Ký hiệu viết tắt của thuốc hạt là

  • Các mẫu thuốc: dạng bột, dạng thấm nước, dạng hạt và dạng sữa
  • Một số nhãn hiệu thuốc của 3 nhóm độc: rất độc, độc cao và cẩn thận

Phân biệt độ độc của thuốc theo kí hiệu và biểu tượng qua nhãn mác:

  • Nhóm độc 1: "Rất độc", "Nguy hiểm" kèm theo đầu lâu trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu đỏ dưới cùng nhãn

Ký hiệu viết tắt của thuốc hạt là

Hình 1. Biểu tượng của nhóm độc 1

  • Nhóm độc 2: "Độc cao" kèm theo chữ thập màu đen trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng

Ký hiệu viết tắt của thuốc hạt là

Hình 2. Biểu tượng của nhóm độc 2

  • Nhóm độc 3: "Cẩn thận" kèm theo hình vuông đặt lệch có vạch rời ở giữa (có thể có hoặc không)

Ký hiệu viết tắt của thuốc hạt là

Hình 3. Biểu tượng của nhóm độc 3

b. Tên thuốc

Bao gồm: Tên sản phẩm, hàm lượng chất tác dụng, dạng thuốc

Ví dụ: Padan 95 SP

Ký hiệu viết tắt của thuốc hạt là

Hình 4. Ý nghĩa tên thuốc Padan 95 SP

Ngoài ra trên nhãn thuốc còn ghi công dụng của thuốc, cách sử dụng, khối lượng hoặc thể tích,… Trên vạch dưới cùng của nhãn còn in các quy định về an toàn lao động.

Ký hiệu viết tắt của thuốc hạt là

Hình 5. Nhãn thuốc trừ sâu, bệnh

2. Quan sát một số dạng thuốc

Dựa vào đặc điểm để nhận biết 1 số dạng thuốc như:

  • Thuốc bột (viết tắt: B, D, BR) ở dạng bột tươi, màu trắng, trắng ngà hay màu khác, không hòa tan trong nước, khi hòa vào nước thuốc nổi như bột gạo
  • Thuốc bột thấm nước (viết tắt: WP, BTN, DF, WDG) ở dạng bột tơi, màu trắng hay trắng ngà, có khả năng phân tán trong nước và tạo nên hỗn hợp huyền phù. Để lâu có khả năng tách hợp
  • Thuốc bột hòa tan trong nước (viết tắt: SP, BHN) ở dạng bột màu trắng hay trắng ngà, có khả năng tan trong nước tạo thành dung dịch
  • Thuốc hạt (viết tắt: G, GH, H) ở dạng hạt nhỏ, cứng, không vụn, màu trắng hay trắng ngà, tan dần trong nước
  • Thuốc sữa (viết tắt: EC, ND) ở dạng lỏng trong suốt, khi hòa vào nước dưới các phần tử thuốc phân tán trong nước dưới dạng hạt nhỏ có màu đục như sữa
  • Thuốc nhũ dầu (viết tắt: SC) ở dạng lỏng, đặc sền sệt, khi phân tán trong nước cũng tạo hỗn hợp dạng sữa
  • Dung dịch đậm đặc hòa tan (viết tắt: LC, SCW, DD): dung dịch trong suốt, khi hòa vào nước tạo thành dung dịch thật

Trong thực hành lâm sàng y khoa thực tế, ở trong cả việc kê đơn cũng như trao đổi thông tin giữa các nhân viên y tế thì những thuật ngữ được viết tắt bằng các chữ cái đầu của tiếng Anh rất thường được sử dụng.

Trong đó các đường dùng thuốc là những thuật ngữ thường xuyên được sử dụng nhất như ký hiệu của tiêm tĩnh mạch (IV). Vì vậy việc hiểu được các ký hiệu viết tắt này không chỉ giúp việc trao đổi thông tin được thuận tiện mà còn tiết kiệm được thời gian của những người thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe.

Các ký hiệu viết tắt của đường dùng thuốc sẽ gồm các ký hiệu sau:

  • AAA: Apply to affected area (thuốc dùng cho phần bị ảnh hưởng)
  • AD: Right ear (ký hiệu tai trái); AS: left ear (ký hiệu tai phải); AU: each ear (ký hiệu dùng cho cả hai tai)
  • Garg: Gargle (ký hiệu thuốc súc miệng, họng)
  • ID: Intradermal (ký hiệu tiêm trong da)
  • IJ: Injection (ký hiệu thuốc tiêm)
  • IM: Intramuscular (ký hiệu tiêm bắp)
  • IN: Intranasal (ký hiệu thuốc dùng trong mũi)
  • Inf: Infusion (ký hiệu truyền dịch)
  • Instill: Instillation (ký hiệu thuốc dùng nhỏ giọt)
  • IP: Intraperitoneal (ký hiệu thuốc dùng trong màng bụng)
  • IV: Intravenous (ký hiệu tiêm tĩnh mạch)
  • NGT: Nasogastric tube (ký hiệu đường dùng bằng ống thông mũi dạ dày)
  • OD: Right eye (mắt phải); OS: Left eye (mắt trái); OU: both eye (cả hai mắt)
  • Per os/ PO: By mouth or orally (ký hiệu đường uống)
  • PR: Per the rectum (ký hiệu đường trực tràng)
  • PV: Per the vagina (ký hiệu đường âm đạo)
  • SL: Sublingual, under the tongue (ký hiệu đường dưới lưỡi)
  • SQ/SC: Subcutaneously (ký hiệu tiêm dưới da).

Ký hiệu viết tắt của thuốc hạt là

Ký hiệu thuốc sử dụng đường uống là Per os/ PO (By mouth or orally)

Trong một y lệnh, ngoài những thông tin về tên thuốc, đường dùng có các thuật ngữ viết tắt thì cách sử dụng thuốc cũng có những cách viết tắt quy ước quốc tế như sau:

  • a.c: Before the meal (dùng trước bữa ăn)
  • b.i.d: Twice a day (dùng hai lần một ngày)
  • gtt: Drops (sử dụng bằng các nhỏ giọt)
  • p.c: After meals (dùng sau bữa ăn)
  • p.o: By mouth, orally (dùng đường uống)
  • q.d: Once a day (dùng một lần mỗi ngày)
  • t.i.d: Three times a day (dùng 3 lần mỗi ngày)
  • q.i.d: Four times a day (dùng 4 lần mỗi ngày)
  • q.h: Every hour (dùng mỗi giờ)
  • q.2h: Every 2 hours (dùng mỗi 2 giờ)
  • q.3h: Every 3 hours (dùng mỗi 3 giờ)
  • q.4h: Every 4 hours (dùng mỗi 4 giờ).

Như vậy có thể thấy rằng sẽ có sự khác nhau cơ bản giữa ký hiệu q và id đó là:

  • q (q.1h. q.2h,...): Là ký hiệu đòi hỏi phải có khoảng cách chính xác về thời gian giữa những lần sử dụng thuốc ví dụ như ở trường hợp q.6h nếu thuốc tiêm lần 1 lúc 6 giờ thì bệnh nhân phải được tiêm lần 2 lúc 12 giờ
  • i.d (b.i.d, t.i.d,...): Là ký hiệu không đòi hỏi khoảng cách chính xác về thời gian mà chỉ cần đủ số lần sử dụng thuốc là được như uống thuốc vào các bữa sáng, trưa, chiều, tối.

Ký hiệu viết tắt của thuốc hạt là

Ký hiệu gtt: Drops trên tờ hướng dẫn sủng thuốc được hiểu là thuốc sử dụng bằng các nhỏ giọt

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Giới thiệu Khoa dược Vinmec

XEM THÊM:

Trên thị trường hiện nay, có các dạng thuốc trừ sâu khác nhau, tùy vào đặc tính lý học của hoạt chất hoặc mục đích sử dụng. Dạng thuốc được thể hiện dưới dạng viết tắt của từ tiếng Anh được in trên bao bì sản phẩm. Dưới đây là một số dạng thuốc trừ sâu phổ biến và những nguyên tắc khi pha trộn thuốc trừ sâu mà bạn nên biết. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

1. Các dạng thuốc trừ sâu thông dụng trong sản xuất nông nghiệp

Thông thường, mọi người hay quan tâm đến thành phần và công dụng của thuốc trừ sâu. Còn các dạng thuốc trừ sâu thì ít ai quan tâm, bởi thực ra nó cũng chỉ là hình thức của thuốc không gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cũng như hiệu quả mang lại. Về cơ bản, thuốc trừ sâu có các dạng như sau:

Ký hiệu viết tắt của thuốc hạt là
Có nhiều dạng thuốc trừ sâu khác nhau, tùy vào đặc tính lý học của hoạt chất hoặc mục đích sử dụng

1.1. Dạng thuốc trừ sâu thể rắn phải hoà với nước

Đầu tiên, là chế phẩm thuốc trừ sâu thể rắn cần phải hòa với nước trước khi tiến hành phun tưới cho cây trồng. Bao gồm thuốc hạt phân tán trong nước và thuốc bột thấm nước.

1.1.1. Thuốc trừ sâu dạng hạt phân tán trong nước (Ký hiệu WDG, WG)

Thuốc trừ sâu dạng hạt ở thể rắn, hạt thô, màu sắc thay đổi tùy thuộc vào từng loại thuốc. Chúng được hòa với nước để đổ vào bình bơm phun lên cây. Khi hoà với nước, những hạt thuốc trừ sâu sẽ rã ra và phân tán đều trong nước. Dạng thuốc này có ưu điểm là khi cân đong thuốc không bị bụi nên giảm được khả năng gây độc với người sử dụng, đảm bảo an toàn hơn. Khi đã hoà tan hoàn toàn trong nước, thuốc sẽ có đặc điểm tương tự như thuốc bột thấm nước.

Kiến thức hay: Gợi ý 2 loại thuốc trừ sâu lưu dẫn đem lại hiệu quả tối ưu

1.1.2. Thuốc trừ sâu dạng bột thấm nước (Ký hiệu BTN, WP, DF)

Trong các dạng thuốc trừ sâu, thuốc bột thấm nước ở thể rắn, hạt mịn, màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc, được hòa với nước để phun lên cây. Khi hoà với nước hạt thuốc sẽ lơ lửng trong nước tạo ra một huyền phù, có màu hơi đục hoặc trắng; tuỳ theo màu của thuốc ở dạng bột.

1.1.3. Thuốc trừ sâu dạng bột tan trong nước (Ký hiệu SP, WSP)

Thuốc trừ sâu dạng bột tan trong nước ở thể rắn, hạt mịn, màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc; được hòa với nước để phun lên cây. Khi hoà với nước, loại thuốc này sẽ tan hoàn toàn trong nước, không thấy những hạt thuốc lơ lửng trong nước như trường hợp thuốc bột thấm nước bên trên.

1.2. Dạng thuốc trừ sâu thể rắn không cần hoà với nước

Các dạng thuốc trừ sâu thể rắn không cần hòa với nước bao gồm thuốc hạt và thuốc bột rắc. Mỗi loại lại có những đặc điểm riêng, tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn sản phẩm phù hợp.

Ký hiệu viết tắt của thuốc hạt là
Thuốc trừ sâu dạng bột rắc ở thể rắn, hạt mịn, màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc

1.2.1. Thuốc trừ sâu dạng bột rắc (Ký hiệu BR, D)

Thuốc trừ sâu dạng bột rắc ở thể rắn, hạt mịn, màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc. Hàm lượng hoạt chất trong thuốc bột rắc cũng không cao, chỉ chiếm khoảng 5-10%. Thuốc có thể dùng phun lên cây hoặc phun lên mặt đất hoặc trộn với hạt giống nhưng không hòa với nước. Hạn chế của sản phẩm thuốc trừ sâu dạng bột rắc là dễ bị gió cuốn đi xa, dễ bị mưa làm rửa trôi nên ít được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.

1.2.2. Thuốc trừ sâu dạng hạt (Ký hiệu H, G, Gr)

Thuốc trừ sâu dạng hạt không cần hòa với nước trước khi dùng ở thể rắn, có kích thước như hạt cát, hạt gạo tương đối đồng đều; màu sắc thay đổi tuỳ thuộc loại thuốc. Hàm lượng hoạt chất trong thuốc hạt thường không cao, chỉ khoảng 10%. Chúng thường được dùng để rải vào đất, không hòa nước hay trộn thêm vôi, tro, đất,… để trừ sâu bệnh, cỏ dại.

1.3. Dạng thuốc trừ sâu thể lỏng không hoà với nước

Thuốc ULV nằm trong danh sách các dạng thuốc trừ sâu điển hình. Sản phẩm ở dạng lỏng, bao gồm hoạt chất được hòa tan trong một dung môi đặc biệt và có thêm những chất phụ gia khác. Thuốc trong suốt, có màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc. Thuốc ULV không cần phải hoà loãng với nước và phải được phun bằng loại máy bơm đặc biệt. Lượng thuốc dùng cho mỗi hecta cây trồng rất thấp, chỉ khoảng 1 lít/ha. Sản phẩm thuốc trừ sâu ULV chưa được sử dụng phổ biến, nó thường được dùng để phòng trừ sâu hại cải, đay, bông vải.

1.4. Dạng thuốc trừ sâu thể lỏng phải hòa với nước

Các dạng thuốc trừ sâu ở thể lỏng yêu cầu phải hòa loãng với nước trước khi phun trừ sâu bệnh cho cây trồng gồm có thuốc nhũ dầu, thuốc dạng dung dịch và thuốc dạng huyền phù.

1.4.1. Thuốc trừ sâu dạng dung dịch (Ký hiệu DD, SC, AS, SL)

Thuốc trừ sâu dạng dung dịch lỏng, trong suốt, có màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc, được pha loãng để phun lên cây. Trong trường hợp này, hoạt chất tan hoàn toàn trong nước. Cho nên, khi chưa pha thuốc với nước hoặc sau khi đã tiến hành hòa loãng với nước sẽ tạo ra những chất lỏng đồng nhất và trong suốt.

Ký hiệu viết tắt của thuốc hạt là
Thuốc trừ sâu dạng dung dịch lỏng, trong suốt, được pha loãng để phun lên cây

1.4.2. Thuốc trừ sâu dạng nhũ dầu (Ký hiệu ND, EC)

Thuốc trừ sâu dạng nhũ dầu ở dạng lỏng, trong suốt, màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc, được pha loãng với nước để phun lên cây. Khi mới hoà với một lượng nhỏ nước, nước thuốc sẽ có màu trắng như sữa. Nếu đổ thêm nước vào, màu trắng đục sẽ nhạt dần. Khi quan sát giọt nước thuốc dưới kính phóng đại sẽ dễ dàng nhìn thấy trong  giọt nước thuốc có chứa rất nhiều giọt thuốc nhỏ li ti và phân bố đều trong giọt nước.

1.4.3. Thuốc trừ sâu dạng huyền phù (Ký hiệu HP, F, FL, AP)

Thuốc trừ sâu dạng huyền phù ở thể lỏng, sánh. Màu sắc thuốc thường là màu trắng đục hoặc một số màu khác tuỳ theo loại thuốc. Trong bao bì, thuốc dễ bị lắng nên bạn phải lắc cho hoà đều trước khi rót đong thuốc. Hoạt chất của thuốc trừ sâu dạng huyền phù được hoà tan trong các phụ gia ở thể lỏng. Khi hoà vào nước để phun lên cây sẽ tạo thành một huyền phù có các hạt rất mịn lơ lửng đều trong nước.

Bạn có biết: Thuốc diệt côn trùng sinh học dùng sản phẩm nào tốt, an toàn?

2. Nguyên tắc pha các dạng thuốc trừ sâu đúng kỹ thuật

Việc sử dụng các dạng thuốc trừ sâu phải đúng cách, từ khâu chọn mua sản phẩm chính hãng chất lượng cao đến bước pha, thao tác phun thì mới có thể đem lại hiệu quả cao. Bà con nông dân cần nắm vững một số nguyên tắc như những loại thuốc nào có thể pha chung, loại nào pha trước, loại nào pha sau; những loại thuốc nào không được phép pha chung với nhau. Bởi nếu mix không đúng loại hoặc pha không đúng thứ tự có thể làm mất tác dụng của thuốc.

2.1. Các nhóm thuốc có thể pha chung với nhau

Bạn chỉ nên kết hợp các thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm gốc khác nhau thì mới mang lại hiệu quả cao. Ví dụ như nhóm thuốc lân có thể mix cùng cacbamat, cacbamat + cúc, cacbamat + điều hòa sinh trưởng, lân + cúc, thuốc vi sinh phối hợp + gốc lân hoặc cúc. Thường là sẽ kết hợp những dạng thuốc trừ sâu có công dụng khác nhau như tiếp xúc, xông hơi, vị độc, nội hấp, lưu dẫn,… Với cách pha như sau:

  • Nếu kết hợp hai loại thuốc để trừ hai nhóm đối tượng khác nhau thì cần giữ nguyên nồng độ mỗi loại thuốc như khi dùng riêng.
  • Nếu kết hợp hai loại thuốc có cùng đối tượng diệt trừ là sâu hoặc bệnh thì có thể giảm nồng độ một hoặc cả hai loại thuốc, mức giảm nhiều nhất là 50% nhưng lượng nước phun phải đủ theo yêu cầu.
  • Khi pha, nên lần lượt cho loại thuốc thứ nhất vào bình rồi cho nước vào khoảng nửa bình xong khuấy đều. Sau đó, mới cho loại thuốc thứ hai vào rồi tiếp tục thêm nước cho đầy bình, đến khi đủ lượng nước mình cần pha. 
Ký hiệu viết tắt của thuốc hạt là
Bạn chỉ nên kết hợp các thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm gốc khác nhau

2.2. Các nhóm thuốc không nên pha chung với nhau

Làm thế nào để kiểm tra các dạng thuốc trừ sâu có thể hay không thể kết hợp với nhau? Bạn lấy mỗi loại thuốc một ít pha chung vào một cái cốc thủy tinh, sứ hoặc nhựa, khuấy nhẹ cho hòa tan. Đợi 5 phút nếu thấy có hiện tượng kết tủa bên dưới, đóng vàng trên bề mặt, sủi bọt, bốc khói tỏa nhiệt hoặc biến đổi màu bất thường thì không nên pha trộn chung.

  • Không kết hợp thuốc trừ bệnh với chất điều hòa sinh trưởng hoặc phân bón qua lá. 
  • Không được pha chung thuốc trừ bệnh có nguồn gốc chất kháng sinh với thuốc trừ sâu vi sinh.
  • Không pha chung thuốc trừ sâu, trừ bệnh với các loại thuốc gốc đồng như Copper B , Coc 85. Bởi thuốc trừ sâu có tính axit, trong khi thuốc gốc đồng có tính kiềm cao. Nếu pha chung sẽ trung hòa, làm giảm hiệu quả của các loại thuốc. 

Việc hiểu rõ các dạng thuốc trừ sâu cũng như nguyên tắc pha trộn thuốc, sẽ giúp bạn biết cách để lựa chọn cũng như phát huy hết công dụng của sản phẩm. Hãy cùng chia sẻ bài viết trên đây, để mọi người quen của bạn cùng biết được những thông tin hữu ích này nhé! Nếu còn điều gì băn khoăn, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay tới My Garden để được tư vấn và hỗ trợ tận tình.