Văn tập 2 tiết luyện tập

THPT Sóc Trăng hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 150 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần Làm văn chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Related Articles

  • Văn tập 2 tiết luyện tập

    Phân tích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

    12/02/2022

  • Phân tích đoạn 2 bài Chí khí anh hùng (3 mẫu)

    12/02/2022

  • Văn tập 2 tiết luyện tập

    Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều – Nguyễn Du

    12/02/2022

  • 20+ Bài Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

    12/02/2022

Lập dàn‎ ý, viết các kiểu đoạn văn trong bài văn tự sự, thuyết minh.

Bạn đang xem: Bài 1 luyện tập trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Trả lời bài 1 luyện tập trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2

– Học sinh xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự (xem bài Lập dàn ý bài văn tự sự – tuần 4; Luyện tập viết đoạn văn tự sự – tuần 10).

– Học sinh xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn thuyết minh (Lập dàn ý bài văn thuyết minh – tuần 18; Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh – tuần 24).

Chi tiết:

– Dàn ý chung của một bài văn tự sự

Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.

+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,…).

+ Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.

+ Kết bài: kết thúc câu chuyện (Có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).

=> Muốn lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.

– Bố cục của bài văn thuyết minh

+ Mở bài:

Nêu đề tài thuyết minh.

Dẫn dắt, tạo ra sự chú ý của người đọc về nội dung thuyết minh.

+ Thân bài:

Tìm ý, chọn ý: Cần triển khai những ý nào để thuyết minh về đối tượng đã giới thiệu (cung cấp những thông tin, tri thức gì)?

Sắp xếp ý: Cần trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh, giúp người tiếp nhận dễ dàng nắm được nội dung thuyết minh?

+ Kết bài: Nhấn mạnh lại đề tài thuyết minh và tô đậm ấn tượng cho người tiếp nhận về đối tượng vừa thuyết minh.

Với 3 cách trả lời bài 1 luyện tập trang 150 SGK ngữ văn 10 tập 2 mà THPT Sóc Trăng đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để câu trả lời của mình đầy đủ nhất, giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Ôn tập phần Làm văn trong phần Soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.


Trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 150 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần Làm văn.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 84 SGK Ngữ văn 9 tập Hai phần trả lời câu hỏi, soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Related Articles

  • 2 Đề Đọc hiểu Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara chọn lọc

    30/03/2022

  • 3 Đề Đọc hiểu Ngọc trai và nghịch cảnh hay nhất

    29/03/2022

  • 4 đề đọc hiểu bài thơ Đất nước ở trong tim hay nhất

    29/03/2022

  • Đọc hiểu Thời gian là vàng (Phương Liên)

    18/03/2022

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

Bạn đang xem: Bài luyện tập trang 84 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Trả lời bài luyện tập trang 84 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Dàn ý chi tiết phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh

a) Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh:

  • Hữu Thỉnh (1942) là một nhà thơ viết nhiều về con người và cuộc sống thiên nhiên.

– Giới thiệu bài thơ Sang thu:

  • Sang thu (1977) là một bài thơ xuất sắc của Hữu Thỉnh viết về mùa thu, thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

– Dẫn dắt vấn đề và trích dẫn khổ thơ đầu bài Sang thu: Khổ thơ đầu bài thơ đã để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa.

b) Thân bài: Phân tích khổ đầu bài Sang thu

* Luận điểm 1: Thiên nhiên sang thu được cảm nhận từ những gì vô hình.

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ”

– “bỗng” : sự ngạc nhiên, bất ngờ -> đánh động mọi giác quan để nhận ra sự chuyển mình của trời đất.

– “Hương ổi”: làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.

– “phả”: động từ có nghĩa là tỏa vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may, lan toả khắp không gian.

– “Sương chùng chình”: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm. -> Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn

=> Hình ảnh sương chùng chình qua ngõ cùng với hương ổi phả vào trong gió se là những hình ảnh mùa thu ở thôn quê êm ả thanh bình.

* Luận điểm 2: Cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu.

– Tất cả các từ: “bỗng, phả, hình như” đều bộc lộ rõ tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước những phát hiện thú vị báo thu về:

“Hình như thu đã về”

  • “Hình như”: một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng.

-> Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá. Câu hỏi như là một lời thông báo nhẹ nhàng rằng thu đã đến với tất cả chúng ta.

=> Tác giả cảm nhận tín hiệu mùa thu về ở không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế.

=> Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác và thị giác, nhà thơ cảm nhận những tín hiệu đặc trưng của mùa thu đều hiện diện (“hương ổi”, “gió se” và “sương”).

* Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ

– Khả năng quan sát tinh tế

– Ngòi bút miêu tả với những nét vẽ gợi tả độc đáo

– Thủ pháp nhân hoá

c) Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ thơ đầu Sang thu.

– Cảm nhận của em về khổ thơ.

Bài văn tham khảo

Mùa thu đến với anh khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. Bắt đầu không phải là những nét đặc trưng của trời mây sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển. Bắt đầu là hương ổi thơm nức. Một chữ “phả” kia đủ gợi hương thơm như sánh lại. Nó sánh bởi vì hương đậm một phần, sánh còn bởi tại hương gió se. Hương thơm lùa vào trong gió được tinh lọc, được cô đặc thêm. Gió mùa thu hào phóng đem chia hương mùa thu – bấy giờ là hương ổi chín tới khắp nơi trong vũ trụ. Tại một vùng quê nhỏ, trong một phút giây nào đó, người viết chợt bắt gặp hương thu và bỗng sững sờ.

Đã cảm được hương ổi, đã nhận ra gió se, hơn thế nữa, mắt lại còn nhìn thấy sương đang chùng chình qua ngõ. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu đều hiện diện. Thế mà sao tác giả lại viết “hình như thu đã về”. Còn điều chi nữa mà ngờ? Thu đã vể thật đấy rồi, sao lại còn nghi hoặc? Như đã nói ở trên. Cái chính là sự bất ngờ, đột ngột. Do bất ngờ nên cả khứu giác (mùi hương ổi) cả xúc giác (hơi gió se) cả thị giác (sương chùng chình) đều mách bảo thu về mà vẫn chưa thể tin, vẫn chưa dám chắc. Cái bảng lảng mơ hồ chính trong cảm giác “hình như” ấy đã tôn thêm vẻ khói sương lãng đăng lúc thu sang. Đó là một nguyên nhân. Nhưng sâu xa hơn, ở đây còn bộc lộ nét “sang thu” trong hồn người mà sau chúng ta sẽ nói tới.

Hình như thu đã về.

Đó là một ấn tượng tổng hợp từ những cảm giác riêng về hương, về gió, về sương. Từ hương nhận ra gió. Từ gió nhận ra sương. Nhưng khi phát hiện “sương chùng chình qua ngõ” thì trong sương cũng có hương, trong sương cũng có gió, và trong sương như còn có cả tình. “Chùng chình” hay chính là sự lưu luyến, bâng khuâng, ngập ngừng, bịn rịn? Cái ngõ mà sương đẫm hương, sương nương theo gió đang ngập ngừng đi qua vừa là cái ngõ thực, vừa là cải ngõ thời gian thông giữa hai mùa. Phút giây giao mùa của thiên nhiên ấy, nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi mà sững sờ tưởng khó tin. Do đó “hình như thu đã vể“ còn như là một câu thầm hỏi lại mình để có một sự khẳng định.

Tham khảo thêm: Phân tích khổ đầu bài Sang thu

————-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 84 SGK ngữ văn 9 tập 2 được THPT Sóc Trăng biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.


Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 84 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ