Liên hệ việc thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ ở địa phương

Hệ thống đang trong quá trình nâng cấp.
Hệ thống sẽ hoạt động trở lại ngay sau khi hoàn thành việc bảo trì, nâng cấp.

Giới thiệu về cuốn sách này

   * NGUYỄN HỒNG TRÀ, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy

BPO - Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh Bình Phước không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo phù hợp với chính quyền các cấp và xã hội bằng “Cương lĩnh, chiến lược, có định hướng về chính sách và chủ trương lớn; lãnh đạo công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát; luôn đổi mới công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ (giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị), thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu, nêu cao ý thức gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”1.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh luôn ý thức “Sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội”2 là tất yếu khách quan của lịch sử, là sự lựa chọn của nhân dân, là thực tế chính trị của địa phương. Với vai trò lãnh đạo, cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố và chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở không có mục đích nào khác là đem lại quyền dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, bởi “nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”3. Đảng bộ tỉnh xác định không có sự lãnh đạo của Đảng thì việc vận hành quyền lực của chính quyền các cấp có thể đi lệch mục tiêu ban đầu và tạo cơ hội cho việc xuất hiện lực lượng chi phối quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, vai trò lãnh đạo của Đảng không có nghĩa là bao biện, làm thay công việc của Nhà nước mà Đảng lãnh đạo là để gia tăng sức mạnh của chính quyền các cấp, bảo đảm chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở vận hành một cách có hiệu lực, hiệu quả, giữ đúng bản chất của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của mình.

Trong những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh luôn đề cao giá trị “đức trị” bằng việc dùng các chuẩn mực đạo đức xã hội để người dân noi theo, duy trì sự ổn định lâu dài của xã hội để tạo nên những đột biến trong phát triển, bền vững của xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế còn không ít cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, vi phạm pháp luật. Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Tỉnh ủy, cấp ủy, tổ chức đảng đã chỉ đạo ủy ban kiểm tra các cấp kiểm tra, phát hiện xử lý “34 đảng viên vi phạm liên quan đến tham nhũng, lãng phí, chiếm 4,98% so với tổng số đảng viên được kiểm tra; thi hành kỷ luật 81 đảng viên có vi phạm liên quan đến tham nhũng, chiếm 5,57% số đảng viên bị kỷ luật. Ngành Thanh tra tỉnh đã thực hiện 231 cuộc thanh tra kinh tế, xã hội trên các lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, tài chính ngân sách, y tế, giáo dục… Trong đó, số cuộc thanh tra trách nhiệm về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng là 39 cuộc, phát hiện 19 đối tượng có hành vi tham nhũng, thu hồi trên 26 tỷ đồng và 21.173,746m2 đất. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã điều tra, khởi tố 32 vụ, 71 bị can; kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát nhân dân đề nghị truy tố 26 vụ, 65 bị can; Viện kiểm sát nhân dân thụ lý, giải quyết và chuyển Tòa án nhân dân xét xử 24 vụ, 61 bị can”4.

Trong điều kiện xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, thực sự là “công bộc” của dân, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo phải lấy tinh thần “thượng tôn pháp luật” làm chuẩn mực ứng xử, làm thước đo giá trị ràng buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, mọi tổ chức đảng và đảng viên, có như vậy thì đường lối, chủ trương của Đảng mới được xem như thể chế pháp luật. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025 đã chỉ rõ trong thời gian tới cần tập trung các quan điểm sau:

Các đảng bộ trực thuộc tập trung chỉ đạo chính quyền các cấp cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng thành chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch để toàn xã hội thực hiện. Các cơ quan nhà nước phải xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện nghị quyết đảm bảo mọi chủ trương, đường lối của Đảng nhanh chóng đi vào cuộc sống, trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển địa phương. Đảng chỉ đạo các cơ quan nhà nước quyết định những vấn đề quan trọng về chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; những vấn đề trọng đại của địa phương. Việc thể chế hóa đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước phải đáp ứng yêu cầu thiết thực, hiệu quả. Đảng lãnh đạo nhưng không làm thay chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Cảnh giác và khắc phục khuynh hướng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc bao biện làm thay cũng như khuynh hướng các cơ quan nhà nước thụ động, né tránh trách nhiệm.

Tập trung chỉ đạo chính quyền các cấp quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương; phải đảm bảo mọi quyết định quan trọng của các cơ quan nhà nước tại địa phương đều có ý kiến chỉ đạo từ tổ chức đảng cơ quan, đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối; đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng không làm thấp vai trò của các cơ quan nhà nước; đảm bảo tính khách quan, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, để hiện thực hóa ý chí của Đảng, tập trung vào hoạch định chính sách công và phân bổ nguồn lực công, không để các “nhóm lợi ích” thao túng, trục lợi. Để giữ vững vai trò lãnh đạo, cầm quyền, Đảng giáo dục, thuyết phục, huy động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công việc nhà nước và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các quyết sách của chính quyền các cấp.

Yêu cầu các đảng bộ trực thuộc quyết định công tác cán bộ thuộc thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước thuộc quyền. Tổ chức đảng phải giữ vai trò giới thiệu những đảng viên ưu tú ứng cử vào các chức danh chủ chốt của bộ máy nhà nước và có trách nhiệm làm tốt công tác cán bộ, từ đào tạo, bồi dưỡng đến đánh giá, bố trí sắp xếp cán bộ; xây dựng nguồn quy hoạch, thử thách cán bộ thông qua luân chuyển cán bộ, cử cán bộ tham gia công tác thực tiễn, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn để giới thiệu cho bộ máy nhà nước; thông qua hệ thống tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước, Đảng lựa chọn, giới thiệu cán bộ, đảng viên của Đảng để HĐND các cấp bầu vào các cơ quan nhà nước, gắn với xác định tỷ lệ đảng viên, cơ cấu nhân sự trong từng cơ quan nhà nước mà Đảng phải nắm giữ, chi phối, để không tạo ra mối đe dọa đối với vị thế cầm quyền của Đảng.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua tổ chức đảng và đảng viên làm việc trong các cơ quan nhà nước; các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng, các chỉ thị, nghị quyết, quy chế, quy định... của Đảng. Xây dựng quy chế giám sát hoạt động của đội ngũ đảng viên làm việc trong bộ máy nhà nước, giám sát việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm Nhà nước thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ do Hiến pháp quy định, đồng thời phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân. Các đảng viên nắm giữ những chức vụ trong bộ máy nhà nước có trách nhiệm báo cáo công tác trước chi bộ, cấp ủy đảng, nơi sinh hoạt đảng về chức trách, nhiệm vụ được giao và mức độ hoàn thành công việc của mình; xây dựng cơ chế hiệu quả để quản lý nghiêm minh, kịp thời xử lý những đảng viên vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong việc thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền các cấp nhằm nâng cao chất lượng và đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của từng địa phương. Trong đó, tập trung vào những vấn đề như: hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước các cấp, trên cơ sở đó xem xét và quyết định sự tồn tại của từng cơ quan, tiếp tục tạo bước chuyển căn bản về cán bộ, công chức nhà nước đi liền với đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước và sử dụng đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí; có giải pháp đủ mạnh để phòng, chống quan liêu trong cán bộ, công chức nhà nước.

(còn nữa)

1Lịch sử Đảng bộ tỉnh (1930-2020),

2Điều 4 Hiến Pháp (2013), 

3Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995T.3

4Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020

Mối quan hệ: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” là vấn đề lớn, cơ bản, có ý nghĩa bao trùm, xuyên suốt cho quá trình vận hành của hệ thống chính trị; giải quyết tốt mối quan hệ này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Liên hệ việc thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ ở địa phương
(Hình minh họa)

Trong nội dung bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa (XHCN), mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của Nhân dân, lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng CNXH; xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam”.

Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ không chỉ là một nội dung cần phải giải quyết trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, còn là “cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”, cũng có nghĩa là một nguyên tắc chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Do đó, quan hệ: Nhân dân và Nhà nước, là quan hệ giữa chủ nhân và “công bộc”. Khoản 2, Điều 2, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân”. Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là mối quan hệ gắn bó thống nhất vì mục tiêu, lợi ích: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; Đảng-Nhà nước-Nhân dân thống nhất lợi ích quốc gia-dân tộc.

Thực chất mối quan hệ: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” là cơ chế vận hành, quyết định hiệu quả sự vận động, phát triển của cách mạng Việt Nam. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam, trong đó có sự nghiệp đổi mới, luôn có sự khởi xướng và sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định. Trên cơ sở nguyên tắc mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, Đảng đã từng bước nhận rõ hơn và cụ thể hóa mối quan hệ này thành các quy định, quy tắc, chế độ trong hoạt động thực tiễn. Trước hết, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam, đồng thời là đảng duy nhất cầm quyền, nghĩa là Đảng trực tiếp nắm chính quyền (điều này đã được hiến định trong Điều 4, Hiến pháp năm 2013). Do vậy, Đảng nhận thức, một mặt phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng; đồng thời phải tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Song Đảng cũng cần phát huy vai trò chủ động của Nhà nước, Đảng không ôm quyền hay bao biện làm thay Nhà nước và Đảng cũng không buông lỏng sự lãnh đạo đối với Nhà nước.

Hiện nay, tổ chức bộ máy và phương thức quản lý của Nhà nước có nhiều đổi mới, nhất là trong lĩnh vực quản lý kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế. Nhà nước tập trung vào xây dựng hoàn thiện thể chế, luật pháp, chính sách, quản lý vĩ mô bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các định mức, tiêu chuẩn, phù hợp với thông lệ quốc tế, với các điều ước mà Việt Nam đã ký với các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới.

Những đổi mới trong quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đã phát huy dân chủ, quyền làm chủ, sức mạnh của Nhân dân, tạo ra những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; thế và lực, uy tín quốc tế của đất nước được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện, ngày càng cao hơn trước; các lĩnh vực văn hóa, xã hội đều có bước phát triển, quốc phòng, an ninh được tăng cường, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Những thành tựu đó được Nhân dân và bạn bè quốc tế thừa nhận, đánh giá cao.

Để góp phần ngày càng hoàn thiện mối quan hệ giữa các chủ thể Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, theo tôi cần tập trung vào các giải pháp trọng tâm như sau:

, kiểm soát quyền lãnh đạo của Đảng và quyền lực nhà nước là nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong tổ chức quyền lực của Nhà nước pháp quyền XHCN. Theo đó, quyền lãnh đạo của Đảng cũng như quyền lực nhà nước được Nhân dân ủy quyền, Nhân dân giao quyền là có giới hạn mà không phải vô hạn. Giới hạn đó là Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3, Điều 2). Do đó, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực trong các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước và giữa các tổ chức của hệ thống chính trị. Thể chế hóa vai trò của Nhân dân kiểm tra, giám sát các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

, tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà nước thật sự là Nhà nước pháp quyền XHCN, của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng. Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực sự là công bộc của Nhân dân; tăng cường kỷ luật kỷ cương, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, nhũng nhiễu, vi phạm quyền làm chủ của Nhân dân trong đội ngũ cán bộ, công chức.

, để dân chủ XHCN trở thành mục tiêu và động lực của sự phát triển đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải thực sự dân chủ trong tổ chức và hoạt động của mình và đặc biệt phải tiếp tục tạo lập môi trường và điều kiện để Nhân dân thực sự làm chủ trên thực tế. Trong mọi hoạt động, Đảng và Nhà nước luôn “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ XHCN, quyền làm chủ của Nhân dân; tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội”(1). Đặc biệt, các cơ quan nhà nước cần phải “đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của Nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước”(2)./.

Đại tá, TS. Nguyễn Hữu Phúc

_____________________

(1) (2) Đảng Cộng sản Việt Nam: , Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.1, tr.50, 51.

(Nguồn: qdnd.vn)