Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 83

Đây là một số kết bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những kết bài theo cách nào.

a) Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồiRùa đã tới đích trước nó.

.....................................................

b) Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mạnh mà chủ quan, biếng nhác.

.....................................................

c) Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước anh rùa có quyết tâm cao.

.....................................................

d) Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ : không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.

.....................................................

e) Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.

.....................................................

- Kết bài mở rộng: nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

- Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.

a) Kết bài không mở rộng chỉ cho biết kết cục của câu chuyện không bình luận gì thêm.

b) Kết bài mở rộng: nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

c) Kết bài mở rộng nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

d) Kết bài mở rộng : nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

e) Kết bài mở rộng : nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

Qua lời giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 83, 84 - Tập làm văn hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu hướng dẫn các em học sinh làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 5 hơn.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 83

Bài 1: Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học trong các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn ở học kì I (Tiếng Việt 5, tập một).

(Chú ý : Không liệt kê những bài văn tả cảnh trong tiết viết bài, trả bài.)

Trả lời:

Tuần Bài văn tả cảnh Trang
1

- Quang cảnh làng mạc ngày mùa

- Hoàng hôn trên sông Hương

- Nắng trưa

- Buổi sớm trên cánh đồng

10

11

12

14

2

- Rừng trưa

- Chiều tối

21

22

3

- Mưa rào

31

6

- Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam

- Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi

62

62

7

- Vịnh Hạ Long

70

8

- Kì diệu rừng xanh

75

9

-Bầu trời mùa thu

-Đất Cà Mau

87

89

Trình bày dàn ý (vắn tắt) của một trong các bài văn đó :

a) DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH HOÀNG HÔN TRÊN SÔNG HƯƠNG

1. Mở bài : Giới thiệu vẻ yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn

2. Thân bài : Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông lúc hoàng hôn.

Gồm hai đoạn :

- Đoạn 1 : Tả sự đổi sắc của sông Hương lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.

- Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hồn đến lúc thành phố lên đèn.

3. Kết bài : sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.

b) Dàn ý của bài văn tả Vịnh Hạ Long

1. Mở bài : Giới thiệu Vịnh Hạ Long- một thắng cảnh có một không hai của nước ta.

2. Thân bài : Tả vẻ đẹp của Hạ Long và sự duyên dáng của thiên nhiên cùng với sự riêng biệt của bốn mùa.

- Đoạn 1 : Tả cái đẹp của Hạ Long : sự kì vĩ của thiên nhiên.

- Đoạn 2 : Sự duyên dáng của thiên nhiên.

- Đoạn 3 : Những nét riêng biệt hấp dẫn lòng người của bốn mùa Hạ Long.

3. Kết bài : Nhân dân ta đời nọ tiếp nối đời kia giữ gìn cảnh đẹp Hạ Long.

c) Dàn ý của bài văn “Kì diệu rừng xanh”.

(Bài tập đọc chỉ là một đoạn trích. Do đó chỉ có phần thân bài và kết bài)

1. Thân bài

- Đoạn 1 : Miêu tả sự kì diệu của nấm dại cùng những cảm xúc kì lạ của tác giả.

- Đoạn 2 : Sự chuyển động của rừng xanh, qua nắng, qua lá và qua những con vượn, con chồn sóc.

- Sắc vàng rực rỡ của rừng khộp

2. Kết bài : cảm nghĩ của tác giả.

Bài 2: Đọc bài Buổi sáng ở Thành phố Hố Chí Minh ( Tiếng Việt 5, tập hai, trang 132), trả lời các câu hỏi sau :

Trả lời:

a) Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào ?

Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian, từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.

b) Tìm một chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế.

Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như hoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố khiến chúng trở nên nguy nga đậm nét / Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm sâu vào đất / Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương / Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt / Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. / Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại

c) Hai câu cuối bài Thành phố mình đẹp quá ! Đẹp quá đi ! thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh được miêu tả ?

Hai câu này là hai câu cảm thán, thể hiện tình cảm yêu quý, những ngưỡng mộ và từ hào của tác giả đối với vẻ đẹp của Thành phố.

I. Nhận xét

Đọc bài văn Hạng A Cháng (Tiếng Việt 5, tập một, trang 119 - 120), thực hiện các yêu cầu sau :

Hạng A Cháng

     Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:

     - A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khỏe quá! Đẹp quá!

     A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

     Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.

     Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khỏe nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hơmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

        Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng!”và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc… Hai tay A Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cày , thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp…

           Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Hmông đang định cư ở chân núi Tơ Bo.

Theo MA VĂN KHÁNG

Xác định phần mở bài của bài văn và cho biết tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách nào ?

- Xác định phần mở bài của bài văn và cho biết tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách nào ?

Từ đầu đến:.............

- Ngoại hình của A Cháng có những điểm gì nổi bật ?

...................

- Đoạn văn tả hoạt động của A Cháng cho thấy A Cháng là người thế nào ?

...................

- Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó.

...................

Phương pháp giải:

- Mở bài là phần mở đầu của đoạn văn, sau đó em đọc lại lời các cụ già nhận xét về Hạng A Cháng ở đầu bài để trả lời ý thứ 2.

- Em đọc phần giữa bài văn.

- Em đọc đoạn tả Hạng A Cháng đi cày.

- Kết bài là đoạn văn kết thúc của bài văn

Trả lời:

Đọc bài văn Hạng A Cháng (Tiếng Việt 5, tập một, trang 119 - 120), thực hiện các yêu cầu sau :

- Xác định phần mở bài của bài văn và cho biết tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách nào ?

Từ đầu đến Đẹp quá

- Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình của A Cháng.

- Ngoại hình của A Cháng có những điểm gì nổi bật ?

- Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn chắc như gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

- Đoạn văn tả hoạt động của A Cháng cho thấy A Cháng là người thế nào ?

- Đoạn văn cho thấy A Cháng là người lao động khỏe, cần cù, say mê lao động....

- Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó.

- Câu văn cuối là phần kết bài.

- Nội dung: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng và khẳng định đó là niềm tự hào của dòng họ Hạng.

II. Luyện tập

Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em (chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó).

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của đề bài.

Trả lời:

A. Mở bài : Giới thiệu người định tả : chị gái em

B. Thân bài :

a) Tả ngoại hình : + vóc dáng bên ngoài (chiều cao; dong dỏng)

• Mái tóc : dài ngang vai

• Đôi mắt : đen tròn, hàng mi dài

• Làn da : ngăm ngăm, vài hạt mụn cám nổi li ti

• Khuôn mặt : hơi tròn, nhìn phúc hậu

• Cách ăn mặc : giản dị (khi đi chơi, khi đi làm)

b) Tả tính tình hoạt động :

• Lời nói : dịu dàng, dễ nghe

• Cách cư xử với người khác : thân thiện, hòa nhã

• Thói quen : chị rất hay cười

• Tính tình, giản dị, chân thật

• Dịu dàng và kiên nhẫn

• Chăm chỉ và khéo léo

C. Kết bài

Cảm nghĩ của em:

- Yêu mến, gắn bó

- Mong muốn lớn lên học được nhiều điều từ chị và cũng được mọi người yêu mến.