Mỗi năm có bao nhiêu người chết sớm vì thuốc lá

Thứ Hai, 23/01/2017 | 17:33

Người nghiện thuốc có nguy cơ tử vong cao gấp 2,5 - 10 lần so với người không hút, phân nửa chết trong tuổi trung niên hoặc mất đi khoảng 20 năm tuổi thọ.

Việt Nam là 1 trong 15 nước hút thuốc lá nhiều nhất thế giới với khoảng 15 triệu người hút trực tiếp và 44 triệu người hút thuốc thụ động (hít phải khói thuốc của những người xung quanh), tiêu tốn 14.000 tỷ đồng mỗi năm. Trên thế giới, con số này khoảng 1,1 tỷ người.

Người hút thuốc lá không chỉ tự rước bệnh vào người mà còn làm hại cả người xung quanh khi 2/3 số khói sẽ lan tỏa ra môi trường chứ không vào phổi người hút. Tỷ lệ hút thuốc thụ động trong dân số khoảng 67% nhưng tại công sở lên tới 90% và có trên 54% trẻ em Việt Nam bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá. Ước tính cứ 10 người hút thuốc tử vong thì 1 người chết vì hít khói thuốc thụ động.

Theo Bộ Y tế, người nghiện thuốc lá có nguy cơ tử vong cao gấp 2,5 - 10 lần so với người không hút.

Với ung thư phổi - ung thư có tỷ lệ mắc lớn nhất tại Việt Nam, những người hút 1 bao thuốc mỗi ngày sẽ dễ bị ung thư phổi gấp 10 lần so với người không hút thuốc lá và tăng lên gấp 25 lần với những người hút 2 bao/ngày.

Người hút thuốc lá trong vòng 6 tháng có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 6,5 lần so với người không hút. Đặc biệt, người hút thuốc lá có thể chết sớm hơn 20 năm so với người không hút. Cứ 2 người hút thuốc lá sẽ có 1 người sẽ tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá và phân nửa trong số này sẽ chết trong tuổi trung niên.

Ngoài ra, nhiều người lầm tưởng cai được thuốc lá là hết nguy cơ, tuy nhiên thực tế nếu hút thuốc quá lâu trước khi bỏ thì người hút vẫn hứng chịu hậu quả như thường.

Theo các bác sĩ, vẫn có 10 - 13% người nghiện thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi với thời kỳ tiềm ẩn từ 30 - 40 năm kể từ khi bắt đầu hút cho đến khi xuất hiện ung thư phổi.

Còn với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, những trường hợp nghiện thuốc lá nặng (hút trên 25 điếu/ngày) sẽ có tỷ lệ tử vongcao gấp 30 lần người không hút.

THU TRANG

(theo Vietnamnet)

Mỗi năm có bao nhiêu người chết sớm vì thuốc lá
Ảnh minh họa

Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư. Hậu quả từ các chất độc hại có trong thuốc lá còn ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thai nhi và gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều người chủ quan, thậm chí là bất chấp sự nguy hại của bản thân.

Trên thế giới

Theo số liệu đưa ra từ Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế). Thế giới hiện có 1,3 tỷ người trưởng thành hút thuốc. 80% số người hút thuốc sống tại các nước có thu nhập trung bình và thấp. Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân của 25 căn bệnh và gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Mỗi năm có bao nhiêu người chết sớm vì thuốc lá
Các loại bệnh do hút thuốc lá thụ động (Tổ chức Y tế Thế giới - WHO công bố).

Theo ước tính ở Mỹ, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Trong thế kỷ 20, đã có 100 triệu người chết do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Mỗi năm, thế giới có khoảng 6 triệu ca tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, trong đó có 600.000 người chết do các bệnh gây ra bởi sự phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động (hút thuốc thụ động). Có tới 80% số ca tử vong  là ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.

Tổ chức Y tế Thế giới dự báo, nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong thế kỷ 21, tổng số người bị tử vong do những căn bệnh do thuốc lá gây ra sẽ lên tới 1 tỷ người.

Ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Theo điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2010, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 47,4% (trung bình hai nam giới có một người hút thuốc). 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động trong nhà. 5 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động tại nơi làm việc.

Tỷ lệ hút thuốc lá cao đã gây ra các tác hại rất lớn về mặt sức khỏe và kinh tế tại Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh do thuốc lá gây ra. Con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca/năm vào năm 2030 nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá không được thực hiện kịp thời.

Theo điều tra tại Bệnh viện K Trung ương năm 2000, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá là 96,8%. Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2011 cũng cho thấy bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật ở nam giới tại Việt Nam.

Xu hướng gánh nặng bệnh tật chuyển từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm và gia tăng nhanh chóng. Năm 1986, bệnh không lây nhiễm mới chỉ chiếm 39% số trường hợp nằm viện thì tới năm 2011, tỷ lệ này tăng lên 62,7%.  Năm 2008, số ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm đã chiếm tới 75% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam.

Các bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư phổi… là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở cả nam và nữ.

Mỗi năm có bao nhiêu người chết sớm vì thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nam giới Việt Nam, với gần 11% tổng số ca tử vong ở nam là do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá (Viện Chiến lược và Chính sách Y tế,  2011).

Chính phủ Việt Nam đang cùng các ngành, cơ quan chức năng nỗ lực đấu tranh chống vấn nạn thực phẩm bẩn để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ở góc độ người dân, ai cũng cố gắng tìm cho mình và gia đình những thực phẩm có nguồn gốc, an toàn cho sức khỏe. Thế nhưng, có một nghịch lý là, mặc dù ai cũng thấy rõ thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là được cảnh báo trên chính bao thuốc, vậy mà nhiều người vẫn sử dụng thuốc lá.

Vậy nên, trước những tác hại rõ ràng của thuốc lá, mỗi cá nhân phải tự ý thức phòng tránh đưa chất độc hại vào cơ thể mình và tránh ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Dừng hút thuốc lá chưa bao giờ là quá muộn.

Thuế thuốc lá tại Việt Nam thấp gần nhất so với các nước trong khu vực (chỉ cao hơn Campuchia). Hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá của Việt Nam là 65%, nếu tính trên giá bán lẻ, mức thuế này chỉ chiếm 41,6%. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do sử dụng thuốc lá, bảo vệ các thế hệ hiện tại và tương lai, bảo vệ sự phát triển bền vững của quốc gia.

Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới ước tính, việc tăng thuế ở mức giá thực của thuốc lá lên tới 10% có thể khiến 40 triệu người hút thuốc trong năm 1995 bỏ thuốc và ngăn ngừa ít nhất là 10 triệu ca tử vong do sử dụng thuốc lá.

Minh Phương

Mỗi năm có bao nhiêu người chết sớm vì thuốc lá

Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Dự đoán đến năm 2030, con số này có thể tăng lên tới 70.000 người/năm

Ngành y tế cho biết, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam, gây ra khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm, đồng nghĩa với việc trung bình có hơn 100 người chết vì thuốc lá mỗi ngày. Nếu không có sự can thiệp khẩn cấp, ước tính số ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá sẽ tăng gấp đôi trong thời gian tới. Một nghiên cứu của bệnh viện K cho thấy, có đến 90% ca ung thư phổi có hút thuốc lá, những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Nếu hút 20 điếu/ngày sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi gấp 26 người không hút.

Điều đáng nói là, người Việt chi hàng tỉ đồng mỗi năm để mua thuốc lá. Cụ thể, chỉ tính riêng năm 2015, người dân Việt Nam đã chi hơn 31.000 tỉ đồng để mua thuốc lá. Các nhà xã hội học cũng đã thống kê, nếu số tiền mua thuốc lá hút được dùng để mua thực phẩm hoặc chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết khác của các hộ gia đình thì hơn 2 triệu người Việt có thể thoát nghèo.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng cho biết, mỗi năm thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người, trong đó có hơn 5 triệu người đang và đã từng hút thuốc, hơn 600.000 người không hút thuốc nhưng bị mắc bệnh do hút thuốc lá thụ động. Số người chết vì khói thuốc nhiều hơn tổng số người chết vì HIV/AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại. Thống kê cho thấy, trong thế kỷ 20, thuốc lá đã giết chết 100 triệu người, và WHO cũng cảnh báo, nếu không thực hiện ngay những biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả, thì số người chết hàng năm do thuốc lá có thể tăng lên hơn 8 triệu vào năm 2030, và thế kỷ 21 số người chết vì thuốc lá sẽ có thể lên tới 1 tỷ người.

Một nghiên cứu của năm 2015 đã chỉ ra tác động của việc hút thuốc với tuổi thọ của con người vào khoảng năm 1980 và 2010. Cụ thể, 20% số ca tử vong ở người lớn thuộc 63 quốc gia được phân tích (trong đó, 24% là nam giới và 12% là nữ) có liên quan tới thuốc lá. Điều đáng nói là, gần 80% trong số hơn một tỉ người hút thuốc lá trên thế giới sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Mức tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá trên toàn cầu đang ngày càng tăng, mặc dù tiêu thụ thuốc lá ở một số nước có thu nhập cao và trung bình giảm. Và nguy cơ số người chết vì thuốc lá vẫn đang được báo động. Chưa kể đến, chi phí về y tế cho những bệnh do thuốc lá gây ra, thống kê tại các nước phát triển, chiếm 6-15% tổng chi phí y tế.

Tổ chức Y tế thế giới cũng đã liệt kê các căn bệnh mà người hút thuốc lá có thể gặp. Nhiều chứng bệnh được xem là nan y không thuốc chữa gây ra bởi khói thuốc có thể khiến bạn phải bàng hoàng, hãy dừng ngay việc hút thuốc để đảm bảo cuộc sống an toàn, khỏe mạnh cho bạn và người thân:

- Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên nhiều loại ung thư như: Ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư thận và bàng quang, ung thư hậu môn trực tràng, ung thư bộ phận sinh dục… 90% số trường hợp ung thư phổi trên thế giới là người hút thuốc trực tiếp và 5% số ca ung thư phổi là gián tiếp.

- Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 2 - 3 lần. Khói thuốc có thể gây ra loạn nhịp tim, gây tăng huyết áp. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc và tử vong do bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu ngoại vi, tai biến mạch máu não… Ngoài ra hút thuốc còn làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị tăng huyết áp.

- Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hút thuốc không gây cơn hen nhưng làm cho bệnh hen nặng lên, tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc thì tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc. Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn.

- Thuốc lá làm giảm khả năng sinh dục, tăng nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ. Hút thuốc làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, trẻ đẻ non, trẻ đẻ thiếu cân, các dị tật bẩm sinh ở trẻ…

- Người hút thuốc thụ động (người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc của người khác) có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn những người không hít phải khói thuốc. Những người không hút thuốc mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ chết vì ung thư phổi cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút thuốc,

- Trẻ em hít phải khói thuốc có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, viêm tai giữa, tăng nguy cơ lên cơn hen và mức độ nặng của bệnh hen. Ngoài ra khói thuốc lá làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Con của những người hút thuốc thường có khó khăn trong nhận thức, rối loạn hành vi và giảm khả năng học tập.