Lo chuyện bao đồng là gì

TP - Xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên Đoàn Văn Tố thấu hiểu, chia sẻ với người nghèo. Bản thân chỉ là công nhân với lương tháng hơn 7 triệu đồng, nhưng với đam mê thiện nguyện, Tố lập nhóm lo cơm cho người nghèo và cùng bạn bè dầm mình dưới kênh vớt rác, khơi thông dòng chảy.

Lo chuyện bao đồng

Nhắc đến Đoàn Văn Tố (33 tuổi), người dân Bình Dương không khỏi trầm trồ khen ngợi chàng trai trẻ có tấm lòng nhân hậu, sống hết mình vì cộng đồng. Người dân tại phường Vĩnh Phú (TP Thuận An, Bình Dương), nơi Tố sinh sống nói rằng, chẳng có ngày nào nhìn thấy chàng trai ngơi nghỉ. Bởi vì, ngoài thời gian làm việc trong công ty, Tố lại tất bật lo cơm cho người nghèo và dầm mình dưới kênh vớt rác.

“Tôi sinh ra ở quê nghèo nên thấu hiểu sự khó khăn, vất vả của những người thiếu may mắn trong cuộc sống. Người dân địa phương hay gọi tôi là Tố "đen" vì làn da ngăm đen. Thấy suốt ngày lội bùn vớt rác, một số người bảo tôi lo chuyện bao đồng, thanh niên trai tráng không chịu lo cho sự nghiệp tương lai. Tôi nghĩ rằng, trên đời này chẳng ai sống mãi được, vô thường lắm, nên khi còn khỏe phải làm điều có ích”, Tố "đen" chia sẻ.

Lo chuyện bao đồng là gì

Đoàn Văn Tố chia sẻ về hoạt động vì cộng đồng

Sinh ra ở tỉnh Thanh Hóa, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, khi trưởng thành, anh chọn vào miền Nam lập nghiệp, rong ruổi từ Đồng Nai đến TPHCM, cuối cùng Tố quyết định chọn Bình Dương làm nơi dừng chân. Hơn 5 năm sinh sống ở Bình Dương, đến nay Tố tự hào khoe với mọi người, đây là quê hương thứ hai và sẽ làm điều gì đó vì cộng đồng.

Chị Phạm Nguyễn Phương Thà, Bí thư Thành Đoàn Thuận An (Bình Dương) cho biết, Đoàn Văn Tố thuộc Chi đoàn Thanh niên Công nhân Thuận An. “Trong các hoạt động xã hội của địa phương, Tố luôn hăng hái tham gia. Các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng của Tố có sức lan tỏa, truyền cảm hứng cho giới trẻ Thuận An nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung”, chị Thà bày tỏ.

Tìm được việc tại một công ty gỗ ở TP. Thuận An (Bình Dương), dù với thu nhập hơn 7 triệu đồng mỗi tháng, nhưng Tố vẫn lên kế hoạch làm thiện nguyện, giúp người. “Ban đầu, sau khi nhận lương, cân đối chi tiêu, tôi trích một phần giúp đỡ những người khó khăn sống xung quanh mình. Mình có ít giúp ít, chẳng ai trách cả”, Tố nói.

Sau một thời gian đơn lẻ giúp người, Tố nảy ra ý tưởng lập nhóm thiện nguyện. Nghĩ là làm, Tố vận động bạn bè cùng trang lứa, chung tay góp tiền, công sức nấu những bữa ăn 0 đồng mang đi phát cho người lao động nghèo mỗi sáng sớm. Do điều kiện công việc không cho phép nên nhóm của Tố chỉ có thời gian phục vụ bữa ăn sáng cho người nghèo hai ngày trong tuần. Hàng trăm hộp cơm miễn phí được Tố và bạn đứng bên đường phát cho công nhân nghèo.

Tan ca lại ra kênh vớt rác

Trên đường từ công ty về nhà trọ, Tố phải đi ngang qua kênh, rạch chứa đầy rác thải, gây tắc dòng chảy. “Nhìn rác đầy dưới kênh suốt ngứa mắt lắm, nên tôi lại chợt nghĩ đến việc kêu gọi nhóm ra kênh dọn rác thải, khơi thông dòng chảy. May mắn là nhóm bạn ai cũng hưởng ứng, thế nên hằng ngày đều đặn dầm mình dưới bùn vớt rác”, Tố nói.

Lo chuyện bao đồng là gì

Đoàn Văn Tố lội dưới kênh vớt rác. Ảnh: H.C

Mới đầu, nhóm của Tố chỉ vớt rác thải, cỏ dại dưới kênh gần nơi ở tại TP.Thuận An, giờ đây đã mở rộng địa bàn hoạt động kéo dài đến toàn tỉnh Bình Dương, nơi nào kênh rạch ô nhiễm, tắc nghẽn dòng chảy là nhóm Tố “đen” có mặt. Những tưởng công việc làm giỏi lắm “ba bảy hai mốt ngày”, nào ngờ nhóm thiện nguyện của Tố tạo ra hiệu ứng rất mạnh mẽ. Đến nay, nhóm của Tố có gần 100 thành viên tự nguyện tham gia.

Anh Trần Văn Mạnh, người dân sống tại kênh 42 (phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An) cho biết, thấy các bạn trẻ làm hăng quá, nhiều người dân sinh sống trong khu vực này, cũng lội bùn vớt rác. “Thấy các bạn trẻ vì cộng đồng, tôi thật sự xúc động lắm. Thấy bọn trẻ làm việc tốt, mình đứng ngoài sao được”, anh Tuấn tâm sự.

Nói về chàng trai Tố “đen”, chị Nguyễn Thu Thương, thành viên trong nhóm thiện nguyện hết lời khen ngợi thủ lĩnh. “Làm việc chung với anh Tố vui, hạnh phúc lắm. Chẳng khi nào thấy anh Tố tỏ ra mệt mỏi, luôn tràn đầy năng lượng. Ngay cả khi lội dưới kênh hôi thối vớt rác, anh Tố cũng hát hò, tạo không khí vui tươi”, Thương cho biết.

06/05/2019 15:16 PM | Sống

Điều tốt nhất bạn có thể làm, là giúp họ tìm ra cách tự chữa, tìm ra người có khả năng chữa, và cầu nguyện cho họ sớm nhận ra chỉ có họ và sự cố gắng của bản thân mới có thể cứu rỗi chính mình.

Mỗi người sinh ra trên đời đều mang một trách nhiệm to lớn nhất phải hoàn thành. Đó là trách nhiệm với bản thân. Nếu bản thân còn chao dao, chưa tìm được mục đích sống, chưa hiểu vì sao mình tồn tại, còn trượt dài trên những con dốc cảm xúc bất định, không điểm dừng, thì chỉ riêng việc lo cho tình thần của mình ổn định thôi đã là quá sức, làm chưa tới, chưa xong.

Ở thời đoạn đó, khi bản thân chưa ổn, làm sao ta giúp đỡ hay hỗ trợ tinh thần gì cho ai đó khác. Mỗi người sinh ra trên đời đều mang trách nhiệm to lớn nhất là trách nhiệm với bản thân. Bạn cũng vậy. Họ cũng vậy.

Không ai có thể chữa lành vết thương cho người khác. Vết thương của ai, chỉ người đó có thể chữa lành cho họ mà thôi. Điều tốt nhất bạn có thể làm, là giúp họ tìm ra cách tự chữa, tìm ra người có khả năng chữa, và cầu nguyện cho họ sớm nhận ra chỉ có họ và sự cố gắng của bản thân mới có thể cứu rỗi chính mình.

Lo chuyện bao đồng là gì

Hồi trẻ, tôi nghĩ mình siêu nhân, có thể sữa chữa và tái tạo bất kỳ ai. Ca nào khó, chữa mãi không thấy thay đổi thì sẽ cố chấp tìm mọi giải pháp dù là điệp vụ bất khả thi. Sự cố chấp đó làm cho bản thân lúc nào cũng trong tình trạng stress và chẳng hạnh phúc. Tại sao mình cố gắng vậy mà họ chẳng mảy may cố gắng? Tại sao mình hy sinh vậy mà họ chẳng quan tâm? Ủa cuối cùng là chữa cho mấy người chớ đâu phải chữa cho tôi? Sao mấy người bàng quang quá vậy?

Cứ thế một thời gian dài, cho đến khi tôi nhận ra, à vấn đề là chính bản thân mình. Cảm xúc còn trượt băng lên xuống. Thân chưa ổn mà đi sửa chữa gì ai. Không ai chữa được cho ai. Chỉ có cá nhân đó tự ngộ ra và tự thân vận động, cố gắng hết sức để thay đổi bản thân mình. Không ai phải chịu trách nhiệm cho ai. Mỗi người chúng ta đều phải tự mang vác trách nhiệm tu thân.

Lo chuyện bao đồng là gì

Đừng bao giờ đổ thừa, mong chờ, kêu gào bắt người khác phải giúp mình. Chỉ có bạn, không ai khác chịu trách nhiệm cho sức khoẻ tinh thần của bản thân. Rồi, tự thân vận động đi. Khi mình đã ổn rồi, tự khắc sự bình yên của mình sẽ giúp được cho ai đó khác.

Cho nên, giúp người là giúp bản thân mình trước đã. Và giúp đời, là giúp cho thế giới này bớt đi một kẻ tào lao. Kẻ tào lao này, không ai khác, chính là bản thân ta đó. Bạn đã thấy mình chịu trách nhiệm với bản thân chưa?

Theo Trí Thức Trẻ Copy link

Link bài gốc Lấy link! http://ttvn.toquoc.vn/search.htm?keyword=Vi%E1%BB%87c+m%C3%ACnh+ch%C6%B0a+xong%2C+%C4%91%E1%BB%ABng+lo+chuy%E1%BB%87n+%22bao+%C4%91%E1%BB%93ng%22%3A+Th%C3%A2n+c%C3%B2n+ch%C6%B0a+bi%E1%BA%BFt+m%C3%ACnh+mu%E1%BB%91n+g%C3%AC+th%C3%AC+%C4%91%E1%BB%ABng+c%E1%BB%91+g%E1%BA%AFng+l%C3%A0m+%22si%C3%AAu+nh%C3%A2n%22+gi%C3%BAp+%C4%91%E1%BB%A1+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+kh%C3%A1c

Lo chuyện bao đồng có nghĩa là gì?

Chẳng qua trùng hợp thay là tên gọi của nó có liên quan đến một câu thành ngữ chỉ việc "lo chuyện bao đồng", "làm việc tốn công vô ích mà không được lợi lộc gì".

Còn gì nghe tên đã biết thích đi lo chuyện bao đồng?

Ốc tù và chỉ sinh sản tự nhiên. Ở Việt Nam có loại ốc tù và vân nâu (Charonia tritonis) là loài ốc quý, có giá trị mỹ nghệ cao. Ở Việt Nam, loài ốc này chỉ sinh sống ở vùng biển Quảng Ngãi (đảo Lý Sơn), Khánh Hòa (vùng biển cạnh đảo Hòn Mun và Hòn Tre).

Lo chuyện bao đồng trong tiếng Trung là gì?

( tập 8) tiếng Trung hội thoại trong công ty: 不要管闲事了 đừng lo chuyện bao đồng nữa - YouTube.

Báo động là gì?

Theo từ điển tiếng Việt thì bạo động có nghĩa là dùng bạo lực nổi dậy nhằm lật đổ chính quyền. Bạo loạn hay bạo động là một hình thức bất ổn dân sự thường được đặc trưng bởi một nhóm người gây ra sự xáo trộn mang tính bạo lực chống lại chính quyền, tài sản sở hữu hoặc nhân dân.