Kva khác với v như thế nào

Điện là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Ngoài việc sử dụng ra chúng ta phải nắm được một số kiến thức cơ bản liên quan đến dòng điện để nếu như mạch điện của nhà bị hỏng hóc, gặp sự cố xảy ra chập hoặc cháy thì chúng ta sẽ biết gọi điện cho ai cầu cứu, phân biệt được các vật dụng điện trong gia đình.

Mỗi kí hiệu của thiết bị điện đều có một ý nghĩa riêng. Vì vậy để đảm bảo được sự an toàn của bản thân mình, bạn cần hiểu rõ nội dung của chúng. Ý nghĩa của các kí hiệu kW, kVA và kv là gì thì những thông tin dưới đây mình sẽ giải thích với các bạn.

Giới thiệu về kV

kV phát âm là “ ki-lô-Vôn ”. Đây là đơn vị dùng để đo hiệu điện thế hay còn được gọi là điện áp của dòng điện. Ký hiệu của nó là U hoặc V. Vôn được đặt tên theo nhà vật lý người Ý Alessandro Volta nhằm vinh danh những cống hiến và sáng tạo của ông đối với mảng nghiên cứu này.

Có rất nhiều cách để người ta hiểu đơn giản về hiệu điện thế nhưng tóm lại, nó được dùng để đo sự chênh lệch điện thế giữa hai dòng điện. Sự khác biệt về điện thế giữa hai dòng điện (tức là điện áp) trong điện trường tĩnh được định nghĩa là công việc cần thiết trên một đơn vị điện tích di chuyển một điện tích thử giữa hai điểm của dòng điện.

Ta có thể tính hiệu điện thế bằng công thức như sau như sau: U = P/I

Trong đó: U là hiệu điện thế (kV) (V)

P là công suất dòng điện (kW) (W) (kVA)

I là cường độ dòng điện (A)

Quy ước để đổi đơn vị giữa kV và V là: 1kV = 1000V

Định nghĩa về kW, kVA.

  • kW

kW được phát âm là “ ki-lô-oắt ” . kW hay W là tên viết tắt của đơn vị, được lấy theo tên của nhà khoa đã phát kiến ra nó là James Watt. Nó là đơn vị tính công suất tác dụng của máy.

Công suất này sẽ cho bạn biết sự thay đổi của năng lượng trong một thời gian nhất định. Ta có thể tính lượng công suất này dựa theo công thức: P = U.I

Trong đó: P là ký hiệu của công suất (kW) (W)

U là hiệu điện thế (V)

I là cường độ dòng điện (A)

Nguyên tắc quy đổi đơn vị giữa kW và W là: 1kW = 1000W

  • kVA

Trong mạch điện một chiều hay mạch điện lý tưởng, kVA tương đương với kW, tuy nhiên với một mạch điện xoay chiều sẽ xuất hiện công suất phản kháng, ta sẽ có thể hiểu đại khái sau: (kVA) = (kW) + công suất phản kháng. Như vậy bạn có thể thấy công suất có đơn vị kVA sẽ bằng tổng của công suất có ích với đơn vị là kW và công suất phản kháng (gây trở ngại cho dòng điện).

Đơn vị kVA đọc là ki-lô Vôn Am-pe, ký hiệu là S, thường được dùng cho công suất cả dòng điện.

Ta có thể tính công suất của kVA bằng câu thức sau : S = U.I.cos(Ø)

Trong đó: S là ký hiệu công suất toàn phần (hay còn gọi là công suất biểu kiến)

U là hiệu điện thế (V)

I là cường độ dòng điện (A)

Có một lưu ý nhỏ là với một mạch điện lý tưởng (không có công suất phản kháng), ta sẽ có hệ số công suất cos(Ø)=1.

Ta có thể quy đổi đơn vị giữa kVA và VA theo nguyên tắc như sau: 1kVA = 1000VA

Bản thân mỗi kí hiệu điện tử được in nổi ở trên thân vật dụng đều có những ý nghĩa riêng. Chúng ta cần phải phân biệt , xác định, ghi nhớ và tuân thủ nghiêm ngặt những gì vật dụng thể hiện thông qua các thông số kĩ thuật. Muốn đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình trong quá trình sử dụng, chúng ta cũng tránh để, kê các vật dụng ở những nơi ẩm thấp để đồ dùng luôn mới mẻ, được sử dụng lâu dài.

Kva khác với v như thế nào

Chúng ta thường nghe thấy đại lượng kVA đo dung lượng của máy biến áp chứ không phải là kW giống như động cơ điện, hay máy phát điện. Vậy kVA là gì, và nó biểu thị đại lượng nào, hãy tìm hiểu kỹ hơn dưới đây nhé.

Công suất kVA là gì ?

Kva khác với v như thế nào

Trong mạng lưới điện xoay chiều, công suất biểu kiến S được biểu thị bằng tổng vecto công suất thực P và công suất phản kháng Q, còn được viết tắt là kVA đơn vị biểu thị công suất dòng điện.

Nhìn hình trên ta thấy.

  • kVA là đơn vị tính công suất biểu kiến hay còn được gọi là công suất toàn phần của máy S=U.I
  • kW là được biểu thị là công suất thực, được biểu thị P = U.I Cos phi
  • kVAr là công suất phản kháng có công thức là Q = U. I Sin phi

Xem thêm : Hiểu thế nào là Công suất phản kháng.

Lượng điện năng truyền tải từ nhà máy phát điện đến nơi tiêu thụ gồm hai thành phần. Phần gây ra công suất thực gọi là P đơn vị là kW, phần gây ra công suất ảo là Q đơn vị là kVAr và tổng là công suất toàn phần S = U.I (kVA).

Trong thực tế người ta chỉ quan tâm đến công suất thực kW là năng lượng hữu ích chuyển đổi trực tiếp sang cơ năng, nhiệt năng mà chúng ta cần.

kVA trong thực tế

Chúng ta biết rằng điều kiện để một máy biến áp làm việc phải đảm bảo hai yếu tố sau:

  1. Tổn thất của máy biến áp phải nằm trong khung giới hạn cho phép từ nhà sản xuất thường kí hiệu là Un% được ghi trên catalog.
  2. Nhiệt độ của cuộn dây đồng và lõi của máy biến áp không vượt quá mức cách điện cho phép.

Và thấy rằng các điều kiện trên chỉ liên quan đến dòng điện truyền tải trong máy biến áp. Vậy nên ở các nút trung áp, hạ áp, đặt các máy biến áp, trên bảng tên máy phát thường ghi công suất tính bằng kVA, hay mVA.

Kva khác với v như thế nào

Nếu chúng ta chỉ biết thông số kW của máy biến áp

Với mỗi biến áp cấp điện áp khác nhau tương ứng với mỗi dòng điện thì nó truyền tải công suất thực cũng khác nhau

Ta phải hiểu rằng, đại lượng kVA bao gồm kW là năng lượng thực, cái mà doanh nghiệp, người dân cần sử dụng, và kVar năng lượng phản kháng, cần thiết cho những tải cảm.

Mối quan hệ giữa kVA và kW.

Người ta chỉ quan tâm đến lượng điện thực kW, nhưng khi tính tổng năng lượng trong ngành điện thì là kVA.

Vậy cách đổi từ kW sang kVa  giữ các đơn vị điện năng như thế nào. Chúng ta xem bảng dưới đây.

Trong cuốn máy điên cơ sở, công thức tính công suất máy biến áp là

P = U. I. Cos phi

Trong đó

  • P là công suất đơn vị là VA
  • U là hiệu điện thế có đơn vị là V.
  • I là cường độ dòng điện đơn vị là A
  • Phi là góc lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện áp qua thiết bị tiêu thụ điện.

Đối với khu hộ gia đình, tiền điện mà chúng ta trả hàng tháng là lượng điện thực này kW, nên với một động cơ có công  suất 1 kVA mà có hệ số công suất cos phi = 0.8 thì lượng điện tiêu thụ là 0.8 kW ( lượng điện phải trả tiền).

Và ta có mối liên hệ giữa công suất thực kW và công suất biểu kiến kVA là: kW = kVA nhân cos phi. Thường thì cos phi dao động từ 0.2 đến 0.9 nên 1 kVA = 0.2 đến 0.8 kW ( tùy theo mỗi quy định của hãng chế tạo ).

Kva khác với v như thế nào