Hướng dẫn lắp đèn cảm biến năm 2024

Đui đèn cảm ứng chuyển động được sử dụng phổ biến ở nhiều gia đình với khả năng tự động bật, tắt thay thế hoàn toàn công tắc thông thường. Hãng Kiwi sẽ hướng dẫn cách lắp đui đèn cảm ứng chuyển động chi tiết nhất mà bất cứ ai cũng có thể tự lắp cho gia đình mình dễ dàng. Sản phẩm được lắp đặt ở các khu vực như nhà vệ sinh, cầu thang, hành lang… tự động chiếu sáng khi có di chuyển con người.

Hướng dẫn cách lắp đui đèn cảm ứng chuyển động

Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách lắp đui đèn cảm ứng chuyển động KW S16E là sản phẩm được dùng khá phổ biến hiện nay. Sản phẩm thay thế hoàn toàn đui đèn thường với cách lắp đơn giản. Thực hiện lần lượt các bước sau:

  • Quan sát 2 lỗ tròn bắt vít trên mặt sản phẩm, đo và bắt vít 2 lỗ cố định trên tường tương ứng kích thước mặt sau của đui đèn. Bắt vít và cố định đui đèn trên bề mặt phẳng, bộ phận cảm ứng hướng xuống dưới với phạm vi cảm ứng với mắt cảm ứng khoảng 3m trở lại
  • Đấu 2 dây đỏ, đen trực tiếp với nguồn điện (Lưu ý ngắt nguồn điện trước khi đấu)

Chỉ với 2 bước đơn giản trên bạn đã hoàn thành lắp đặt đui đèn cảm ứng chuyển động. Đặc biệt mọi bóng đèn thường chuẩn đui xoáy E27 đều có thể dùng được cho đui đèn này. Khi có sự di chuyển quanh vùng cảm ứng đèn sẽ tự động bật sáng và duy trì liên tục tới khi không còn sự chuyển động sau một khoảng thời gian nhất định.

Hướng dẫn lắp đèn cảm biến năm 2024

Đui đèn cảm biến KW S16E

Một số dòng đui đèn cảm ứng có nút vặn xoay điều chỉnh thời gian chờ khi không có sự di chuyển cũng như độ sáng của vị trí lắp bóng đèn. Tùy nhu cầu từng nhà cũng như vị trí lắp đặt mà có thể linh hoạt các thông số này cho đui đèn cảm ứng.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại đui đèn cảm ứng: hồng ngoại, vi sóng,… Sản phẩm hoạt động trên nguyên lý cảm biến ánh sáng, chuyển động hoặc thân nhiệt để khởi động bộ vi mạch cấp nguồn điện cho bóng đèn phát sáng.

Hướng dẫn lắp đèn cảm biến năm 2024
Nguyên lý hoạt động đui cảm ứng

Đuôi đèn cảm ứng loại bỏ hoàn toàn công tắc tắt/bật giúp bóng điện có thể bật tắt tự động dựa vào cảm biến chuyển động. Sự nhạy cảm của bộ cảm biến giúp tối ưu hóa trải nghiệm chiếu sáng cho người sử dụng. Đui đèn tích hợp cảm ứng thường được lắp đặt cho các khu vực chiếu sáng ít người qua lại như: cầu thang, ban công, gara, sân vườn, nhà kho,…

3. Ưu nhược điểm khi sử dụng đui đèn tích hợp cảm biến

Bóng đèn cảm ứng được cho là sản phẩm hiện đại mới, nên nhiều khách hàng còn khá băn khoăn không biết thiết bị có Ưu điểm và Nhược điểm gì? Là một sản phẩm thông minh nên đui đèn cảm ứng đem lại nhiều giá trị cho người sử dụng.

Ưu điểm:

  • Hệ thống Bật/Tắt thông minh: Không cần sử dụng công tắc, đui cảm ứng giúp bóng đèn tự động bật tắt dựa trên cảm biến PIR chuyển động. Giúp ngôi nhà của bạn trở thành smart house, tiện nghi hơn, hiện đại hơn.
  • Tối ưu thời gian chiếu sáng: Phát triển dựa trên tiêu chí lấy người dùng làm trọng tâm, đui cảm ứng đảm bảo hệ thống chiếu sáng chỉ hoạt động khi có người sử dụng. Bóng đèn tự ngắt điện khi không có người sử dụng trong phạm vi 2m – 5m.
  • Tiết kiệm điện: Tự động ngắt điện khi không có người trong phạm vi cảm ứng giúp tiết kiệm điện năng sử dụng, tránh lãng phí.
  • Tăng tuổi thọ cho bóng đèn: Bên cạnh việc tránh lãng phí, việc tự động tắt đèn khi không sử dụng cũng giúp nâng cao tuổi thọ cho bóng đèn chiếu sáng.
  • Dễ dàng nâng cấp và lắp đặt: Đui đèn cảm ứng được thiết kế có sẵn 2 dây chờ hoặc phích cắm sẵn và đui xoáy E27 phổ thông. Giúp dễ dàng lắp đặt và thay thế khi muốn nâng cấp.

Xem thêm: Đui đèn chống nước E27 có dây, Đui đèn gắn tường xoay 180 độ

Nhược điểm: Mặc dù được thiết kế cảm biến tự động, nhưng độ cảm ứng thường có độ trễ tắt từ 15s/45s/240s. Nghĩa là khi không cảm biến được có chuyển động trong thời gian trên, đèn sẽ tự tắt. Điều này cũng khá bất tiện khi người dùng đứng yên nghe điện thoại hoặc tìm đồ, đèn sẽ không cảm biến được chuyển động mà tự tắt.

4. Hướng dẫn cách lắp đui đèn cảm ứng

Được thiết kế khá tiện dụng vì vậy cách lắp đui đèn cảm ứng cũng khá đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật chuyên môn cao. Khách hàng có thể tự sản phẩm về lắp đặt cho hệ thống bóng điện chiếu sáng của gia đình mình.

Các bước lắp đui đèn cảm biến:

  • Bước 1: Ngắt nguồn điện trước khi lắp đặt để đảm bảo an toàn.
  • Bước 2: Đo và bắt vít 2 lỗ cố định trên tường khớp với khoảng cách 2 lỗ tròn trên đui cảm ứng. Lưu ý bộ phận cảm ứng hướng xuống dưới, mắt cảm ứng cách mặt đất trong phạm vi 3m.
  • Bước 3: Đấu dây đỏ và dây đen trực tiếp với nguồn điện. Hoặc trường hợp đui cảm ứng có thiết kế phích cắm, chỉ cần cắm đui vào ổ điện.
    Hướng dẫn lắp đèn cảm biến năm 2024
    Mặt sau đui đèn cảm biến TLC LIGHTING
  • Bước 4: Lắp bóng đèn vào đui theo chiều xoắn kim đồng hồ.
  • Bước 5: Cấp nguồn điện và kiểm tra hoạt động của đui cảm ứng.

5. Hướng dẫn sử dụng đui đèn cảm ứng

Để sử dụng hiệu quả đui đèn cảm ứng, người dùng cần hiểu rõ các thông số trên đui đèn.

Hướng dẫn lắp đèn cảm biến năm 2024
Ứng dụng đui cảm ứng khu vực hiên nhà

  • Phía sau đui đèn sẽ có chú thích về công suất tối đa sử dụng cho bóng đèn. Thường công suất tối đa được khuyến nghị sẽ là 100W. Người dùng nên tuân thủ khuyến nghị để đảm bảo an cháy nổ khi sử dụng.
  • Góc cảm ứng: Các đui cảm ứng sẽ có thông số góc cảm biến khác nhau, thông thường sẽ từ 110 độ – 120 độ. Người dùng cần lưu ý lắp đặt đui bóng đèn cảm ứng tại các vị trí không có vật cản để đảm bảo tính cảm biến nhạy.
  • Khoảng cách cảm ứng: Lưu ý lắp đặt đúng khoảng cách từ đui bóng đèn đến vật thể cảm ứng đảm bảo trong phạm vi hoạt động được khuyến cáo. Thông thường khoảng cách cảm ứng giao động từ 2 – 5m.
  • Thời gian trễ: Tính năng này giúp người dùng chủ động lựa chọn thời gian tắt bóng đèn khi không còn cảm biến được chuyển động. Người dùng có thể cài đặt thời gian trễ từ 5s, 45s đến 240s. Độ nhạy sáng: Độ nhạy sáng có thể tùy chỉnh để phù hợp với cường độ ánh sáng tại khu vực lắp đặt đui đèn giúp khả năng cảm biến chính xác hơn.