Hướng dẫn sử dụng tủ mục lục thư viện

TRƯỜNG THCS PHƯỚC HÒA

            THƯ VIỆN

                                                                HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG ĐỌC SÁCH  VÀ TÌM SÁCH QUA "TỦ MỤC LỤC"

                   HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG ĐỌC SÁCH .

      Trong quá trình tự học của học sinh, đọc sách được coi là khâu quan trọng đầu tiên giúp học sinh tiếp thu tri thức và phát triển phương pháp tự học hiệu quả. Đọc sách cũng cần xác định mục tiêu cho chính mình như đọc sách gì?liên quan đến môn học hay lĩnh vực học tập của mình như thế nào? mục đích của việc đọc sách này là gì? chúng có giúp giải quyết vấn đề mình đang tìm kiếm hay không? Tự đặt câu hỏi và xác định mục tiêu sẽ giúp học sinh hạn chế được vấn đề lan man, tăng sự tập trung cho học tập.

    * Kỹ năng đọc sách bao gồm nhiều thao tác:

    - Thao tác tra cứu tài liệu: để tìm được tài liệu như mong muốn, học sinh phải biết cách tra cứu tài liệu ở thư viện, nhà sách lẫn các kho tài liệu trực tuyến. Có nhiều cách tra cứu như: tra cứu theo từ khoá, theo tên tác giả, theo tên sách…học sinh thành thạo thao tác này sẽ tiết kiệm được lượng thời gian đáng kể khi đọc sách và đọc được những tài liệu sát với mục tiêu đọc của mình nhất.

   - Thao tác chọn sách: Nguồn tài liệu in và tài liệu kỹ thuật số hiện nay rất dồi dào, chứa đựng những thông tin phong phú, với nhiều quan điểm khác nhau thậm chí trái chiều. Việc lựa chọn được nguồn tài liệu khoa học, đánh tin cậy và chính xác nhất là điều học sinh nên lưu ý. Vì thế, trước khi chính thức đọc một cuốn sách, một tập tài liệu, học sinh cần hiểu biết rõ các nhà xuất bản uy tín, các tác giả là chuyên gia đầu ngành, có những nghiên cứu giá trị, thời điểm xuất bản, số lần tái bản để đảm bảo thông tin có sự cập nhật, …

  - Thao tác đọc sách: Có nhiều cách đọc sách khác nhau:

   + Đọc lướt: Trước khi bắt tay vào việc học, học sinh cần đọc lướt qua hướng dẫn, tài liệu GV cung cấp cho mình, tạp chí chuyên ngành… học sinh có thể lật nhanh từng trang, hoặc mở ngẫu nhiên một số trang nào đó để định hình cho mình cách bố cục, trình bày, mục lục, hình minh họa vị trí các phần tóm tắt, kết luận…

   + Đọc có suy nghĩ: Khi đọc sách cần phải tập trung tư tưởng, chỗ chưa thông, chưa nắm vững cần phải ngưng để đọc chậm, đọc kĩ, ôn lại. Đọc sách để hiểu những điều tác giả nói và cả những điều tác giả không nói, mà người đọc tự suy nghĩ, mở rộng đến những điều liên quan mà sách không đề cập đến.

   +  Đọc có hệ thống: Khi đọc bất kì cuốn sách nào, học sinh nên đọc lướt nhanh toàn bộ phần tổng quát của sách để nắm sơ bộ nội dung cuốn sách. Sau đó, tuỳ vào mục đích đọc mà đọc kĩ  một lần hay nhiều lần. Cuối cùng là cần rèn luyện cách đọc nhanh để tập trung được sự chú ý, sự suy nghĩ diễn ra liên tục và dễ dàng xác lập được mối quan hệ giữa các đoạn với nhau khiến ta dễ nắm được nội dung tài liệu.

   +  Đọc có chọn lọc: Đọc có chọn lọc là đọc để tìm những điểm cốt lõi, chọn ý tưởng hay nhất, đúng nhất và có ích cho việc học sẽ rèn được tư duy phê phán, làm tiền đề cho năng lực giải quyết vấn đề sau này.

   +  Đọc có ghi nhớ:  Đọc sách là học tập tích cực nên cần kèm theo việc ghi chép để nhớ lâu. Đọc sách hoặc tài liệu giáo khoa cần ghi các dàn ý và diễn tiến nội dung. Các ý chính cần ghi chép cẩn thận, gạch chân hoặc tô màu vì đó là ý cơ bản mà từ đó có thể suy luận ra các ý khác liên quan. Những phần chưa hiểu hoặc chưa nắm vững cũng cần đánh dấu để tiếp tục suy nghĩ, tìm người giải đáp.

     Mỗi cách đọc sách trên đây có thể đáp ứng cho những mục đích đọc và loại sách khác nhau.Với các loại sách khoa học và kĩ thuật; đọc với mục đích học tập nghiên cứu phải đọc một cách chủ động, nghiền ngẫm sâu sắc, đi sâu vào nội dung từng vấn đề, trong sách. Đọc sách khoa học nhằm mục đích học tập, nghiên cứu vì vậy, để thẩm thấu sách, chúng ta không chỉ đọc một lần, mà có khi phải đọc nhiều lần mới đạt được mục đích đã đề ra, V.I. Lênin đã khuyên “Sau lần đọc đầu tiên phải ghi lại những chỗ chưa hiểu hoặc chưa rõ ràng để trở lại đọc lần thứ hai, lần thứ ba, thứ tư…”.

    Để đọc sách hiệu quả, các em học sinh phải tổ chức việc đọc sách của mình với các điều kiện thuận lợi nhất như: bàn ghế ngồi đọc, vở ghi chép, không gian yên tĩnh, mát mẻ, cách ly với các yếu tố gây nhiễu như truyền hình, điện thoại, máy tính cá nhân (nếu không cần thiết)…

              TÌM SÁCH QUA "TỦ MỤC LỤC"

                    HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TỦ MỤC LỤC

Hệ thống mục lục là một bộ phận quan trọng của bộ máy tra cứu, giúp cho bạn đọc có thể truy cập tài liệu. Mục lục là hình thức thu nhỏ của toàn bộ kho sách của thư viện. Mục lục hay còn gọi là danh mục các chủ đề được sắp xếp theo 1 trật tự nhất định. Và mục lục sẽ giúp cho bạn đọc tìm bất kỳ 1 tác phẩm hay 1 tài liệu nào có trong thư viện, mà bạn đọc biết được các yếu tố như : tác giả, tên sách hoặc môn loại.

Mục lục phiếu (phích) : mỗi cuốn sách sẽ được thể hiện bằng 1 tờ phích trong tủ mục lục và bạn đọc sẽ tìm tài liệu thông qua tờ phích này để xác định vị trí của quyển sách trên kệ.

Thư viện trường THCS Phước Hòa tổ chức tủ mục lục gồm 2 loại:

+ Mục lục phân loại.

+ Mục lục chữ cái (chữ cái tên sách và chữ cái tên tác giả).

Toàn bộ kho sách, tài liệu của thư viện được phản ánh đầy đủ qua hệ thống mục lục chữ cái và mục lục phân loại.

1. Mục lục chữ cái:

- Muốn tìm một tên sách hay một tác giả đã biết, bạn đọc sẽ tìm đến mục lục chữ cái ở ô phích thích hợp theo mẫu tự A, B, C … bắt đầu của tên tác giả hoặc tên sách.

VD : Muốn tìm sách có nhan đề “Nghề nhà báo”  bạn đọc sẽ tìm ở mục lục chữ cái (tên sách), ở ô phích N (NGH – Nghề).

VD : Muốn tìm tài liệu của tác giả “Vũ Hữu Bình "ban đọc sẽ tìm ở mục lục chữ cái (tên tác giả), ở ô phích V (Vũ). Ở đây sẽ tập hợp tất cả những tài liệu của tác giả Vũ Hữu Bình.

2. Mục lục phân loại :

- Muốn tìm tài liệu về các môn học, các ngành khoa học, bạn đọc sẽ tìm ở mục lục phân loại theo các kí tự thích hợp ở các ô phích sau :

KÝ HIỆU PHÂN LOẠI 17 MÔN KHOA HỌC CHÍNH

0 : Tổng loại

1 : Triết học. Tâm lí học. Lôgic học.

2 : Chủ nghĩa vô thần. Tôn giáo.

3K : Chủ nghĩa Mác – Lênin.

3 : Các khoa học xã hội, chính trị.

4 : Ngôn ngữ học.

5 : Khoa học tự nhiên .Toán học.

5A : Nhân chủng học.

61 : Y học. Y tế.

6 : Kỹ thuật.

63 : Nông nghiệp.

7 : Nghệ thuật.

7A : Thể dục thế thao.

8 : Nghiên cứu văn học.

9 : Lịch sử.

91 : Địa lí.

Tác phẩm văn học.

Ví dụ : Tìm tài liệu về “Hoá học” " bạn đọc tìm ở mục lục phân loại, ô phích số 5 : Khoa học tự nhiên, toán học " mục 54 : Hoá học. Tập hợp ở đây những tài liệu về hoá học.

 

Hướng dẫn sử dụng tủ mục lục thư viện
 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TỦ MỤC LỤC 

       Toàn bộ sách, báo, tài liệu của thư viện phản ánh đầy đủ qua hệ thống Mục lục chữ cái  và mục lục phân loại.

1.  Muốn tìm một tên sách, báo hay một tác giả đã biết, bạn đọc

tìm đến Mục lục chữ cái ở các ô phích thích hợp theo mẫu tự A,B,C,… bắt đầu của tên tác giả học tên sách.

2.  Muốn tìm tài liệu có nội dung theo chuyên đề khoa học, bạn

cần tìm ở mục lục phân loại theo các ký hiệu thích hợp ở ô phích sau đây là:

KÝ HIỆU PHÂN LOẠI

CỦA 17 MÔN LOẠI KHOA HỌC CHÍNH

               0. Tổng loại.                                            6. Kỹ thuật.

               1. Triết học, tâm lý học, lô gich học.          63. Nông nghiệp.

               2. Chủ nghĩa vô thần tôn giáo.                   7. Nghệ thuật.

               3K. Chủ nghĩa Mác – Lê Nin                       7A. Thể dục, thể thao.

               3. Xã hội chính trị.                                    8. Nguyên cứu văn học.

               4. Ngôn ngữ học.                                     9. Lịch sử.

               5. Khoa học tự nhiên & toán học.              91. Địa lý.

               5A Nhân chủng học.                                        Tác phẩm văn học.

               61. Y học – Y tế.

            Chú ý:

* Các phích trong tủ mục lục đã được sắp xếp theo thứ tự nhất định bạn.

đọc chỉ cần lật nhẹ các phích để tìm, tránh làm sáo trộn vị trí, hoặc rút phích ra ngoài.

* Chọn được tài liệu rồi, bạn đọc cần làm phiếu yêu cầu để mượn

sách ( có ghi đầy đủ kí hiệu xếp giá ở phích trên, góc trái của phích).

THƯ VIỆN SẴN SÀNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC!