Một số câu hỏi luyện tập tức cảnh pác bó

Tuyển tập đề cương Văn 8 học kì 2 2019 giúp các em ôn tập và ghi nhớ những kiến thức cơ bản của bài Tức cảnh Pác Bó tại đây

Đề cương Văn 8 học kì 2 2019 mà Đọc tài liệu biên tập dưới đây nhằm hỗ trợ các em ôn tập học kì bài Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Đề cương môn Văn 8 học kì 2 bài Tức cảnh Pác Bó

I. Kiến thức cơ bản

a. Tác giả Hồ Chí Minh

- Tên: Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 2/9/1969)

- Quê quán: Làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

- Cuộc đời:

  • Bác là nhà chính trị, nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc
  • Là nhà dân nhân văn hóa thế giới.

b. Tác phẩm Tức cảnh Pác Pó

- Hoàn cảnh sáng tác

  • Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

c. Bố cục

- Bài văn được chia làm 2 phần

  • Phần 1: Ba câu thơ đầu: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Pó.
  • Phần 2: Câu cuối: Cảm nhận của Bác về cuộc đời cách mạng.

d. Thể thơ

  • Thất ngôn tứ tuyệt.

e. Giá trị nội dung

  • Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm tin, lạc quan và tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.

f. Giá trị nghệ thuật

  • Có tính chất ngắn gọn, hàm xúc.
  • Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thông vừa có tính chất mới mẻ, hiện đại.
  • Có lời thơ bình dị pha giọng đùa hóm hỉnh.
  • Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị và sâu sắc.

Xem thêm: Soạn bài Tức cảnh Pác Bó ngắn gọn nhất

II. Phân tích tác phẩm

a. Cảnh sinh hoạt và làm việc ở Pác Bó

  • Hành động: Ra - vào.
  • Thời gian: Sáng - tối.
  • Không gian: Suối - hang
  • Sáng ra bờ suối - Tối vào hang.
  • Cuộc sống bí mật nhưng vẫn giữ được nề nếp, quy củ. Thể hiện phong thái ung dung, chủ động của Bác.
  • Hình ảnh: Cháo bẹ, rau măng, vẫn sẵn sàng: lúc nào cũng đầy đủ. Thể hiện tinh thần lạc quan, vượt lên trên khó khăn, gian khổ.

⇒ Bác yêu thiên nhiên, yêu công việc cách mạng luôn làm chủ cuộc sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

b. Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng

  • Chuyển từ chỗ nói chuyện chổ ở, làm việc, ăn uống sang nói chuyện công việc.
  • Chuyển từ không khí thiên nhiên: suối, hang, sớm, tối sang không khí hoạt động xã hội: dịch sử Đảng.
  • Chuyển từ những cái mềm mại suối, măng, cháo sang bàn đá rắn chắc. Từ những thanh bằng sang những thanh trắc.
  • Nghệ thuật đối: Đối ý và đối thanh (Điều kiện làm việc tạm bợ - Nội dung công việc quan trong, trang nghiêm).

→ Niềm vui thích thật sự khi sống giữa núi rừng, phong thái ung dung, tầm vóc lớn lao, niềm say mê cách mạng của Hồ Chí Minh.

-------------

Đọc tài liệu vừa gửi đến các em đề cương Ngữ văn 8 học kì 2 2019/2020 bài Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. Hy vọng đã phần nào giúp các em ôn tập để hoàn thành tốt bài thi của mình trong kì thi học kì.

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài Tức cảnh Pắc Bó. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Tác giả bài thơ là ai?

  • A. Tố Hữu
  • B. Hồ CHí Minh
  • C. Phan Bội Châu
  • D. Phan Châu Trinh

Câu 2: Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

  • A. Thất ngôn tứ tuyệt
  • B. Thất ngôn bát cú
  • C. Ngũ ngôn
  • D. Tự do

Câu 3: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài Tức cảnh Pác Bó?

  • A. Giọng tha thiết, trìu mến.
  • B. sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh
  • C. Giọng nghiêm trang, chừng mực.
  • D. Giọng buồn thương, phiền muộn.

Câu 4: Dòng nào diễn tả đúng nhất nghĩa của từ “chông chênh”?

  • A. Không vững chãi vì không có chỗ dựa chắc chắn.
  • B. Ở thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã.
  • C. Cao và không có chỗ bấu víu, luôn đu đưa, nguy hiểm.
  • D. Ở trạng thái bất định, khi lên khi xuống, khi nghiêng qua khi ngả lại.

Câu 5: Bài thơ nào sau đây không giống thể thơ của bài Tức cảnh Pác Bó?

  • A. Bánh trôi nước
  • B. Sông núi nước Nam
  • C. Khi con tu hú
  • D. Ngẫu nhiên viết nhân buổi vể quê

Câu 6: Nhận xét nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ được thể hiện qua câu thơ cuối

  • “Cuộc đời cách mạng thật là sang”
  • A. Vui thích vì được sống chan hòa với thiên nhiên.
  • B. Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
  • C. Lạc quan với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ
  • D. Người đang an ủi, động viên chính mình vượt qua khó khăn

Câu 7: Trung tâm của bức tranh Pác Bó trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” là

  • A. Bàn đá chông chênh.
  • B. Hình tượng người chiến sĩ Cách mạng.
  • C. Cảnh thiên nhiên với non xanh nước biếc.
  • D. Những thức ăn dân dã 

Câu 8: Trong bài thơ, cuộc sống vật chất của Bác Hổ như thế nào?

  • A. Bác Hồ được sống một cuộc sống vật chất đầy đủ, sang trọng.
  • B. Bác Hồ sống bình dị nhưng không hề thiếu thốn.
  • C. Bác Hồ sống với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhưng Bác vẫn cho rằng đó là một cuộc sống sang trọng.
  • D. Bác Hồ sống một cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, không có ý nghĩa.

Câu 9: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết theo phương thức biểu đạt nào?

  • A.  miêu tả và tự sự.
  • B. trần thuật và tự sự.
  • C. miêu tả và biểu cảm.
  • D.  tự sự và biểu cảm.

Câu 10: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó?

  • A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
  • B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
  • C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.
  • D. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.

Câu 11: Nội dung của bài thơ là

  • A. Hiện thực cảnh sinh hoạt bình dị, nề nếp, gian khổ, thiếu thốn của Bác.
  • B. Thể hiện tình yêu thiên nhiên của người chiến sĩ cách mạng.
  • C. Vẻ đẹp tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của bác Hồ trong cuộc sống cách mạng gian lao ở Pác Bó.
  • D. Tất cả đều đúng