Hướng dẫn thêu tranh xq

Tọa lạc ở 64 Trần Phú - Lộc Thọ - Nha Trang - Khánh Hòa, một vị trí khá đẹp trên đường Trần Phú. Trung tâm Nghệ thuật XQ Nha Trang có quy mô hoạt động như một làng nghề thêu tay với một quy trình công nghệ khép kín đặc biệt.

Hướng dẫn thêu tranh xq

Quy trình này đã đưa ngành nghề thêu tay truyền thống Việt Nam bước sang một bước ngoặt mới: Tranh thêu tay nghệ thuật cao và mang đậm nét văn hóa dân tộc. Nhờ vậy, từ nhiều năm nay, Trung tâm Nghệ thuật XQ Nha Trang đã trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa - một điểm tham quan hấp dẫn du khách gần xa.

Tên gọi tranh thêu XQ

Nhiều người thắc mắc rằng, sao gọi là tranh thêu lụa XQ? Xin được giải thích rằng XQ tên viết tắt tên của hai nghệ nhân Võ Văn Quân và Hoàng Lệ Xuân. Nhằm duy trì và phát triển nghề tranh thuê tay truyền thống, anh Quân đã cùng chị Xuân vạch hướng đi mới cho ngành nghề, kết hợp giữa nghệ thuật thêu và tính nghệ thuật của hội họa tạo sắc màu mới cho tranh thêu Việt Nam.

Hướng dẫn thêu tranh xq

Giờ mở cửa và giá vé tại phòng tranh thêi XQ Nha Trang

  • Giờ mở cửa: 8h00-18h00 hàng ngày
  • Giá vé: Miễn Phí

Chủ đề Tranh thêu XQ

Tranh thuê XQ Nha Trang mang đậm dấu ấn Huế cổ kính và nghệ thuật trưng bày ấn tượng. Tranh thêu tay XQ không chỉ là một nét chấm phá, góp phần làm phong phú cho môi trường tham quan du lịch mà đặc biệt hơn.

Đến đây khách tham quan còn được hòa mình vào không gian của nghề thêu truyền thống và chiêm ngưỡng những tác phẩm tranh thêu tay nghệ thuật tinh tế và độc đáo.

Hướng dẫn thêu tranh xq

Tranh thêu tay XQ - XQ Sử quán mang phong cách kiến trúc một cách hợp lý, hòa quyện giữa không gian để du khách tham quan với không gian để thưởng lãm nghệ thuật và tìm hiểu văn hóa nghề thêu truyền thống.

Chủ đề trong tranh thêu XQ rất đa dạng. Nếu như trong nghệ thuật tranh thêu truyền thống Việt Nam, nội dung bị bó hẹp bởi ngư – tiều – canh – mục, lý ngư vọng nguyệt hay tùng - cúc - trúc - mai… thì nay, các nghệ nhân, nghệ sỹ XQ đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra các mẫu thêu mới mang nhiều chủ đề như: quê hương, phong cảnh, chân dung hay tranh một mặt, tranh hai mặt, kỹ thuật thêu mới… Tuy nhiên, âm hưởng xuyên suốt của tranh thêu XQ là những đề tài về quê hương, thiên nhiên, đất nước.

Hướng dẫn thêu tranh xq

Không gian tìm hiểu văn hoá ngành nghề là nơi bạn có thể được trực tiếp chứng kiến những nghệ nhân thực hiện các tác phẩm tranh thêu bởi đôi tay tài hoa, cảm nhận được sự tinh tế, nét đẹp trong văn hóa tinh thần và tâm hồn của những người phụ nữ làm nghề thêu.

Tranh Thêu XQ - điểm đến của mọi du khách

Du khách đến Trung tâm Nghệ thuật XQ Nha Trang từ rất nhiều nguồn: đi theo tour của các công ty du lịch, do các hướng dẫn viên, bạn bè đưa lại, cũng có khi là tình cờ ghé qua, hoặc nghe tiếng mà tìm đến…

Hướng dẫn thêu tranh xq

Không gian êm đềm và tĩnh lặng với những bức tranh được xếp đặt khéo léo giữa ánh sáng và sắc màu, kết hợp hài hòa giữa thi ca và hội họa. Và những bức tranh thêu sắc sảo mang chủ đề quê hương, hoa, phong cảnh hay thân phận con người của người thợ thêu XQ đều đọng lại trong lòng người xem những nỗi niềm khó tả.

Đó là sự hoài nhớ về làng quê thời thơ ấu, về những hoài niệm xa xôi… Và dù đến từ bất cứ nơi đâu, những du khách cũng đều gần như có chung cảm xúc, ngưỡng mộ và nể phục trước sự kiên trì khéo léo của các nghệ nhân thêu tay.

Những người thợ thêu rất đỗi bình thường song ngoài kỹ thuật thêu, đôi tay tài hoa, dường như họ thêu tranh bằng cả trái tim đa cảm, nên kim chỉ lụa là ẩn hiện cả tâm linh của cuộc sống, cả nỗi niềm của họ, khiến cho những bức tranh thêu đầy vẻ sống động.

Hướng dẫn thêu tranh xq

Don Marric - một du khách Australia - đã phải thốt lên: “Đây là một loại nghệ thuật độc đáo nhất mà tôi từng được xem. Chi tiết, màu sắc của những bức tranh đã để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc”.

Khách vào Trung tâm XQ Nha Trang tham quan sẽ được chào đón ân cần bởi những tà áo dài tha thướt, chén trà xanh thơm nhẹ đầy tinh tế, và sẽ được giới thiệu theo một tour khép kín. Điểm đầu tiên khách được mời ghé chân là vườn thơ hay vườn sáng tác.

Đó là một khu vườn yên ả và râm mát, có bàn dành cho khách làm thơ và thưởng thức trà xanh hay các loại trà hoa hồng, tâm vọng, u hương, hành thâm… Đây là nơi đón tiếp những người bạn tri âm, tri kỷ của Trung tâm.

Đây cũng là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của người nghệ nhân, để ở đó họ có điều kiện sáng tạo và gắn bó với nghề nghiệp của mình… Đưa khách đến tham quan nơi đây là để họ hiểu được phần nào tâm hồn của người làm tranh để cảm nhận tranh tốt hơn.

Rời vườn thơ, khách được đưa đến phòng thờ các bậc tiền nhân, nơi thờ tự những người có công tạo cho ngành thêu những bước phát triển như Nam Phương Hoàng Hậu, Đoan Huy Hoàng Thái Hậu và ngài Lê Công Hành. Sau khi tìm hiểu cội nguồn của ngành thêu, khách được đưa đến khu vực họa sĩ sáng tác để được tìm hiểu các công đoạn hoàn thành một bức tranh thêu.

Từ vẽ mẫu, đồ mẫu, thiết kế khung và thêu. Công đoạn thêu được thực hiện trong một căn nhà nghệ nhân - đây là nơi du khách rất quan tâm và thường trầm trồ thán phục trước đường kim mũi chỉ của các nghệ nhân.

Hướng dẫn thêu tranh xq

Khách cũng sẽ được giới thiệu một công đoạn khá quan trọng: đó là việc thẩm định bức tranh. Sau khi bức tranh hoàn thành, Hội đồng thẩm định của Trung tâm XQ sẽ đánh giá xem bức tranh có đạt những yếu tố về kỹ thuật cũng như mỹ thuật để cấp giấy chứng nhận cho bức tranh đó.

Và mỗi bức tranh đều có lý lịch cá tính riêng từ tên nghệ nhân thêu, tên họa sĩ sáng tác, đến thời gian hoàn thành bức tranh. Tất cả sẽ tạo cho khách những khái niệm sơ bộ để từ đó khách cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp tinh thần ẩn hiện sau mỗi bức tranh.

Khách tham quan tại Trung tâm XQ Nha Trang

Đại diện một công ty lữ hành nhận xét: Không chỉ đơn thuần là một phòng tranh nghệ thuật, XQ đã nâng tầm của mình lên như hoạt động của một làng nghề, giúp du khách hiểu rõ hơn về cội nguồn văn hóa Việt.

Hướng dẫn thêu tranh xq

Và đó là lý do du khách nước ngoài rất yêu thích nơi này với các khu vực dành cho khách tham quan:

Vườn thơ nghệ nhân: Phòng trưng bày số 1.

Phòng thẩm mỹ học truyền thống: Phòng trưng bày số 2.

Không gian sáng tạo và làm việc của nghệ nhân XQ: Phòng thờ Ðức Tổ nghề thêu.

Tranh thêu tay trên lụa là món quà quý giá đậm đà tình nghĩa quê hương và cũng là mặt hàng tranh trí nội thất cao cấp cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Các yêu cầu của quý khách là mối quan tâm lớn nhất của Trung Tâm Nghệ Thuật Tranh Thêu XQ Nha Trang chúng tôi. Nghệ thuật cổ truyền của dân tộc Viêt Nam sẽ mang đến niềm vui và hạnh phúc cho quý khách và gia đình.

Kỹ thuật thêu tay không chỉ đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ mà còn phải sáng tạo, thêu không chỉ là kỹ thuật mà còn là nghệ thuật tạo hình. Dưới con mắt và bàn tay khéo léo của mình, người thợi thêu dùng cây kim, sợi chỉ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật như mong muốn. Xin được giới thiệu đến bạn đọc các kỹ thuật thêu tay truyền thống Huế sau:

   Thợ thêu Huế quan niệm rằng : đối với người thợ thêu không chỉ quan trọng đến đường kim, mũi chỉ mà còn phải quan tâm đến các công  đoạn khác : chọn chỉ, nhuộm màu, ra mẫu…

   Kỹ thuật thêu tay không chỉ đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ mà còn phải sáng tạo, thêu không chỉ là kỹ thuật mà còn là nghệ thuật tạo hình. Dưới con mắt và bàn tay khéo léo của mình, người thợi thêu dùng cây kim, sợi chỉ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật như mong muốn. Xin được giới thiệu đến bạn đọc các kỹ thuật thêu tay truyền thống Huế sau:

1, Thêu nối đầu:

   Thêu nối đầu truyền thống có 3 dạng: nối đầu uốn lượn, nối đầu cong vòng, nối đầu thẳng hàng.

   Cách thêu này theo nguyên tắc nối tiếp mũi chỉ, mũi sau nối vào cuối mũi trước. Các mũi cứ thế tạo thành từng hàng đan đầy nét mẫu trên nền vải. Mỗi mũi chỉ thường dài 3-5 ly, nếu các chi tiết uốn lượn thì phải thêu ngắn mũi hơn nữa. Như vậy, đường thêu sẽ uyển chuyển, không gãy khúc và vải nền không có khe hở.

   Các chi tiết khi áp dụng: cỏ, lá tre, lá trúc…

2, Thêu chăng chặn (giăng chặn):

   Thêu chăng chặn có 3 dạng: chăng chặn chăng, chăng chặn chéo chữ thập, chăng chặn cong.

   Thêu chăng chặn là cách thêu giăng những đường chỉ dài rồi chặn từng đoạn ngắn để giữ đường chỉ. Chỉ dùng để chặn ở đây sẽ là chỉ cùng màu, nhưng sợi nhỏ. Cách thêu chăng chặn dùng để thêu những đường mặt nước, mái ngói, nhụy hoa…trong những mẫu tranh thêu phong cảnh, hoặc thêu lấp đầy bề mặt mẫu trong những mẫu thêu cách điệu trang trí. Mũi chỉ cách đếu nhau từ 3-5 ly, mũi chặn phải không được chặt tay quá mà cũng không được lỏng tay quá tránh tình trạng sợi chăng bị gãy khúc và sợi chăng bị xê dịch.

Hướng dẫn thêu tranh xq

   Từ kiểu thêu cơ bản ta có các kiểu biến tấu dưới đây:

Kiểu 1: Thêu phủ bề mặt mẫu bằng những đường chăng và chặn dài. Có thể áp dụng để thêu các mẫu hình cánh hoa lá, tạo đường gân giữa lá

Kiểu 2: Thêu phủ bề mặt mẫu bằng những đương chăng và chặn ngắn. Áp dụng để thêu các mẫu hình cánh hoa lá, tạo đường gân giữa lá

Hướng dẫn thêu tranh xq

Kiểu 3: Thêu chăng chặn từng đường thưa phủ bề mặt mẫu. Các mũi chỉ chặn so le nhau

Kiểu 4: Thêu chăng chặn từng đường khít sát nhau phủ lấp bề mặt mẫu

Hướng dẫn thêu tranh xq

Kiểu 5: Thêu các đoạn chỉ giăng đan chéo nhau và chặn các mũi chỉ ngắn tại các điểm giao nhau của chúng

Hướng dẫn thêu tranh xq

Yêu cầu: các mũi chỉ nằm sát mặt vải, không bồng lên, đường thêu thẳng hoặc phủ lấp đầy bề mặt theo đường nét của mẫu, mặt vải không nhăn.

3, Thêu lướt vặn (còn gọi là thêu thụt lùi):

   Thêu lướt vặn có 3 dạng chính: (lướt vặn đường thẳng, lướt vặn vòng lượn, lướt vặn cong tròn), kiểu thêu này tương đối đơn giản nhưng cũng đòi hỏi sự khéo tay của người thợ. Nó tạo cho người xem cảm thụ nghệ thuật mạnh mẽ như đứng trước cảnh thật vậy.

   Cách thêu: thêu mũi thứ nhất dài 5mm, mũi thứ 2 cắm sát vào nửa múi thứ nhất, mũi thứ ba cắm sát vào đuôi mũi thứ nhất.

   Lối thêu này có ưu thế trong việc diễn tả các chi tiết như: làm rõ từng đườn vân của đá, cuống và sống lá, cánh chim hay ngọn tháp, cành cây…

Hướng dẫn thêu tranh xq

Tranh thêu tay BÌNH YÊN

4, Thêu bó hạt:

   Cách thêu này tạo ra mặt chỉ láng bóng, tự nhiên.

   Cách thêu gần giống với thêu lướt ván, có các kiểu: bó hạt cành mềm, bó hạt thẳng ngang, bó hạt cành cứng, bó hạt hoa cúc.

   Kỹ thuật thêu bó hạt tạo nên các đường viền lớn, các dạng đường tròn, cánh hoa dài…

   Yêu cầu: Mũi chỉ phải đều nhau, không lệch răng cưa…

5, Thêu trùm (còn gọi là thêu đâm xô, thêu tràn)

   Thêu đâm xô ngang, đâm xô vát, đâm xô dọc, đâm xô tỏa, đâm xô lượn, đâm xô xoay, đâm xô cong gãy, đâm xô gấp khúc, đâm xô tỏa lượn, đâm xô xoay, đâm xô lượn tỏa…là những lối thêu trùm cơ bản. Kỹ thuật thêu này được sử dụng nhiều trong một bức tranh thêu.

   Cách thêu này để tạo nền cho các mảng màu lớn, cũng dùng để phối màu, tạo nên sắc độ đậm nhạt, sáng tối thích hợp. Sử dụng kỹ thật thêu trùm thông qua thủ pháp chồng, tách và pha màu cũng như các phương pháp kỹ thuật: canh chỉ, chân chỉ…để sáng tạo tác phẩm và có thể thực hiện đúng theo yêu cầu của khách hàng cho dù có gặp khách hàng khó tính nhất.

   Kỹ thuật này giống như trong hội họa: tô và vờn màu làm cho tác phẩm cân đối hoàn chỉnh. Với cách thêu này sẽ thể hiện được phong cách và khả năng riêng biệt từng nghệ nhân.

   Cách thêu: Người thợ dùng đường chỉ thêu phủ kín lớp nền. Mũi chỉ ngắn, dài so le chen vào giữa những đường chỉ nền trước. Các mũi chỉ này cùng màu sắc với chỉ nền nhưng khác sắc độ từ đó làm cho bức thêu thêm sinh động.

TRẦN THỊ NHƯ Ý