Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170

Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng – Khoa học tự nhiên lớp 6 [Kết nối tri thức] – Từ năm 2021 trở đi môn Vật Lý lớp 6 đã gộp với các môn Hóa học, Sinh học để trở thành môn Khoa học tự nhiên lớp 6.

Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng – Khoa học tự nhiên lớp 6 [Kết nối tri thức] – bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần trong nội dung chương trình sách Kết nối tri thức

Soạn bài Khoa học tự nhiên lớp 6 và Giải bài tập KHTN lớp 6: Tại đây

Mở đầu

– Khi trời lạnh, ta thường xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên. Tại sao?

– Khi vỗ hai tay vào nhau, ta nghe được tiếng vỗ tay. Trong hoạt động này đã có sự chuyển hóa năng lượng nào?

Trả lời:

– Vì khi xoa hai tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng này làm tay ta ấm lên

– Khi vỗ hai tay vào nhau, ta nghe được tiếng vỗ tay, trong hoạt động này có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang năng lượng âm

I. Chuyển hóa năng lượng

1. Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn pin được bật sáng (hình 3.2). Vẽ sơ đồ chỉ ra sự chuyển hóa năng lượng (còn được gọi là sơ đồ dòng năng lượng) của đèn pin.

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170
Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng – KHTN lớp 6

2. Hình 3.3 mô tả một máy sấy tóc đang hoạt động. Mũi tên trên sơ đồ dòng năng lượng cho thấy sự chuyển hóa điện năng thành ba dạng năng lượng khác.

a) Tên ba dạng năng lượng đó là gì?

b) Nêu thêm một thiết bị điện biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác.

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170
Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng – KHTN lớp 6

3. Hóa năng có thể chuỷen hóa thành các dạng năng lượng nào?

4. Hoàn thành các câu sau đây bằng cách ghi vào vở (hay phiếu học tập) các từ hoặc cụm từ trong khung thích hợp với các khoảng trống, được đánh số thứ tự từ (1) đến (6).

a) Hóa năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn, được chuyển hóa thành ___(1)___ giúp ta đạp xe.

b) Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa thành ___(2)___ và ___(3)___

c) Hóa năng trong nhiên liệu (xăng, dầu, ) khi đốt cháy được chuyển hóa thành ___(4)___, ___(5)___ và ___(6)___ của máy bay, tàu hỏa.

Hướng dẫn trả lời bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng – KHTN lớp 6

1. Các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn được bật sáng: điện năng; quang năng

Sơ đồ chuyển hóa năng lượng:

hóa năng –> điện năng –> quang năng

2. a) Tên ba dạng năng lượng là: cơ năng; nhiệt năng; năng lượng âm.

    b) Các thiết bị biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác: quạt; ti vi; điện thoại; …

3. Hóa năng có thể chuyển hóa thành: điện năng, thế năng, nhiệt năng, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm, động năng.

4. Ta điền như sau:

(1) – động năng

(2) – nhiệt năng

(3) – năng lượng ánh sáng

(4) – động năng

(5) – điện năng

(6) – thế năng

II. Định luật bảo toàn năng lượng

1. Thí nghiệm về sự bảo toàn năng lượng

Thực hiện thí nghiệm sau đây để nghiên cứu về sự chuyển hóa và bảo toàn năng lượng trong một chuyển động cơ học.

Chuẩn bị: Hai con lắc (gồm 2 quả cầu giống hệt nhau, treo bằng hai dây nhẹ dài bằng nhau), giá treo cố định, thước mét, tấm bìa đánh dấu hai điểm A, B có cùng độ cao (hình 3.5)

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170
Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng – KHTN lớp 6

Tiến hành:

– Kéo quả cầu (2) đến điểm B (nằm trong mặt phẳng của tấm bìa như hình 3.6) rồi thả ra.

– Quả cầu (2) chuyển động về vị trí ban đầu va chạm vào quả cầu (1), làm cho quả cầu (1) lên đến vị trí A cùng độ cao với vị trí B.

Thảo luận: Thí nghiệm chứng tỏ điều gì?

2. Một em bé đang chơi xích đu trong sân. Muốn cho xích đu luôn lên tới độ cao ban đầu, thỉnh thoảng người bố phải đẩy vào xích đu (hình 3.6). Tại sao cần làm như thế?

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170
Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng – KHTN lớp 6

3. Hoàn thành các câu sau đây bằng cách ghi vào vở (hay phiếu học tập) các từ hoặc cụm từ trong khung thích hợp với các khoảng trống, được đánh số thứ tự từ (1) đến (10). Ví dụ (1) – thế năng

a) Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có ___(1)___

Khi quả bóng được thả rơi, ___(2)___ của nó được chuyển hóa thành ___(3)___

b) Quả bóng không thể nảy trở lại độ cao ban đầu, nơi nó được thả rơi, bởi vì không phải tất cả ___(4)___ của nó biến thành ___(5)___. Thực tế, luôn có một phần năng lượng của nó được chuyển hóa thành ___(6)___ và ___(7)___ trong khi va chạm.

c) Trong quá trình chuyển động của quả bóng, luôn có sự ___(8)___ từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. Năng lượng toàn phần của quả bóng luôn được ___(9)___ không bao giờ ___(10)___ hoặc được tạo ra thêm.

Hướng dẫn trả lời bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng – KHTN lớp 6

1. Thí nghiệm chứng tỏ rằng năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ truyền từ vật này sang vật khác.

2. Muốn cho xích đu luôn lên tới độ cao ban đầu, thỉnh thoảng người bố phải đẩy vào xích đu vì trong quá trình chuyển động, xích đu và cậu bé va chạm với không khí và lực cản của không khí làm tiêu hao một phần năng lượng của cậu bé và xích đu. Do đó thi thoảng cần phải đẩy vào xích đu để nó lên độ cao ban đầu.

3. 

(1) – thế năng                          (2) – thế năng

(3) – động năng                       (4) – động năng

(5) – thế năng                          (6) – điện năng

(7) – năng lượng âm                (8) – chuyển hóa

(9) – bảo toàn                          (10) – tự mất đi

Gia sư lớp 6 nhận thấy năm học lớp 6 đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình học tập đối với các em học sinh. Ở đó các em được sẽ được làm quen với môi trường học tập hoàn toàn mới, những cách học và kiến thức mới mẻ. Đặc biệt, trong năm 2021 thì chương trình học lớp 6 thay đổi cải cách làm cho các em học sinh gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc thuê gia sư dạy kèm tại nhà lớp 6 ở Đà Nẵng là cần thiết.

Hội Gia sư Đà Nẵng chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu học tập.
Chúng tôi KHÔNG giải thích và KHÔNG giải bài tập giúp nhé.
Mong các bạn thông cảm nha.

Giới thiệu về Hội Gia sư Đà Nẵng – Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà

Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.

Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 168, 169 KHTN 6 Chân trời sáng tạo. Giải Bài 1, 2, 3, 4 trang 171 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo. Bài 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực – Chủ đề 9 Lực

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170

Để thuận lợi trong việc xác định khối lượng của vật, các nhà sản xuất đã chế tạo ra những chiếc cân xách tay gọn nhẹ. Những chiếc cân này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170

Những chiếc cân này hoạt động dựa trên nguyên tắc biến dạng của lò xo.

1. Biến dạng của lò xo

Câu 1. Tiến hành thí nghiệm như mô tả bên và cho biết nhận xét về sự thay đổi chiều dài của lò xo trong quá trình thí nghiệm.

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170

Nhận xét:

Sự thay đổi chiều dài của lò xo trong quá trình thí nghiệm phụ thuộc vào sự thay đổi khối lượng quả nặng được treo ở đầu dưới của lò xo. Lò xo càng dãn ra dài hơn nếu treo thêm quả nặng vào đầu dưới lò xo.

Câu 2. Hãy tính độ dãn của lò xo khi treo1, 2, 3 quả nặng rồi ghi kết quả theo mẫu bảng 39.1. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ dãn của lò xo và khối lượng vật treo?

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170

Học sinh thực hành thí nghiệm, ghi lại kết quả đo được và hoàn thành bảng.

Từ đó rút ra được nhận xét: Mối quan hệ giữa độ dãn của lò xo và khối lượng vật treo là t ỉ lệ thuận với nhau.

Luyện tập. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 12 cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo gắn một quả nặng có khối lượng 50 g. Khi quả nặng nằm cân bằng thì lò xo có chiều dài 15 cm. Cho rằng độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo. Khi treo quả nặng có khối lượng 100 g vào lò xo thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu?

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170

Độ biến dạng của lò xo khi treo quả nặng khối lượng 50 g là: 15 – 12 = 3 cm

Ta có: Độ biến dạng (độ dãn) của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

Khi treo quả nặng 50 g, độ dãn 3 cm

=> Khi treo quả nặng 100 g thì độ dãn là: \(\frac{{100.3}}{{50}} = 6cm\)

Vậy khi treo quả nặng 100 g thì chiều dài của lò xo là: 12 + 6 = 18 cm.

2. Thực hành đo lực bằng lực kế

Câu 3. Hãy quan sát một lực kế lò xo và cho biết các thao tác sử dụng đúng khi thực hiện các phép đo lực.

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170

Thao tác sử dụng đúng khi thực hiện các phép đo lực:

– Ước lượng giá trị lực cần đo để lựa chọn lực kế phù hợp.

– Hiệu chỉnh lực kế

– Cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lò xo lực kế

– Cầm vỏ của lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo

– Đọc và ghi kết quả đo, kết quả đo là số chỉ gần nhất với kim chỉ thị.

Câu 4. Móc khối gỗ vào lực kế lò xo và kéo cho khối gỗ chuyển động. Lúc khối gỗ chuyển động ổn định thì lực kéo khối gỗ là bao nhiêu?

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170

Học sinh tự thực hiện và ghi lại kết quả.

Giải Bài 1

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170

Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật nằm cân bằng, số chỉ của lực kế là 2 N. Điều này có nghĩa

A. khối lượng của vật bằng 2 g

B. trọng lượng của vật bằng 2 N

C. khối lượng của vật bằng 1 g

D. trọng lượng của vật bằng 1 N

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170

Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật nằm cân bằng, số chỉ của lực kế là 2 N. Điều này có nghĩa là: trọng lượng của vật bằng 2 N hay khối lượng của vật bằng 200g.

Chọn B

Giải Bài 2 trang 171 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170

Nếu treo vật có khối lượng 1 kg vào một cái “cân lò xo” thì lò xo của cân có chiều dài 10 cm. Nếu treo vật có khối lượng 0,5 kg thì lò xo có chiều dài 9 cm. Hỏi nếu treo vật có khối lượng 200g thì lò xo sẽ có chiều dài bao nhiêu?

Độ biến dạng của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170

Độ biến dạng của lò xo khi treo vật có khối lượng 0,5 kg là: 10 – 9 = 1 cm

Độ dài ban đầu của lò xo là: 9 – 1 = 8 cm

Ta thấy: 0,5 kg = 500 g => dãn 1 cm

=> Nếu treo vật có khối lượng 200 g thì lò xo dãn \(\dfrac{{200.1}}{{500}} = 0,4cm\)

Vậy khi treo vật có khối lượng 200 g thì lò xo sẽ có chiều dài là: 8 + 0,4 = 8,4 cm

Giải bài 3 trang 171 Khoa học tự nhiên 6 CTST

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170

Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi treo các vật có khối lượng m khác nhau vào lò xo thì chiều dàicủa lò xo là l được ghi lại trong bảng dưới đây. Hãy ghi chiều dài của lò xo vào các ô có khối lượng m tương ứng theo mẫu bảng dưới đây:

m (g)

20

40

50

60

l (cm)

22

?

25

?

Độ biến dạng của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170

Từ số liệu cho ở bảng ta thấy:

Độ biến dạng của lò xo khi treo vật có khối lượng m1 = 20g là: 22 – 20 = 2cm

Độ biến dạng của lò xo khi treo vật có khối lượng m3 = 50g là: 25 – 20 = 5cm

Suy ra:

Độ biến dạng của lò xo khi treo vật có khối lượng m2 = 40g là: \(\dfrac{{40.2}}{{20}} = 4cm\)

=> \({l_2} = 20 + 4 = 24cm\)

Tương tự, ta có: \({l_3} = 20 + \dfrac{{60.2}}{{20}} = 26cm\)

Do đó, ta có bảng sau:

m (g)

20

40

50

60

l (cm)

22

24

25

26

Giải bài 4 trang 171 SGK Khoa học lớp 6 CTST

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170

Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo treo một quả cân có khối lượng 50 g. Khi quả cân nằm cân bằng thì lò xo có chiều dài 12 cm. Hỏi khi treo 2 quả cân như trên vào lò xo thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Cho biết độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 170

Độ biến dạng của lò xo khi treo quả cân khối lượng 50 g là: 12 – 10 = 2 cm

Khi treo hai quả cân như trên, tức khối lượng lúc này là 2. 50 = 100 g.

Khi đó, độ biến dạng của lò xo là: 2.2 = 4cm ( do độ dãn tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo).

Chiều dài của lò xo lúc này là: 10 + 4 = 14 cm