Muốn làm căn cước công dân thì làm ở đâu

Muốn làm căn cước công dân thì làm ở đâu

Bài viết sau đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ các bước để làm lại căn cước công dân trong trường hợp bị mất là như thế nào, phải làm ở đâu, lệ phí bao nhiêu cũng như thời gian bao lâu thì được nhận căn cước công dân mới.

Khi đã được cơ quan công an cấp Căn cước công dân (gắn chíp hoặc mã vạch, chưa gắn chip) mà làm mất thẻ.

Người cần cấp lại thẻ CCCD bị mất sẽ thực hiện các bước như sau:

- Người cần cấp lại thẻ CCCD bị mất đến tại Đội Cảnh sát Quản lý hành chính thuộc Công an Quận, huyện hoặc Phòng Cảnh sát QLHC thuộc Công an cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh (nếu đã triển khai). Thời gian đến tại các địa điểm trên là trong giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

- Lấy 01 mẫu Tờ khai Căn cước công dân (Mẫu CC01) có sẵn tại các địa điểm trên, điền đầy đủ thông tin theo mẫu, ký vào tờ mẫu này và nộp cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ. 

Mẹo: Có thể tải, in mẫu tờ khai CCCD và tự khai sẵn ở nhà để tiết kiệm thời gian. (Tải mẫu tờ khai CCCD và xem hướng dẫn cách ghi chính xác mẫu này: TẠI ĐÂY).

- Người cần cấp lại CCCD bị mất cũng có thể đăng ký cấp lại thẻ Căn cước công dân theo hình thức trực tuyến online trên trang web của Cổng dịch vụ công (khai Tờ khai điện tử, gởi đính kèm hình ảnh các giấy tờ cần xuất trình và đăng ký thời gian, địa điểm đến làm thủ tục). Chi tiết tham khảo: TẠI ĐÂY.

Bước 2: Nộp tờ khai CCCD, các giấy tờ liên quan và xác nhận lại thông tin

- Sau khi nộp tờ khai, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đề nghị xuất trình sổ hộ khẩu. Nếu còn sổ hộ khẩu thì nộp để cán bộ tiếp nhận tiến hành kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên sổ hộ khẩu với tờ khai CCCD vừa nộp để xác định người khai tờ khai có phải là người cần cấp lại thẻ căn cước công dân hay không.

- Nếu không còn sổ hộ khẩu (do đã bị thu hồi khi làm căn cước, làm các thủ tục có liên quan đến hộ khẩu...), cán bộ tiếp nhận sẽ tra cứu trên máy tính tại nơi cấp CCCD để xác định là đã có thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hay chưa.

- Ngoài sổ hộ khẩu, người đi làm căn cước bị mất cần phải mang thêm các giấy tờ hợp pháp thể hiện sự thay đổi, bổ sung thông tin cá nhân so với thông tin trên thẻ căn cước đã bị mất để xuất trình cho cán bộ tiếp nhận để họ cập nhật vào CSDL quốc gia về dân cư. Ví dụ: mang theo giấy khai sinh có ghi thay đổi về ngày, tháng, năm sinh, họ, tên hoặc mang theo giấy chứng nhận kết hôn nếu đã có vợ hoặc chồng.

Bước 3: Ký xác nhận vào Phiếu thu nhận thông tin CCCD (Mẫu CC02) và làm căn cước công dân

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sau khi kiểm tra, đối chiếu xác định thông tin mà công dân đã cung cấp trong tờ khai CCCD khớp với thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì tiến hành dùng máy quét để thu nhận dấu vân tay và dùng máy chụp ảnh để chụp ảnh chân dung tại chỗ.

Từ dữ liệu vừa được cập nhật, bổ sung cùng với dấu vân tay, ảnh chụp vừa mới thu nhận, cán bộ tiếp nhận sẽ in ra 01 Phiếu thu nhận thông tin CCCD (TẢI MẪU) và đưa cho người đến làm CCCD kiểm tra, ký xác nhận vào phiếu này rồi đưa lại cho cán bộ tiếp nhận. Quá trình này chỉ mất khoảng 10 phút. 

Muốn làm căn cước công dân thì làm ở đâu

Sau khi đóng lệ phí cấp lại thẻ CCCD là 70.000 đồng (và đóng thêm khoảng 30.000 đồng nếu đăng ký dịch vụ nhận thẻ CCCD tại nhà) thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đưa giấy hẹn lấy CCCD. 

- Đến thời điểm hiện tại, thủ tục cấp lại CCCD bị mất phải làm tại Công an quận huyện nơi đã cấp CCCD (nơi có hộ khẩu). Việc làm thủ tục cấp lại CCCD tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính Công an các tỉnh thành khác nơi công dân đang có tạm trú chưa triển khai thực hiện được do dữ liệu về CCCD trên hệ thống dữ liệu quốc gia chưa được liên thông cho toàn bộ các tỉnh thành.

- Nếu có sổ hộ khẩu thì sau khi xuất trình để làm căn cước, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ thu lại luôn sổ này.

- Trường hợp đã quá thời hạn ghi trên giấy hẹn nhưng vẫn chưa nhận được căn cước công dân bị mất làm lại thì các bạn có thể tra cứu theo các cách theo hướng dẫn TẠI ĐÂY

- Khi làm thẻ căn cước công dân bị mất không cần phải mang theo ảnh chụp 3x4. Hình trong Phiếu thu nhận thông tin CCCD cũng là hình sẽ in trên thẻ CCCD.

- Khi chụp ảnh đầu để trần, không đeo kính, không được mặc trang phục ngành (như công an, hải quan, bộ đội...), được mặc trang phục của tôn giáo hoặc dân tộc.

- Thẻ CCCD mã vạch bị mất, khi đổi sang thẻ CCCD gắn chip thì vẫn giữ nguyên 12 số.

- Một số lưu ý khác: Những lưu ý khi đi làm và sử dụng Căn cước công dân

Tham khảo thủ tục khác liên quan đến Căn cước công dân:

Muốn làm căn cước công dân thì làm ở đâu

Khi đi làm CCCD gắn chíp thì người dân phải mang theo giấy tờ gì? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Vậy pháp luật quy định như thế nào?

Hiện nay tình hình dịch kéo dài, nhiều doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. EMC hiểu được điều đó nên nay đưa GÓI DỊCH VỤ KẾ TOÁN 3 TRIỆU/NĂM hỗ trợ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn này.

Xem thêm thông tin ưu đãi tại: Gói dịch vụ kế toán 3 triệu/năm

Những giấy tờ cần mang theo khi đi làm CCCD gắn chíp

Đối với người đổi từ CMND qua CCCD gắn chíp

Người dân cần mang theo:

+ CMND đã được cấp, sổ hộ khẩu.

+ Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp  thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

(Tại một số điểm cấp cơ sở dữ liệu dân cư đã được cập nhật đầy đủ và có thông báo thì công dân không cần mang theo sổ hộ khẩu).

Đối với người đổi từ CCCD mã vạch qua CCCD gắn chíp

Vì khi cấp CCCD mã vạch thì thông tin của công dân đã được lưu trên cơ sở dữ liệu quốc gia; vì vậy khi đổi sang mẫu thẻ CCCD gắn chíp mới thì người dân chỉ cần mang:

+ CCCD mã vạch đã được cấp.

+ Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp  thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Lưu ý: Thực tế tại một số địa phương, người dân cần bước xin giấy giới thiệu đổi CMND sang CCCD của công an cấp xã, sau đó mới nộp tại công an cấp huyện và làm thủ tục tại công an cấp huyện.

Căn cứ pháp lý: Điêu 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 40/2019/TT-BCA)

Có bắt buộc đổi sang thẻ CCCD gắn chíp không?

Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định:

- Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 23/01/2021 (thẻ CCCD mã vạch theo mẫu cũ) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

- Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip.

Như vậy, nếu CMND/CCCD cũ còn hạn sử dụng thì không bắt buộc phải đổi sang mẫu gắn chíp mới

Những thủ tục nào chủ Doanh nghiệp cần phải có CCCD để hoàn tất hồ sơ:

- Trong thủ tục thành lập doanh nghiệp cần có: Thẻ căn cước công dân / Chứng minh nhân dân / Hộ chiếu còn hiệu lực của Giám đốc, thành viên góp vốn hoặc cổ đông. Và những thông tin khác, xem thêm tại: hồ sơ thành lập doanh nghiệp

- Hoạt động nhân sự: cần có CCCD của người lao động để làm hợp đồng lao động, tính lương, bảo hiểm xã hội.

- Thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu, người đại diện trong Giấy phép kinh doanh.

- Mua bán, chia tách doanh nghiệp

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư. Tôi đang ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng có sổ hộ khẩu Đồng Tháp ở quê gửi lên. Tôi muốn làm thẻ căn cước công dân thì cần giấy tờ gì? Cảm ơn Luật sư! 

Muốn làm căn cước công dân thì làm ở đâu

Tư vấn luật về trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân: 1900.6568

Luật sư tư vấn:

Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Việc làm thẻ Căn cước công dân hiện nay vẫn chưa bắt buộc, tuy nhiên so với giấy chứng minh nhân dân thì thẻ Căn cước công dân có nhiều tiện lợi hơn.  Quy định về cấp thẻ căn cước công dân được quy định cụ thể tại Luật Căn cước công dân 2014

1. Các giấy tờ cần chuẩn bị để xin cấp thẻ căn cước:

Bạn làm trực tiếp tại nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi bạn có sổ KT3:

– Bản gốc sổ hộ khẩu và kèm theo 02 bản photo.

– Chứng minh thư nhân dân cũ (nếu có): Bởi nếu bạn đã có CMTND, khi xin cấp CCCD, cơ quan Công an sẽ xác nhận số CMTND cũ và CCCD mới là của cùng một người.

– Bản khai theo mẫu (có xác nhận của UBND phường nơi bạn thường trú hoặc tạm trú).

Xem thêm: Mẫu tờ khai xin cấp thẻ căn cước công dân (Mẫu CC01) mới nhất năm 2022

2. Thủ tục xin cấp thẻ căn cước công dân lần đầu:

* Thủ tục làm thẻ căn cước công dân theo quy định của Khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:

– Người làm thẻ căn cước công dân phải Điền vào tờ khai theo mẫu quy định

– Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.”

Bước 1: Các bạn cầm toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị tới Phòng hành chính của Công an cấp quận/huyện nơi bạn đang thường trú hoặc KT3.

Bước 2: Công an sẽ tiến hành đối chiếu, kiểm tra thông tin trong tờ khai so với sổ hộ khẩu và phần mềm quản lý dữ liệu công dân.

Bước 3: Công an sẽ tiến hành chụp ảnh, lăn vân tay, ghi đặc điểm nhận dạng của bạn.

Bước 3: Nhận giấy hẹn và đợi lấy kết quả. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa hợp lệ thì sẽ được hướng dẫn lại đúng quy định để cấp thẻ cho công dân.

Bước 4: Đến lấy thẻ Căn cước công dân như trong giấy hẹn trước đó. Sau khi bạn nhận thẻ Căn cước công dân, công an sẽ tiến hành cắt góc phía bên phải giấy Chứng minh nhân dân và từ đây giá trị của giấy Chứng minh nhân dân hết hiệu lực.

Xem thêm: Trình tự, thủ tục, hồ sơ xin cấp lại thẻ căn cước công dân bị mất mới nhất năm 2022

Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

Như vậy, theo quy định, khi đăng ký làm thẻ, bạn không phải xuất trình sổ hộ khẩu và xác nhận của công an địa phương. 

3. Nơi làm thủ tục xin cấp thẻ CCCD lần đầu:

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Xem thêm: Để lộ số chứng minh thư, thẻ căn cước công dân có ảnh hưởng gì không?

4. Lệ phí xin cấp CCCD lần đầu:

Sau khi nhận được giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân, bạn đến cơ quan ghi trong giấy hẹn để nhận thẻ. Bạn có thể đến địa điểm khác theo yêu cầu song phải trả phí dịch vụ chuyển phát thẻ.

Mức phí khi chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân là 30.000 đồng.

Đổi thẻ Căn cước công dân khi thẻ bị hư, thay đổi thông tin trên thẻ Căn cước công dân là 50.000 đồng.

Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất, trở lại quốc tịch Việt Nam là 70.000 đồng.

5. Có sổ tạm trú KT3 có được cấp thẻ căn cước công dân không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi là hiện tại tôi có KT3 ở trong thành phố Hồ Chí Minh và chứng minh nhân dân (chứng minh nhân dân bị hư 1/2 ảnh và đã bị mờ hết số) thì muốn làm thẻ căn cước công dân tại thành phố Hồ Chí Minh thì có được không? Và thẻ căn cước công dân có làm được hộ chiếu không?Xin cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 22 Luật căn cước công dân 2014 quy định trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân như sau:

Xem thêm: Quy định về thẻ căn cước công dân? Ý nghĩa 12 số trên thẻ CCCD?

– Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;

– Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật căn cước công dân 2014 kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.

+ Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

– Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật căn cước công dân 2014; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Nơi cấp thẻ căn cước công dân theo quy định tại Điều 26 Luật căn cước công dân 2014 gồm:

Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

Xem thêm: Độ tuổi được cấp thẻ căn cước công dân? Bao nhiêu tuổi được làm CCCD?

“1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.”

Như vậy, theo quy định, khi cấp thẻ căn cước công dân, không cần phải mang theo sổ hộ khẩu gia đình do đó, không cần bạn phải có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh bạn vẫn cấp được thẻ căn cước công dân tại thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 20 Luật căn cước công dân 2014 quy định giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân

Theo đó, theo quy định trên thì thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Bạn có thể sử dụng thẻ căn cước công dân để làm hộ chiếu.

Ngoài ra tại những nước Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau thì bạn có thể sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho hộ chiếu.

Xem thêm: Quy định về thời hạn và phí cấp đổi thẻ căn cước công dân

6. Thời hạn xin cấp thẻ căn cước công dân:

Tóm tắt câu hỏi:

Đi đăng kí đổi chứng minh nhân dân ngay 15/8 hẹn ngày 12/9 đến lấy, nhưng khi đến lấy công an lại tiếp tục hẹn đến cuối năm mới có. Sao khi xin cấp thẻ căn cước công dân mà phải đợi đến 4 tháng mà còn chưa biết có thể được không nữa?

Luật sư tư vấn:

Theo bạn trình bày thì được hiểu bạn xin cấp đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân.

Căn cứ Điều 23 Luật căn cước công dân 2014 quy định như sau:

“Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân:

1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

Xem thêm: Thẻ căn cước công dân là gì? Ý nghĩa 12 chữ số ghi trên thẻ căn cước công dân?

b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

d) Xác định lại giới tính, quê quán;

đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

e) Khi công dân có yêu cầu.

2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;

b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.”

Xem thêm: Dùng chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân giả bị xử phạt như thế nào?

Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân được thực hiện từ Điều 4 đến Điều 12 theo Thông tư 11/2016/TT-BCA như sau:

– Bước 1: Cán bộ tiếp công dân tiếp nhận hồ sơ của công dân, đối chiếu thông tin trong hồ sơ với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

– Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi thẻ căn cước công dân, cán bộ chịu trách nhiệm thu thập thông tin theo Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA.

– Bước 3: Hồ sơ đề nghị cấp, đổi cần tra cứu tàng tư căn cước công dân:

+ Tại công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+ Tại Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;

+ Tại Trung tâm căn cước công dân quốc gia: Giám đốc Trung tâm căn cước công dân quốc gia chuyển hồ sơ cần tra cứu đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi cần tra cứu.

– Bước 4: Xử lý, duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân

Xem thêm: Xác nhận số chứng minh thư cũ và mới là của cùng một người

– Bước 5: Xử lý dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

– Bước 6: Xử lý dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia

– Bước 7: Phê duyệt cấp, đổi, cấp lại và in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân

– Bước 8: Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Căn cứ Điều 12 Thông tư 11/2016/TT-BCA thì thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân như sau:

– Công an cấp huyện hoàn thành việc xử lý, duyệt hồ sơ và chuyển dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lên Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong thời hạn như sau:

+ Đối với thành phố, thị xã thì trong thời hạn 1,5 ngày làm việc đối với trường hợp cấp, đổi thẻ Căn cước công dân và 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại thẻ Căn cước công dân, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

+ Đối với các huyện miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

+ Đối với các khu vực còn lại: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

– Tại Công an cấp tỉnh:

+ Đối với dữ liệu điện tử do Công an cấp huyện chuyển lên thì ngay trong ngày đối với trường hợp cấp, đổi và 02 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại, kể từ khi nhận đủ dữ liệu điện tử, Công an cấp tỉnh phải hoàn thành việc xử lý và chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm căn cước công dân quốc gia.

+ Đối với hồ sơ do Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp nhận thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, phải hoàn thành việc xử lý và chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm căn cước công dân quốc gia.

– Tại Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư:

+ Đối với dữ liệu điện tử do Công an cấp tỉnh chuyển lên thì trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với trường hợp cấp, đổi và 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại, kể từ khi nhận đủ dữ liệu điện tử, Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân.

+ Đối với hồ sơ do Trung tâm căn cước công dân quốc gia tiếp nhận thì trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước công dân phải được chuyển phát về đến nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, bạn có thể đối chiếu trường hợp của mình để biết thời hạn cấp, đổi thẻ căn cước công dân là bao nhiêu ngày. Trường hợp quá thời gian quy định thì bạn hoàn toàn có quyền làm đơn yêu cầu gửi đến cơ quan công an cấp huyện để yêu cầu họ giải trình lý do trường hợp của bạn.  

7. Thẩm quyền cấp thẻ căn cước công dân:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có hộ khẩu ở Đồng Tháp, muốn làm thẻ căn cước công dân ở TP HCM có được không ạ? và cần những thủ tục như thế nào ạ? Xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Dựa theo thông tin bạn cung cấp, bạn có hộ khẩu ở Đồng Tháp. Hiện tại bạn muốn làm thẻ căn cước công dân ở thành phố Hồ Chí Minh. Để giải quyết vấn đề của bạn, cần xem xét các phương diện sau:

Trước hết, căn cước công dân theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014 được xác định là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật căn cước công dân.

Về vấn đề nơi cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì tại Điều 26 Luật căn cước công dân. Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân năm 2014 thì công dân có thể tự lựa chọn một trong các cơ quan quản lý về căn cước công dân của Bộ Công an, của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hoặc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương… để thực hiện việc cấp thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên, hiện nay do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa được đầy đủ thông tin về công dân, chưa được hoàn thiện, nên pháp luật có quy định cụ thể về việc phân cấp cấp căn cước công dân tại Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA , cụ thể:

“Điều 16. Phân cấp giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành hoặc chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân thì thực hiện phân cấp gii quyết cấp, đi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện và đơn vị hành chính tương đương tiếp nhận hồ sơ giải quyết các trường hợp cp, đi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú tại địa phương đó.

2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tnh tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú trong phạm vi tnh, thành phố trực thuộc trung ương đó; các trường hợp đi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 23 Luật căn cước công dân và cấp lại thẻ Căn cước công dân đi với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

3. Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân có yêu cu và các trường hợp đặc biệt khác do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.”

Trong đó, quy định tại điểm a, b, khoản 1 Điều 23 Luật căn cước công dân năm 2014 quy định về một số trường hợp đổi Thẻ căn cước công dân, gồm:

– Trường hợp thẻ căn cước công dân bị hư hỏng không sử dụng được;

– Trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi, đủ 60 tuổi.

Xem xét trong trường hợp cụ thể của bạn, theo thông tin, bạn đang muốn làm thẻ căn cước công dân ở thành phố Hồ Chí Minh – nơi khác với nơi bạn đang có hộ khẩu thường trú, nhưng bạn không nói rõ, bạn đã từng cấp chứng minh nhân dân trước đó hay chưa, và đây là trường hợp cấp Căn cước công dân lần đầu, hay cấp đổi từ Chứng minh nhân dân sang căn cước công dân. Do vậy, trong trường hợp này, khi giải quyết vấn đề của bạn sẽ có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Đây là lần đầu bạn cấp mới Thẻ căn cước công dân và trước đó bạn cũng chưa được cấp Chứng minh nhân dân ở nơi thường trú.

Trong trường hợp này, nếu căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật căn cước công dân năm 2014, khoản 1, khoản 2 Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA được trích dẫn ở trên thì trường hợp của bạn cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu và chưa từng được cấp chứng minh nhân dân, bạn phải làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn có hộ khẩu thường trú.

Trường hợp này, khi bạn có hộ khẩu ở Đồng Tháp thì khi cấp mới thẻ Căn cước công dân, bạn phải liên hệ với cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh tại Đồng Tháp – nơi bạn đăng ký thường trú. Bạn sẽ không thể làm thẻ Căn cước công dân ở nơi khác nơi đăng ký thường trú được, nghĩa là không thể làm thẻ Căn cước công dân ở thành phố Hồ Chí Minh trong trường hợp này.

Trường hợp 2: Bạn đã được cấp Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, nay cấp đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân.

Trường hợp bạn đã từng được cấp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ Căn cước công dân, nay muốn cấp đổi, hoặc cấp lại sang thẻ Căn cước công dân thì trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật căn cước công dân năm 2014, Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA thì bạn có thể thực hiện việc cấp đổi này tại Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an huyện, hoặc Công an Tỉnh nơi bạn đang có hộ khẩu thường trú. Trường hợp bạn không thể về nơi có hộ khẩu thường trú để cấp đổi, cấp lại Thẻ Căn cước công dân thì bạn có thể làm tại Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh nơi khác với nơi bạn có hộ khẩu thường trú hoặc làm tại Cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an.

Do vậy, trường hợp bạn cấp đổi hoặc cấp lại sang thẻ Căn cước công dân khi đã từng được cấp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân thì bạn vẫn có thể làm Thẻ Căn cước công dân tại Cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an thành phố Hồ Chí Minh mặc dù có hộ khẩu thường trú tại Đồng Tháp.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp, phụ thuộc vào việc bạn đã từng được cấp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân trước đó hay chưa mà bạn có thể làm căn cước công dân tại thành phố Hồ Chí Minh – nơi khác với nơi đăng ký thường trú của bạn (Đồng Tháp) hay không. Trường hợp này, do thông tin bạn cung cấp không nêu rõ nên bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế để có sự xác định cụ thể.

Từ đó, tùy vào từng trường hợp mà thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:

* Trường hợp thực hiện thủ tục cấp mới thẻ Căn cước công dân.

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA, trình tự thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau:

– Công dân điền vào Tờ khai căn cước công dân.

Muốn làm căn cước công dân thì làm ở đâu

 Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568

– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân sẽ tiến hành việc kiểm tra đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để xác định thông tin về công dân.

Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình Sổ hộ khẩu.

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân.

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ, và thực hiện việc trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn.

* Trường hợp thực hiện thủ tục cấp đổi từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân hoặc cấp lại thẻ Căn cước công dân

Căn cứ theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư 07/2016/TT-BCA thì trình tự, thủ tục thực hiện việc cấp đổi từ Chứng minh nhân dân sang căn cước công dân, hoặc cấp đổi lại thẻ Căn cước công dân do hư hỏng, sai sót hoặc cấp lại thẻ Căn cước công dân thì vẫn thực hiện theo các thủ tục được quy định tại Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA như với trường hợp cấp mới. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp có những điểm khác biệt, cụ thể:

– Trường hợp công dân chuyn từ Chng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thunộp, xử lý Chng minh nhân dân theo quy định.

– Trường hợp đi thẻ Căn cước công dân do thay đi thông tin ghi trên thẻ Căn cước công dân mà thông tin đó chưa có hoặc chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân nộp bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đi các thông tin này để kiểm tra và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu.

– Thu lại thẻ Căn cước công dân đã sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân;

Hiện nay, do thông tin dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu về căn cước công dân chưa được hoàn thiện nên khi đi làm thủ tục ở nơi khác với nơi khác nơi đăng ký thường trú thì bạn cần xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.