Kinh nguyệt ra nhiều ở tuổi tiền mãn kinh

Một trong các triệu chứng tiền mãn kinh dễ nhận thấy nhất là làn da của bạn đang dần bị khô ráp, chảy xệ, dễ bị kích ứng, mỏng dần, dễ bị bầm tím… Ngoài ra, ở giai đoạn tiền mãn kinh, bạn cũng có thể bị mụn trứng cá, phát ban, đặc biệt các vết thương ngoài da lâu lành hơn so với trước kia.

Sự suy giảm nồng độ estrogen khiến da mỏng, dễ bị bầm tím, trở nên khô, ráp do mất dần khả năng giữ ẩm. Tình trạng mất collagen khiến khả năng đàn hồi của da bị giảm, các nếp nhăn hình thành. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày. Điều này giúp làm dịu làn da của bạn, phần nào tránh được các kích ứng.

13. Mắt và miệng bị khô

Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh thường bị khô mắt, viêm mắt, mắt dễ bị kích thích. Tình trạng mắt khô khiến nhiều người không thể đeo kính áp tròng thường xuyên do thiếu chất bôi trơn trên mô che nhãn cầu.

Ngoài ra, họ cũng có thể bị khô miệng gây khó chịu. Tình trạng khô miệng có thể nghiêm trọng đến mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Thiếu nước bọt có thể dẫn đến tăng nguy cơ sâu răng, bệnh nha chu, viêm nướu…

Giải pháp để chống lại triệu chứng tiền mãn kinh này là giữ vệ sinh răng miệng thật sạch, ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước.

14. Mùi cơ thể

Nồng độ estrogen giảm gây ảnh hưởng đến vùng dưới đồi. Điều này có thể khiến bạn bị bốc hỏa và đổ mồ hôi. Tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều có thể là nguyên nhân gây ra mùi cơ thể.

Để hạn chế tình trạng bốc hỏa, bạn hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga… Ngoài ra, bạn nên mặc quần áo bằng chất liệu thoáng mát, tắm rửa thường xuyên và sử dụng chất khử mùi nhằm ngăn ngừa mùi của cơ thể.

15. Trí nhớ giảm, gặp vấn đề với sự tập trung

Mãn kinh cũng ảnh hưởng đến các kỹ năng ngôn ngữ và các chức năng khác liên quan đến trí nhớ. Đây là lý do giải thích tại sao khi bạn trải qua thời kỳ tiền mãn kinh và nồng độ estrogen giảm, bạn có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin mới hoặc truy xuất những gì đã có trong đầu. Một lý do khác cho vấn đề trí nhớ là chứng mất ngủ của thời kỳ tiền mãn kinh khiến bạn mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ.

Sự sụt giảm nồng độ estrogen cùng với tình trạng bốc hỏa, mất ngủ hay giấc ngủ bị gián đoạn, thay đổi tâm trạng, trầm cảm có thể là các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tin mừng là vấn đề về trí nhớ và sự tập trung chỉ là tạm thời.

16. Thay đổi nồng độ cholesterol

Việc hormone estrogen suy giảm có thể dẫn đến những thay đổi mang tính bất lợi về nồng độ cholesterol trong máu. Điều này có thể làm tăng cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) được gọi là cholesterol xấu góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Đồng thời, mức cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) hay còn gọi là cholesterol tốt giảm ở nhiều phụ nữ khi có tuổi, điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Nếu biết trước các triệu chứng tiền mãn kinh, bạn sẽ không quá lo lắng khi bước vào giai đoạn này. Đồng thời, bạn cũng sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân để vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng.

Thời kỳ tiền mãn kinh của chị em phụ nữ kéo dài từ 2 đến 5 năm tùy cơ thể mỗi người, thường xuất hiện ở phụ nữ sau tuổi 40. Chứng rối loạn chủ yếu và biểu hiện rõ nhất là kinh nguyệt.

Kinh nguyệt ra nhiều ở tuổi tiền mãn kinh

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chị em phụ nữ.

Rối loạn kinh nguyệt: Là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, có thể do nội tiết, có thể tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ, đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi điều kiện và môi trường sống.

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Quá trình sụt giảm mạnh nhất nội tiết tố estrogen do buồng trứng tiết ra diễn ra sau tuổi 40 và tới tuổi 55 thì lượng estrogen chỉ còn 10% so với hồi trẻ. Sự thiếu hụt nội tiết tố nữ khiến quá trình rụng trứng diễn ra không đều, đồng thời gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt ở mỗi người phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh mỗi khác nhau, có thể là kinh nguyệt kéo dài, huyết ra không đều, nhiều hơn hoặc ít hơn, kinh nguyệt sau sinh… Trường hợp tắt kinh cũng có thể xảy ra nếu trong vòng 12 tháng không có kinh liên tiếp, nếu không vẫn là kinh nguyệt không đều.

Kinh nguyệt ra nhiều ở tuổi tiền mãn kinh

Rong kinh là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt hay gặp nhất.

Rong kinh là 1 trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt hay gặp nhất. Theo thời gian, chức năng buồng trứng suy giảm kéo theo sự mất cân bằng hormon sinh dục. Vì vậy, kinh nguyệt thường sẽ không phóng noãn, giai đoạn hoàng thể kém hoặc không có. Biểu hiện bằng số ngày hành kinh kéo dài hoặc xuất huyết nhiều hơn. Nếu không phát hiện và can thiệp, tiên lượng hồi phục sẽ kém hơn. Rong kinh dù là cơ năng vẫn có thể gây ra tình trạng thiếu máu mạn tính. Gây trở ngại cho sinh hoạt và lao động. Nếu kéo dài sẽ rất nguy hiểm.

Rối loạn kinh nguyệt không chỉ gây ra những khó chịu, mệt mỏi khi vòng kinh không đều mà còn gây ra gánh nặng tinh thần cho người phụ nữ và ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng của họ. Tuy nhiên, chị em cũng cần hiểu rõ đây là một thời kỳ sinh lý bình thường mà nguyên nhân chính là do sự suy giảm nội tiết tố nữ, chị em hoàn toàn có thể đối phó được.

Liệu pháp hormone thuốc có chứa estrogen hoặc progesterone. Chị em nên bổ sung thêm sắt bằng các thức ăn hằng ngày giàu sắt như trứng, thịt, cá, đậu đỗ, các loại rau lá màu xanh đậm... Các loại quả chín như đu đủ, táo tây, hồng xiêm, lê... 

Rèn luyện thể dục thể thao: Ngoài ra, bạn cũng nên hoạt động thể thao thông qua các bài tập như đi bộ, chạy bộ, ngồi thiền, yoga, đạp xe, bơi lội… Có thể nói đây là giải pháp giảm stress nhanh chóng, góp phần điều hòa tâm trạng ổn định, cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

Luôn giữ tâm trạng vui vẻ: Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt. Trong giai đoạn này chị em cần thư giãn, sống vui vẻ, lạc quan, tránh lo âu, muộn phiền. Hãy dành thời gian thư giãn với những hình thức mà bạn yêu thích như đi du lịch, shopping, xem phim, nghe nhạc, đọc sách, không làm việc quá sức, ngủ điều độ, đúng giờ.

Ngủ quá nhiều trong một ngày có phải là bệnh?


Bs Thanh Vân

​Rong kinh do tiền mãn kinh không chỉ làm chị em khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến nhiều người lo lắng đến "mất ăn mất ngủ". Cùng tìm hiểu nguyên nhân rong kinh tiền mãn kinh và cách khắc phục tình trạng này nhé. 

1. Rong kinh là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở chị em thường kéo dài từ 28 – 32 ngày và thời gian hành kinh thường từ 3-5 ngày hay nói cách khác thời gian hành kinh xuất hiện từ ngày thứ nhất đến ngày thứ ba hoặc ngày thứ năm của chu kỳ. Máu kinh bình thường có màu đỏ sẫm, không đông, bao gồm máu tử cung và niêm mạc bong tróc của âm đạo - tử cung và nhiều vi khuẩn có sẵn trong cơ quan sinh dục nữ.

Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên bảy ngày, có tính chu kỳ lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt. Kèm theo đó là lượng máu kinh ra nhiều hơn, thường trên 80ml, trong khi lượng máu kinh bình thường cho mỗi chu kỳ khoảng 50 – 80ml.

Từ đó có thể nói rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt.

2. Nguyên nhân và biểu hiện rong kinh tiền mãn kinh 

Nguyên nhân gây rong kinh

Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, ở nửa đầu chu kỳ estrogen được bài tiết ra để kích thích sự phát triển của nang trứng, ngoài ra còn làm dầy lớp nội mạc tử cung, tăng trưởng và phát triển các tuyến trong nội mạc tử cung. Ở nửa sau của chu kì, sau khi rụng trứng, nang trứng (còn gọi là nang hoàng thể) sẽ bài tiết hormone progesterone, có tác dụng tiếp tục làm dầy lớp nội nội mạc tử cung, tăng sinh các tuyến và các mạch máu tân tạo ở nội mạc tử cung. Kết quả tạo ra môi trường tốt nhất, thuận lợi nhất cho trứng khi được thụ thai làm tổ trong buồng tử cung.

Trong chu kỳ kinh nguyệt mà trứng không được thụ thai, thì đến cuối chu kỳ các hormone estrogen và progesterone giảm xuống, làm bong lớp nội mạc tử cung, kèm theo đó là hiện tượng ra máu. Đó là cơ chế hình thành kinh nguyệt. Do các hormone sinh dục được bài tiết có tính chu kỳ, tạo nên kinh nguyệt cũng có tính chu kỳ.

Tuy nhiên với chị em phụ nữ tiền mãn kinh, có thể đôi khi trứng không được giải phóng từ buồng trứng mặc dù estrogen vẫn được sinh ra. Lúc này cơ thể không đủ progesterone để cân bằng ảnh hưởng của estrogen, dẫn đến tình trạng rong huyết.

Có hai nguyên nhân gây ra triệu chứng rong kinh ở chị em phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, đó là:

  • Rong kinh thực thể: Là khi có tổn thương ở tử cung hay buồng trứng gây hành kinh kéo dài. Rong kinh dạng này thường gặp ở chị em mắc các bệnh như polyp tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung. Các chị em tiền mãn kinh hay gặp triệu chứng rong kinh thực thể này, máu kinh sẽ kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Rong kinh cơ năng: Là triệu trứng rong kinh nhưng không tìm thấy tổn thương ở các bộ phận trên. Lúc này nguyên nhân gây rong kinh là do rối loạn nội tiết của thời kỳ tiền mãn kinh.

Biểu hiện cho biết chị em bị rong kinh do tiền mãn kinh

  • Kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, thậm chí có người còn bị kéo dài cả tháng, lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường, chị em phải thay băng vệ sinh liên tục trong 4 tiếng.
  • Về ban đêm kinh nguyệt vẫn ra rất nhiều.
  • Chị em có dấu hiệu mệt mỏi, cơ thể xanh xao do mất máu.
  • Chị em có thể thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới.

3. Rong kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh có nguy hiểm không? 

Rong kinh là một trong số các dấu hiệu tiền mãn kinh nên chị em không cần quá lo lắng nhưng cũng không nên coi thường tình trạng này bởi rong kinh có thể mang đến nhiều rắc rối mà bạn không lường trước được.

Nếu chị em dùng cốc nguyệt san hay tampon thì có thể gặp nhiễm khuẩn ngược. Trường hợp nhiễm khuẩn sẽ vô cùng nghiêm trọng khi đã có trường hợp bị vô sinh và thậm chí tử vong. Việc lựa chọn sai cách dùng băng vệ sinh hay các cách hiện có trên thị trường để ngăn không cho máu kinh tràn trong những ngày đèn đỏ sẽ khiến chị em phải trả giá đắt.

Tình trạng viêm nhiễm khi rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh nói riêng và phụ nữ độ tuổi này nói chung xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Điều này là do hormone trong cơ thể thay đổi, đặc biệt là estrogen sẽ kéo theo rất nhiều hậu quả khác như dễ dàng mắc bệnh phụ khoa, đó là viêm nhiễm âm đạo, khô rát,… Đây là tình trạng chung vì nhiều vi khuẩn có lợi bị mất đi do mất cân bằng môi trường. Việc kinh kéo dài khiến vùng kín luôn ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập và phát triển.

Rong kinh kéo dài sẽ gây mất máu, về lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu. Chị em sẽ thấy các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, giảm khả năng lao động gắng sức, kém tập trung, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng...

Rong kinh đôi khi còn kèm theo ra khí hư, đau bụng dưới, căng tức ngực,... làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Về mặt tâm lý, nhiều chị em sẽ luôn có cảm giác khó chịu, thậm chí sợ hãi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt cũng như về quan hệ vợ chồng.

4. Các biện pháp khắc phục và cải thiện 

- Ăn uống: Để hạn chế những thay đổi do tiền mãn kinh mang đến nói chung và tình trạng rong kinh nói riêng, chị em cần một chế độ ăn uống đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất… để giúp tăng cường sức khỏe. Những thực phẩm chị em nên ăn thường xuyên là các loại rau xanh, củ quả, các loại hải sản giàu canxi. Đặc biệt chị em nên chọn sữa đậu nành, trứng, các loại ngũ cốc, rau xanh… là những thực phẩm có chứa estrogen tự nhiên, dễ ăn và an toàn cho chị em. 

- Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cho cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh mà còn giúp cho tuần hoàn máu trong toàn cơ thể. Chị em nên chọn môn thể thao thích hợp với sức khỏe và thời gian của mình. Những bộ môn như thái cực quyền, yoga và thiền… đều rất thích hợp cho chị em ở độ tuổi tiền mãn kinh. 

- Nghỉ ngơi: Hàng ngày chị em nên có thói quen nghỉ ngơi điều độ, đó là ngủ đủ 7 – 8 tiếng, tốt nhất nên ngủ sớm trước 10h tối. Ngủ sớm sẽ giúp chị em ngủ đủ giấc mà còn giúp chị em có thể dậy tập thể dục vào sáng sớm hôm sau. Tập thể dục sáng sớm sẽ giúp chị em tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời nên rất tốt để hấp thu canxi từ thực phẩm, tránh nguy cơ loãng xương ở người tiền mãn kinh.

- Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ trong đó có khám phụ khoa 6 tháng một lần là cách tốt nhất giúp chị em biết được tình trạng sức khỏe của mình và kịp thời điều trị nếu có vấn đề sức khỏe xảy ra. 

- Bổ sung sắt: Rong kinh có nghĩa là kỳ kinh sẽ kéo dài nhiều ngày nên chị em sẽ bị mất máu. Việc bổ sung sắt hàng ngày từ các loại rau lá canh đậm, thịt đỏ hoặc bổ sung sắt từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa sắt hữu cơ, acid folic, giúp ngăn ngừa thiếu máu, làm giảm ảnh hưởng của rong kinh kéo dài.

- Viên uống Estrogen thảo dược: Đây là cách bổ sung estrogen an toàn và hiệu quả được nhiều chị em tiền mãn kinh lựa chọn.

Các chuyên gia, bác sĩ sản phụ khoa khuyên chị em nên bổ sung viên uống có EstroG-100 được chiết xuất từ Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu. Đây là viên uống chứa estrogen thảo dược được các nền y học hàng đầu thế giới như FDA Mỹ, Hàn Quốc, Canada công nhận là an toàn, đồng thời đã trải qua quá trình sử dụng thực tế hơn 400 năm tại Hàn Quốc và Trung Quốc mà không ghi nhận tác dụng bất lợi nào. 

Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ nội tiết tố tự nhiên, hiện tượng rong kinh tiền mãn kinh cũng nhờ đó được cải thiện đáng kể.

Theo Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hồng Hải, Nguyên phó Giám đốc BV Đông y Hòa Bình, khi bổ sung estrogen từ EstroG-100 và các thành phần Glutathione, Gamma – Oryzanol, Collagen và Curcumin không chỉ giúp chị em đẹp da mà còn giúp điều hòa kinh nguyệt.

Rong kinh là một trong những triệu chứng tiền mãn kinh mà chị em phụ nữ nào cũng có thể gặp phải. Thay vì âu sầu lo lắng, chị em hãy đón nhận tình trạng này một cách vui vẻ, chú ý giữ vệ sinh vùng kín khi bị rong kinh. Nếu thấy máu kinh ra nhiều và cơ thể mệt mỏi, chóng mặt thì nên đến bệnh viện để được khám và can thiệp kịp thời. 

Bác sĩ Hồng Hải nói về tác dụng điều hòa kinh nguyệt vừa hiệu quả vừa an toàn của viên uống chứa EstroG-100 

Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được chuyên gia tư vấn miễn phí cách khắc phục hoặc gửi về hòm thư điện tử