Hướng dẫn sử dụng thuốc sổ lãi

Dùng thuốc tẩy giun là biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh lý do giun sán gây ra. Tuy nhiên, nhiều người vì tâm lý lo lắng uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không nên trì hoãn việc làm có lợi này. Những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời để tháo gỡ lo lắng ấy.

1. Một số vấn đề cơ bản về thuốc tẩy giun

1.1. Những trường hợp nào chống chỉ định với thuốc tẩy giun?

Thuốc tẩy giun là loại thuốc chứa hoạt chất có tác dụng tiêu diệt các loại giun, sán ký sinh ở đường ruột hoạt động dựa trên cơ chế ngăn cho chúng không có nguồn chất dinh dưỡng để sử dụng nên bị tê liệt hoặc chết. Loại thuốc này được chống chỉ định với:

Hướng dẫn sử dụng thuốc sổ lãi

Người bị sốt trên 38 độ C không được dùng thuốc tẩy giun

- Người đang bị sốt trên 38 độ C, đang bị bệnh cấp tính.

- Người đang bị bệnh lý mạn tính.

- Người có tiền sử dị ứng với các thành phần có trong thuốc.

- Thai phụ đang trong 3 tháng đầu.

- Trẻ dưới 12 tháng tuổi.

- Phụ nữ đang cho con bú.

1.2. Liều lượng sử dụng thuốc tẩy giun theo độ tuổi

WHO khuyến cáo điều trị dự phòng bằng thuốc tẩy giun đối với từng nhóm tuổi như sau:

- Đối với trẻ em: chỉ dùng một liều mebendazole hoặc albendazole duy nhất với tần suất 1 - 2 lần/năm. Liều lượng cụ thể theo độ tuổi là:

+ Từ 12 đến dưới 24 tháng tuổi: mebendazole 500mg hoặc albendazole 200mg.

+ Từ 24 tháng tuổi trở lên: mebendazole 500mg hoặc albendazole 400mg.

- Đối với người lớn:

+ Trẻ em gái ở độ tuổi vị thành niên không mang thai, người trưởng thành và phụ nữ đang trong tuổi sinh đẻ: mebendazole 500mg hoặc albendazole 400mg chỉ một liều duy nhất với tần suất 1 - 2 lần/ năm.

+ Thai phụ sau 3 tháng đầu của thai kỳ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tẩy giun. Nếu cần sử dụng thì liều khuyến cáo là mebendazole 500mg hoặc albendazole 400mg liều duy nhất.

1.3. Khi nào nên dùng thuốc tẩy giun?

Các loại thuốc tẩy giun đều chứa thành phần không độc hại nên có thể dùng bất cứ lúc nào kể cả khi no hay đói. Tuy nhiên, vẫn có một số hiếm tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc tẩy giun như: buồn nôn, đau bụng,... nên nếu lo lắng về những hiện tượng này thì có thể dùng thuốc tẩy giun sau bữa sáng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc sổ lãi

Thuốc tẩy giun nên uống trước bữa sáng hoặc sau bữa ăn tối 2 giờ

Bên cạnh đó, muốn thuốc tẩy giun phát huy tối đa khả năng diệt giun thì thời điểm tốt nhất để dùng thuốc là vào buổi sáng sớm khi bụng còn đói hoặc sau bữa tối 2 giờ. Sau khi uống, thuốc sẽ phát huy tác dụng trong khoảng 8 - 12 giờ và giun sẽ bị tiêu diệt trong 24 - 72 giờ.

2. Uống thuốc tẩy giun có đi khoài ra giun không?

2.1. Khi uống thuốc tẩy giun đi ngoài có ra giun không?

Rất nhiều người băn khoăn uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không xuất phát từ tâm lý lo sợ điều này sẽ xảy ra. Sau khi thuốc đi vào cơ thể, tùy thuộc vào mức độ nhiễm giun sán và cơ địa của từng người mà thời gian tiêu diệt cũng như đào thải giun ra ngoài sẽ có sự khác nhau.

Thường thì sau khi uống thuốc giun khoảng 2 giờ sẽ xuất hiện dấu hiệu muốn đi ngoài, đây cũng là thời điểm giun đã bị tiêu diệt. Có một số trường hợp phải 1 - 3 ngày sau khi uống thuốc giun mới đi ngoài và tiêu chảy hoặc đau bụng nhẹ nhưng khi đã đi ngoài được thì tình trạng tiêu chảy cũng chấm dứt.

Những người đã uống thuốc tẩy giun thì khi đi ngoài, giun sán cũng sẽ được tống ra ngoài theo đường phân. Đại đa số các loại thuốc tẩy giun hiện nay đều tự tiêu giun nên với băn khoăn uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không thì câu trả lời là khi đi ngoài có thể sẽ không thấy giun vì nó đã phân hủy hoàn toàn nhưng đôi khi (rất hiếm) sẽ thấy giun vì giun mới bị phân hủy một phần.

2.2. Nên làm gì sau khi uống thuốc tẩy giun?

Thuốc tẩy giun cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

- Cảm thấy khó chịu ở dạ dày.

- Tiêu chảy.

- Đầy hơi.

- Buồn nôn.

Hướng dẫn sử dụng thuốc sổ lãi

Nhiều người băn khoăn liệu uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không nên e dè chưa dám sử dụng

Tuy nhiên, các tác dụng phụ ấy là tương đối an toàn khi dùng đúng liều lượng khuyến cáo và không phải ai cũng gặp, phản ứng phụ ở mỗi người cũng sẽ không giống nhau. Nếu gặp phải những tác dụng phụ này và nó kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.

Ngoài ra, sau khi uống thuốc giun bạn cũng nên quan sát cơ thể mình xem có tình trạng xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi,... hay không. Đây cũng là những dấu hiệu cần được nhận diện sớm để được can thiệp y tế kịp thời.

Về cơ bản, nguy cơ gây ra tác dụng phụ ở thuốc tẩy giun là rất thấp và không nguy hiểm nên bạn không cần quá lo ngại. So với nguy cơ này thì việc tẩy giun định kỳ vẫn quan trọng hơn rất nhiều, không nên vì lo sợ điều đó xảy ra hay vì hoang mang uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không mà bỏ qua việc dùng thuốc tẩy giun đúng thời điểm.

Tẩy giun định kỳ là việc làm cần thiết để giúp cơ thể có cơ hội được loại bỏ chất cặn bã có hại và hệ tiêu hóa được tăng cường lợi khuẩn. Không những thế, việc dùng thuốc tẩy giun còn giúp phòng ngừa các bệnh lý gây ra bởi giun sán và giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc lý giải được băn khoăn để chủ động tẩy giun đúng thời điểm, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình.