Luyện tập biểu đồ toán 7

được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán học lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề: Biểu đồ

  • A. Lý thuyết
  • B. Trắc nghiệm & Tự luận

A. Lý thuyết

1. Biểu đồ đoạn thẳng

Biểu đồ đoạn thẳng

+ Dựng hệ trục tọa độ, trục hoành biểu diễn các giá trị x, trục tung biểu diễn tần số n (độ dài đơn vị trên hai trục có thể khác nhau).

+ Xác định các điểm có tọa độ là cặp số gồm giá trị và tần số của nó (giá trị viết trước, tần số viết sau).

+ Nối mỗi điểm đó với điểm trên trục hoành có cùng hoành độ.

Chú ý: Ngoài biểu đồ đoạn thẳng thì còn có thêm biểu đồ hình chữ nhật và biểu đồ hình quạt.

+ Biểu đồ hình chữ nhật: Các đoạn thẳng trong biểu đồ đoạn thẳng được thay bằng hình chữ nhật.

+ Biểu đồ hình quạt: Đó là một hình tròn được chia thành các hình quạt mà góc ở tâm ở các hình quạt tỉ lệ với tần số.

+ Tần số f của một giá trị được tính theo công thức f = n/N trong đó N là số các giá trị, n là tần số của một giá trị, f là tần số của giá trị đó. Người ta thường biểu diễn tần số dưới dạng phần trăm.

2. Ví dụ

Số cân nặng (tính tròn đến kg) của 10 học sinh được ghi lại như sau:

28352937303537303529

Bảng “tần số”:

Số cân(x)2829303537Tần số (n)12232

Biểu đồ đoạn thẳng

Luyện tập biểu đồ toán 7

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Một xạ thủ thi bắn súng. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn được ghi lại trong bảng dưới đây:

Số điểm sau một lần bắn (x)678910Tần số (n)238107N = 30

(Áp dụng câu 1 và câu 2)

Bài 1: Dấu hiệu ở đây là gì?

A. Số điểm đạt được sau 30 lần bắn của một xạ thủ bắn súng.

B. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn của một xạ thủ.

C. Số điểm đạt được sau 5 lần bắn của một xạ thủ.

D. Tổng số điểm đạt được của một xạ thủ.

Dấu hiệu ở đây là: Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn của một xạ thủ.

Chọn đáp án B.

Bài 2: Biểu đồ đoạn thẳng

Luyện tập biểu đồ toán 7

Luyện tập biểu đồ toán 7

Chọn đáp án C.

Thời gian hoàn thành cùng một loại sản phẩm của 60 công nhân được cho trong dưới bảng dưới đây (tính theo phút):

Thời gian (x)345678910Tần số (n)2235619914N = 60

Áp dụng cho câu 3

Bài 3: Dấu hiệu cần tìm hiểu là gì? Số tất cả các giá trị là bao nhiêu?

A. Dấu hiệu cần tìm hiểu: thời gian hoàn thành 60 sản phẩm của một công nhân. Số tất cả các giá trị là 60 giá trị.

B. Dấu hiệu cần tìm hiểu: thời gian hoàn thành một sản phẩm của một công nhân. Số tất cả các giá trị là 50 giá trị.

C. Dấu hiệu cần tìm hiểu: thời gian hoàn thành một sản phẩm của 60 công nhân. Số tất cả các giá trị là 60 giá trị.

D. Dấu hiệu cần tìm hiểu: thời gian hoàn thành một sản phẩm của một công nhân. Số tất cả các giá trị là 60 giá trị.

Dấu hiệu cần tìm hiểu: thời gian hoàn thành một sản phẩm của một công nhân.

Số tất cả các giá trị là 60 giá trị.

Chọn đáp án D.

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Số lượng học sinh nữ của từng lớp trong một trường trung học cơ sở được ghi lại trong bảng sau đây:

Ngoài bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng "tần số", người ta còn dùng Biểu đồ để cho một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số.

ADSENSE

YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Biểu đồ đoạn thẳng

1.2. Chú ý

1.3. Tần suất

2. Bài tập minh hoạ

3. Luyện tập Bài 3 Chương 3 Đại số 7

3.1 Trắc nghiệm về Biểu đồ

3.2. Bài tập SGK về Biểu đồ

4. Hỏi đáp Bài 3 Chương 3 Đại số 7

 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Biểu đồ đoạn thẳng.

Các bước dựng biểu đồ đoạn thẳng:

a. Dựng hệ trục toạ độ, trục hoành biểu diễn các giá trị x, trục tung biểu diễn tần số n.

b. Xác định các điểm có toạ độ là cặp giá trị và tần số của nó.

c. Từ các điểm  trên trục hoành có các hoành độ là các giá trị, dựng các đoạn thẳng song song với trục tung có đầu mút là những điểm với tần số tương ứng các giá trị trên.

Ví dụ 1:

Với bảng tần số sau:

Giá trị (x)

28

30

35

50

 

Tần số (n)

2

8

7

3

N=20


Ta dựng được biểu đồ đoạn thẳng như hình bên.

Luyện tập biểu đồ toán 7

   

1.2. Chú ý

Ta thường gặp trong sách, báo các tài liệu thống kê hai loại biểu diễn sau:

Luyện tập biểu đồ toán 7

1.3. Tần suất

Tần suất của giá trị được tính theo công thức: \(f = \frac{n}{N}\) 

Với: N là số tất cả các giá trị

       n là tần số của một giá trị

       f là tần suất của giá trị đó.

Ví dụ 2:

Số lượng học sinh nữ của từng lớp trong một trường trung học cơ sở được ghi lại trong bảng dưới đây:

20           17           14           18           15

18           17           20           16           14

20           18           16           19           17

Hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng

Hướng dẫn giải:

Ta có bảng “tần số” như sau:

Số lượng nữ

14

15

16

17

18

19

20

 

Tần số (n)

2

1

2

3

3

1

3

N=15

Vẽ biểu đồ:

Luyện tập biểu đồ toán 7

 

Ví dụ 3:

Biểu đồ sau biểu diễn số lỗi chính tả trong một bài tập làm văn của các học sinh lớp 7B. Từ biểu dồ đó hãy:

Luyện tập biểu đồ toán 7

a. Nhận xét.

b. Lập lại bảng “tần số”.

Hướng dẫn giải:

a. Có 7 học sinh mắc 5 lỗi, có 6 học sinh mắc 2 lỗi, 5 học sinh mắc 8 lỗi. Đa số học sinh mắc lỗi từ 1 đến 3 lỗi và từ 5 đến 9 lỗi (36 học sinh).

b. Bảng tần số

Số lỗi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

Tần số (n)

3

6

5

2

7

3

4

5

3

2

N=40

Bài tập minh họa

Bài 1: 

Điều tra tỉ lệ nữ sinh so với toàn bộ số học sinh trong 35 trường trung học cơ sở (tính theo phần trăm) người ta được kết quả dưới đây:

                   25     32     27     37     42     50     40

                   69     69     64     59     54     59     37

                   25     69     64     40     42     50     35

                   56     35     56     32     47     37     27

                   49     43     47     47     54     49     56

a. Lập bảng phân phối thực nghiệm giá trị (tỉ lệ nữ sinh so với tổng số học sinh trong một trường).

b. Dựng biểu đồ đoạn thẳng.

Hướng dẫn giải:

a. Bảng phân phối thực nghiệm “tần sô” của giá trị x (tỉ lệ nữ sinh so với tổng số học sinh trong một trường).

Giá trị x

25

27

32

35

37

40

42

43

47

49

50

54

56

59

64

69

Tần số n

2

2

2

2

3

2

2

1

3

2

2

2

2

2

2

3

Dựng biểu đồ đoạn thẳng:

 

Luyện tập biểu đồ toán 7


Bài 2: 

Số lượng tiêu thụ hàng tháng trong năm về một loại hàng ở một loại thành phố như sau (tính theo đơn vị tấn):

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Số lượng

1500

1500

2000

2040

3000

3500

4000

5000

4000

3000

1500

1000

Hãy biểu diễn tình hình nói trên bằng biểu đồ hình gấp khúc.

Hướng dẫn giải:

Luyện tập biểu đồ toán 7

3. Luyện tập Bài 3 Chương 3 Đại số 7 

Qua bài giảng Biểu đồ này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Biết cách dựng một số dạng biểu đồ: biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ hình quạt...
  • Định nghĩa tần suất và công thức tính

3.1 Trắc nghiệm về Biểu đồ

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Chương 3 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1: Người ta thống kê thời gian giải một bài toán tính theo phút của các học sinh trong một lớp học rồi lập bảng “tần số” và biểu diễn ở biểu đồ trên theo thời gian giải một bài toán tính theo phút (x) và “tần số” (n). Tần số bằng 7 tương ứng với thời gian giải một bài toán tính theo phút là bao nhiêu 

    • A. 4
    • B. 5
    • C. 6
    • D. 9
  • Câu 2: Người ta thống kê số gia cầm của một địa phương trong các năm ính theo nghìn con rồi biểu diễn thành biểu đồ ở trên. Năm có số gia cầm đạt 62 nghìn con là

    • A. 2009
    • B. 2010
    • C. 2011
    • D. 2012
  • Câu 3: Người ta thống kê diện tích trồng lúa của một địa phương trong các năm tính theo héc-ta rồi biểu diễn thành biểu đồ ở trên. Diện tích trồng lúa ít nhất trong các năm là bao nhiêu (héc - ta)? 

    • A. 160
    • B. 138
    • C. 121
    • D. 109

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!  

3.2. Bài tập SGK về Biểu đồ

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Chương 3 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.