Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp

Mục lục bài viết

  • 1. Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là gì?
  • 2. Những điểm mới về quản lý vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp
  • 3. Chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
  • 4. Điều chỉnh vốn Điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ
  • 5. Phân phối lợi nhuậntại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ

1. Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là gì?

Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệplà việc Nhà nước sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước hoặc vốn từ các quỹ do Nhà nước quản lý để đầu tư vào doanh nghiệp.

Vốn nhà nước tại doanh nghiệpbao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

2. Những điểm mới về quản lý vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp

Nghị định 32/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/5/2018 đã quy định nhiều điểm mới về đầu tư vốn nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Trong đó có 10 điểm nổi bật sau đây:

Thứ nhất: Mở rộng phạm vi được đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước

Nghị định mới bổ sung thêm 02 lĩnh vực Nhà nước đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp, bao gồm:

  • Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn;
  • Bảo đảm an toàn hàng hải (không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng).

Thứ hai: Bổ sung vốn điều lệ từ Quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp thì không phải lập hồ sơ đề nghị bổ sung vốn điều lệ.

Cụ thể, sau khi hạch toán tăng vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp nhà nước báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để quyết định điều chỉnh lại mức vốn thực góp trên giấy đăng ký doanh nghiệp.

Thứ ba: Siết chặt lĩnh vực, hoạt động Nhà nước bổ sung vốn

Nghị định đã giới hạn lại phạm vi bổ sung vốn nhà nước trong một số lĩnh vực về khoáng sản, nông - lâm - ngư nghiệp,...và loại bỏ một số lĩnh vực như: phân phối điện, khai thác cảng biển,...

Thứ tư: Quy định cụ thể trường hợp doanh nghiệp nhà nước điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ

Theo đó, khi thực hiện điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xửlý giá trị vốn điều lệ giảm.

Thứ năm: HĐTVhoặc Chủ tịch công ty được quyết định từng hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản có giá trị dưới 50% vốn chủ sở hữu

Đây là quy định mới về thẩm quyền quyết định cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản trong Doanh nghiệp nhà nước.

Thứ sáu: Doanh nghiệp nhà nước được chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác khi không tiếp tục đầu tư dự án

Nội dung này được bổ sung trong quy định về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Thứ bảy: Nhiều khoản lợi nhuận từ đầu tư vốn ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước được hạch toán là thu nhập khác của doanh nghiệp

Ngoài các khoản thu lợi nhuận sau thuế, chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty con về doanh nghiệp nhà nước thì thu nhập khác của doanh nghiệp nhà nước còn bao gồm:

  • Các khoản lợi nhuận, cổ tức được chia bằng tiền từ hoạt động đầu tư vốn vào các công ty;
  • Đầu tư theo hợp đồng BCC;
  • Tiền thu từ giải thể, phá sản doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước và các khoản thu từ hoạt động đầu tư ra ngoài khác.

Thứ tám: Quy định thêm các nguyên tắc, thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của DNNN

Theo đó, trên cơ sở phê duyệt danh mục vốn đầu tư của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định phương án chuyển nhượng vốn.

Thứ chín: Lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ các khoản không còn phải trích quỹ đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Nội dung trên đã được bãi bỏ bởi Nghị định 32/2018/NĐ-CP.

Thứ mười: Bổ sung chi tiết các quy định về chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH2thành viên trở lên

Các phương thức chuyển nhượng vốn gồm có: Phương thức thỏa thuận, phương thức chào bán cạnh tranh, Phương đấu giá công khai.

3. Chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Ngày 26/5/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 36/2021/TT-BTC Hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2018; Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2020 và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ.

Cụ thể, về chuyển nhượng vốn của Doanh nghiệp Nhà nước, Thông tư này nêu rõ: các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không có nhu cầu bổ sung vốn điều lệ hoặc không lập phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ sẽ phải nộp phần chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ vào ngân sách Nhà nước. Cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ rà soát, quyết định và chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện; trong 10 ngày kể từ khi cơ quan này có quyết định, doanh nghiệp phải tiến hành nộp phần chênh lệch trên, đồng thời thực hiện giảm vốn đầu tư.

Đối với vốn điều lệ của Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên được Nhà nước bổ sung vốn đầu tư: Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chỉ đạo doanh nghiệp đăng ký tăng vốn; đồng thời có văn bản thông báo về tổng giá trị thực tế vốn Nhà nước đã đầu tư (và số lượng cổ phiếu do cổ đông Nhà nước nắm giữ). Công việc này phải được thực hiện trong vòng 01 tháng, sau khi doanh nghiệp tăng vốn điều lệ.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định áp dụng phương thức chuyển nhượng vốn phù hợp với Điều lệ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo thoái hết phần vốn cần chuyển nhượng và không làm vượt quá số lượng thành viên tối đa theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Tổ chức có chức năng thẩm định giá căn cứ các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp quy định tại Thông tư số 28/2021/TT-BTC ngày 27/4/2021 của Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) để xác định giá khởi điểm chuyển nhượng vốn, trong đó việc xác định giá trị thương hiệu (bao gồm cả giá trị văn hóa, lịch sử) phải đảm bảo phù hợp với phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp theo quy định.

Khi chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau khi các thành viên trong công ty không mua hoặc không mua hết), doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, khoản 15 và khoản 16 Điều 2, khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra, các trường hợp chuyển nhượng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại các doanh nghiệp khác đã được phê duyệt phương án nhưng chưa công bố thông tin trước ngày 30/11/2020 phải thực hiện rà soát, điều chỉnh theo các nội dung đã quy định tại Nghị định số 140/2020/NĐ-CP (bao gồm cả xác định giá khởi điểm, phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn) để tiếp tục triển khai thực hiện.

4. Điều chỉnh vốn Điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 36, việc điều chỉnh vốn Điều lệ tại doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện như sau:

  • Đối với doanh nghiệp thành lập mới: Căn cứ Đề án thành lập doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền quyết định và số vốn nhà nước thực cấp (đối với doanh nghiệp thành lập mới không có dự án đầu tư xây dựng), vốn nhà nước đã cấp theo quyết toán công trình hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với doanh nghiệp thành lập mới trên cơ sở bàn giao dự án đầu tư xây dựng) để ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp, Doanh nghiệp thực hiện đăng ký mức vốn điều lệ trong Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi thành lập bằng mức vốn thực tế đã cấp và đầu tư của nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Đối với doanh nghiệp đang hoạt động: Việc điều chỉnh vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 91, khoản 4 Điều 1 Nghị định 32 và khoản 7 Điều 2 Nghị định 140 của Chính phủ. Cụ thể, căn cứ phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản (kèm theo hồ sơ của doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định) để đề nghị cơ quan tài chính thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp. Trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt (theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước), cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện cấp vốn từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Ngoài ra, trường hợp cấp bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính thực hiện cấp từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
  • Đối với các doanh nghiệp không có nhu cầu bổ sung vốn điều lệ hoặc không lập phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm rà soát, quyết định và chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện nộp phần chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ vào ngân sách nhà nước, việc nộp phần chênh lệch này không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu, đồng thời thực hiện hạch toán giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu theo quy định hiện hành.

Lưu ý các doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ năm 2020 trở về trước phải rà soát, xây dựng phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại khoản 21 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Phân phối lợi nhuậntại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ

Theo đó, doanh nghiệp thực hiện phân phối lợi nhuận theo quy định tại Điều 31Nghị định 91/2015/NĐ-CP; Điều 2Nghị định 32/2018/NĐ-CP; khoản 4 Điều 4Thông tư 36/2021/TT-BTCvà quy định sau:

(1)Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, phần lợi nhuận còn lại được

phân phối theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 31Nghị định 91/2015/NĐ-CPvà Điều 2Nghị định 32/2018/NĐ-CP.

(2)Căn cứ để trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên xác định như sau:

- Về xếp loại doanh nghiệp A, B, C làm căn cứ trích lập các quỹ thực hiện theo quy định của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Về tiền lương tháng thực hiện làm căn cứ trích lập các quỹ:

Đối với trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi: căn cứ quỹ tiền lương thực hiện trong năm tài chính của người lao động của doanh nghiệp đã được phê duyệt và được xác định theo quy định tạiNghị định 51/2016/NĐ-CPquy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) chia (:) cho 12 tháng.

Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện cơ chế tiền lương, tiền thưởng theo quy định đặc thù thì thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ về đặc thù đó.

Đối với trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên: căn cứ quỹ tiền lương, thù lao thực hiện trong năm tài chính của người quản lý doanh nghiệp (chuyên trách và không chuyên trách) đã được chủ sở hữu phê duyệt và được xác định theo quy định củaNghị định 52/2016/NĐ-CPquy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có), chia (:) cho 12 tháng.

Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện cơ chế tiền lương, tiền thưởng theo quy định đặc thù thì thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ về đặc thù đó.