Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn mới nhất năm 2024

Trong trường hợp hóa đơn điện tử được lập lúc đầu bị sai thông tin khách hàng và khách hàng có nhu cầu muốn chỉnh sửa thông tin trên hóa đơn lại cho chính xác, bên bán và bên mua sẽ cùng thống nhất lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn có chữ ký và đóng dấu của hai bên, mỗi bên giữ một bản để khai báo khi cơ quan thuế kiểm tra.

Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn mới nhất năm 2024
Mẫu Biên bản điều chỉnh hóa đơn

Biên bản hủy, thu hồi hóa đơn

Trong trường hợp bên bán đã lập và giao hóa đơn nhưng khách hàng muốn muốn hủy bỏ dịch vụ, hàng hóa đã mua hoặc hóa đơn điện tử được lập lúc đầu bị sai thông tin khách hàng và khách hàng có nhu cầu muốn hủy bỏ hóa đơn ban đầu và lập hóa đơn mới thay thế, bên bán và bên mua sẽ cùng thống nhất lập Biên bản hủy hóa đơn có chữ ký và đóng dấu của hai bên, mỗi bên giữ một bản để khai báo khi cơ quan thuế kiểm tra. Theo như biên bản hóa đơn đã lập sẽ được thu hồi và hủy bỏ, không còn giá trị pháp lý nữa.

Theo đó, hủy hóa đơn điện tử đã lập là việc làm cho hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được lập bằng phương tiện điện tử không còn giá trị sử dụng.

Sau đây là mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử đã lập theo Thông tư 78/2021/TT-BTC có thể tham khảo:

Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn mới nhất năm 2024

Tải về miễn phí mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử đã lập theo Thông tư 78/2021/TT-BTC tại đây tải về

Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn mới nhất năm 2024

Mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử đã lập theo Thông tư 78 mới nhất 2023? (Hình từ Internet)

Khi nào thì cần lập biên bản hủy hóa đơn điện tử?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định về xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp như sau:

Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp
1. Đối với hóa đơn điện tử:
....
b) Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;
c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;
d) Theo thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về việc kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập có sai sót, trong đó ghi rõ căn cứ kiểm tra là thông báo Mẫu số 01/TB-RSĐT của cơ quan thuế (bao gồm thông tin số và ngày thông báo);
...

Như vậy, biên bản hủy hóa đơn điện tử đã lập sẽ thực hiện khi:

- Người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ;

- Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót những thông tin quan trọng như: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng.

Hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế cần tuân theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:

- Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;

- Không bắt buộc có chữ ký số;

- Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.

Biên bản thu hồi hóa đơn điện tử là một công cụ quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hóa đơn điện tử. Việc lập và sử dụng biên bản này giúp đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong giao dịch thương mại điện tử. Cả người bán hàng và người mua hàng nên nắm rõ quy định pháp luật về biên bản thu hồi hóa đơn điện tử để tránh các tranh chấp sau này.

Biên bản thu hồi hóa đơn là gì?

Biên bản thu hồi hoá đơn điện tử đã lập là một văn bản quan trọng trong quá trình quản lý và sử dụng hoá đơn điện tử. Biên bản này được lập khi có sự cố xảy ra, ví dụ như hoá đơn điện tử bị lỗi, sai sót trong quá trình phát hành, hoặc cần thu hồi hoá đơn để sửa đổi, điều chỉnh hoặc hủy bỏ.

Biên bản hủy hóa đơn là gì?

Biên bản hủy hóa đơn là một loại biên bản được lập để ghi nhận lại việc sai sót hay lý do nào khác dẫn đến việc phải hủy hóa đơn. Từ đó hai bên sẽ cam kết không kê khai thuế đối với các hóa đơn đã viết sai này.

Mẫu số hóa đơn là gì?

Ký hiệu mẫu số hóa đơn là tem vé thẻ do Cục Thuế đặt in gồm 03 ký tự để phân biệt tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng (Khoản 3, Điều 4, Thông tư 78/2021/TT-BTC).

Hội đồng hủy hóa đơn gồm những ai?

Thành lập hội đồng hủy hóa đơn gồm Kế toán bán hàng và Giám đốc. Kế toán bán hàng lập hồ sơ hủy hóa đơn sau đó chuyển Giám đốc ký duyệt. Căn cứ vào hồ sơ hủy hóa đơn được phê duyệt, kế toán bán hàng thực hiện hủy hóa đơn. Kế toán bán hàng nộp thông báo kết quả hủy hóa đơn cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.