Bếp trưởng Lãnh sự quán Nam Phi

Việc pha nước mắm, nước tương tưởng đơn giản nhưng nếu pha không đúng theo công thức thì hương vị của nước chấm sẽ không đúng vị, làm món ăn không ngon. Sài Gòn Tiếp Thị Online đã trao đổi với đầu bếp Nguyễn Văn Thông (bếp trưởng bếp Sài Thành) để có được công thức pha nước mắm, nước tương ngon và đúng điệu.

Hướng dẫn làm nước tương

Sài Gòn Tiếp Thị: Bí quyết pha nước mắm, nước tương ngon của bếp trưởng là gì?

Bếp trưởng Nguyễn Văn Thông: Muốn pha nước mắm và nước tương ngon, trước hết phải dùng nguyên liệu ngon. Nên dùng nước mắm có độ đạm cao của các thương hiệu truyền thống, lâu năm sẽ có định lượng phù hợp với khẩu vị của từng vùng miền. Với các loại nước mắm cần pha thêm nước lọc, người nấu bếp có thể thay thế bằng nước dừa sẽ ngon hơn. Để pha nước tương ngon thì nên chọn các loại nước tương đậm đặc ít muối để không bị mặn quá.

Chú ý rằng khi đong đường, muối, bột ngọt… bằng muỗng thì phải gạt sao cho các loại gia vị này không bị vun lên, nếu không sẽ không đúng công thức, dẫn đến quá ngọt hay quá mặn.

Hướng dẫn làm nước tương
Nước mắm, nước tương pha không chỉ ngon mà còn phải đẹp mắt. Ảnh: Bếp trưởng Nguyễn Văn Thông

Với nhiều loại món ăn, công thức pha nước mắm và nước tương sẽ như thế nào, thưa bếp trưởng?

Có nhiều công thức pha nước mắm tùy loại món ăn. Với món cơm tấm, bún thịt nướng, bún chả giò, công thức pha nước mắm sẽ là 3 muỗng nước mắm, 2 muỗng đường, 1/2 muỗng bột ngọt, 4 muỗng nước lọc. Sau đó nấu sôi, cho vào 1 muỗng dấm, tắt bếp để nguội, cho 1 muỗng tỏi bằm nhỏ và 1 muỗng ớt bằm nhỏ.

Với nước mắm dùng cho các món trộn hoặc gỏi như gỏi tiến vua tôm thịt, gỏi tai heo ngó sen, nộm bao tử hành tây… cách pha như sau: 3 muỗng nước mắm, 3 muỗng đường, 3 muỗng nước cốt chanh, hòa tan, cho 1 muỗng tỏi bằm, 1 muỗng ớt bằm.

Pha nước mắm cho các món bún chả Hà Nội, bánh cuốn, bánh tôm tây hồ… gồm 3 muỗng nước mắm, 2 muỗng đường, 1/2 muỗng bột ngọt, 3 muỗng nước lọc, hòa tan, cho 1 muỗng tỏi băm, 1 muỗng ớt băm, 1 muỗng nước cốt tắc với đu đủ, su hào, cà rốt muối chua.

Riêng nước tương tỏi ớt dùng để ăn kèm với món bánh hỏi thịt heo quay hoặc làm nước chấm với đồ xào, cách pha gồm 3 muỗng nước tương, 2 muỗng đường, 1 muỗng cốt chanh, 1 muỗng tỏi bằm, 1 muỗng ớt bằm.

Nước tương ăn với cơm gà xối mỡ, cơm chiên Dương Châu, cách pha gồm 3 muỗng nước tương, 2 muỗng đường, 1 muỗng dấm, 2 muỗng tương ớt, 1 muỗng tỏi băm, 1 muỗng ớt băm.

Hướng dẫn làm nước tương
Nếu muốn pha sẵn nước mắm và nước tương để dùng ăn dần, cách pha như thế nào?

Nếu muốn pha nước tương, nước mắm để lâu thì nên nấu cho sôi, sau đó vớt bọt, để nguội, cho vào tủ mát, khi nào ăn mới cho tỏi, ớt tùy khẩu vị.

Để pha nước mắm, nước tương trông đẹp mắt, nghĩa là tỏi và ớt có màu đẹp và nổi trên bề mặt thì phải có bí quyết gì?

Bí quyết là tỏi, ớt phải bằm nhỏ và phải khô thì màu đẹp và nổi lên trên bề mặt nước mắm, nước tương.

Hướng dẫn làm nước tương
Nếu sử dụng một tấm thớt để băm tỏi, ớt, nên bằm tỏi trước rồi mới bằm ớt vì nếu bằm ớt trước thì màu ớt làm cho màu tỏi không còn được trắng. Chú ý là nên bỏ hạt ớt vì ăn cay, hơn nữa hột ớt dính vào thành ruột không tốt cho sức khỏe. Nên kết hợp 2 loại ớt là ớt sừng để lấy màu đẹp.

Khi sử dụng ớt nên kết hợp 2 loại là ớt sừng để lấy màu và ớt hiểm để lấy vị cay. Vì nếu dùng ớt sừng thôi thì màu đẹp nhưng không cay hoặc dùng thật nhiều ớt hiểm để có màu đẹp thì quá cay.

Cám ơn anh đã chia sẻ kinh nghiệm với bạn đọc Sài Gòn Tiếp Thị.

Gia Hằng ghi