Nếu cho sinh non phải làm sao

Sinh cực non là một vấn đề không bà mẹ nào mong muốn, tuy nhiên vấn đề này có thể xảy ra ở tất cả phụ nữ mang thai. Do đó, mẹ bầu cần lên kế hoạch chăm sóc thai kỳ tốt nhất để phòng tránh tối đa nguy cơ này. Trẻ sinh non sẽ chưa phát triển hoàn thiện và phải đối mặt với rất nhiều rủi ro về sức khỏe, thậm chí khả năng sống sót rất thấp.

1. Sinh cực non là gì?

Quá trình mang thai của người phụ nữ thường kéo dài trong khoảng 40 tuần. Các trường hợp trẻ ra đời trước tuần thứ 28 của thai kỳ được gọi là sinh cực non. Trên thế giới và tại Việt Nam, các bác sĩ đã từng cứu sống một số trường hợp trẻ chào đời quá sớm, tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm vì thai nhi chào đời sớm thì khả năng sống sót của các bé thường rất thấp. Khả năng sống sót của thai nhi cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường những trẻ sinh non sẽ cần phải nhờ đến sự chăm sóc y tế đặc biệt.

Trẻ ra đời trước tuần thứ 28 của thai kỳ được gọi là sinh cực non

Mẹ bầu cần lưu ý với một số dấu hiệu sinh cực non dưới đây:

- Dịch âm đạo rỉ nhiều: Dù vẫn còn cách ngày dự sinh rất xa nhưng dịch âm đạo của thai phụ bỗng rỉ nhiều hơn bình thường. Đặc điểm của dịch cũng thay đổi, có thể đặc hơn, loãng hơn hoặc thậm chí lẫn máu. Đây chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sinh non.

- Áp lực vùng xương chậu tăng: Nếu như từ trước, mẹ bầu chưa xảy ra tình trạng đau lưng nhưng lại xuất hiện đau lưng vùng thấp bất thường, những cơn đau có thể xảy ra theo chu kỳ, thì mẹ bầu nên cẩn thận với nguy cơ sinh non.

- Đau bụng liên tục giống như đau bụng kinh, có thể kèm theo những cơn co thắt, có hiện tượng xuất huyết âm đạo. Khi đi khám, nhận thấy có một số thay đổi bất thường ở tử cung.

- Xuất hiện những cơn gò tử cung liên tục, cổ tử cung mở ít nhất 2cm.

- Vỡ ối.

2. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng sinh cực non

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng sinh cực non mà các bà bầu cần phải chú ý:

+Vỡ ối non: Phần lớn những trường hợp vỡ ối non đều không xác định được nguyên nhân.

+ Những trường hợp mang đa thai cũng thường có nguy cơ sinh non cao hơn những trường hợp mang đơn thai.

+ Đa ối

+Thai dị dạng: Thai dị dạng kết hợp với tình trạng đa ối hoặc thiểu ối thì nguy cơ sinh cực non sẽ càng cao hơn.

Những trường hợp mang thai đôi có nguy cơ sinh non cao hơn

+ Những thai phụ mắc dị tật ở tử cung chẳng hạn như hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn,… chính là những trường hợp có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng sinh con thiếu tháng.

+ Phụ nữ mắc một số bệnh lý khác cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non.

+ Những phụ nữ mang thai quá nhiều lần, đã từng sinh non và đã từng bị sảy thai.

+ Các trường hợp mẹ bầu quá trẻ hoặc mẹ bầu lớn tuổi và những phụ nữ phải lao động nặng trong quá trình mang thai cũng là những đối tượng có nguy cơ sinh non cao.

+ Một số vấn đề khác như mẹ sử dụng chất kích thích, mẹ bị căng thẳng quá mức, mẹ bầu bị suy dinh dưỡng, người mẹ dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ, mẹ bị dị ứng di thức ăn hoặc nhiễm virus,…

Một số vấn đề về nhau thai cũng chính là nguyên nhân gây sinh cực non, chẳng hạn như nhau tiền đạo, nhau bong non hay thiểu năng nhau khiến thai nhi không được nhận dinh dưỡng đầy đủ và không thể phát triển tốt.

3. Một số nguy cơ mà trẻ sinh cực non có thể gặp phải

Vì chào đời khi chưa đủ ngày, đủ tháng, cơ thể chưa phát triển toàn diện nên trẻ sinh cực non sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí khả năng sống của trẻ cũng thấp hơn. Bên cạnh đó, việc chăm sóc trẻ sinh non cũng rất khó khăn đối với các bậc cha mẹ. Dưới đây là một số nguy cơ mà trẻ sinh non có thể gặp phải:

- Suy hô hấp: Trẻ sinh non sẽ có nguy cơ mắc phải một số vấn đề về hô hấp, nhất là suy hô hấp. Nếu những trường hợp này không được cung cấp oxy kịp thời thì các cơ quan khác trong cơ thể của trẻ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Trẻ sinh cực non thường phát triển kém hơn trẻ sinh đủ ngày, đủ tháng

- Chảy máu trong não đe dọa tổn thương não vĩnh viễn.

- Một số vấn đề về tim mạch, nhất là tình trạng suy tim.

- Trẻ sinh non bị thiếu chất béo nên thường không thể kiểm soát được nhiệt độ cơ thể.

- Các trường hợp sinh cực non phải đối mặt với nhiều vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như viêm ruột ngoại tử.

- Trẻ sinh non dễ bị vàng da, thiếu máu và một số bệnh về máu khác.

- Hệ miễn dịch kém, phát triển chậm và có nhiều nguy cơ mắc bệnh mạn tính

- Trẻ sinh non dễ mắc bệnh về não.

- Có nguy cơ gặp phải một số vấn đề về thị lực, thính lực.

Mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để phòng ngừa nguy cơ sinh non

Những thông tin phía trên cho thấy rằng, trẻ sinh cực non sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ rủi ro về sức khỏe. Do đó, mẹ nên áp dụng những phương pháp phù hợp để hạn chế tối đa nguy cơ này. Đặc biệt, mẹ bầu nên đảm bảo một chế độ dinh dưỡng khoa học; cần nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình mang thai, tránh lao động nặng và không nên sử dụng chất kích thích.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chú ý đến việc thăm khám thai đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần thông báo sớm tới các bác sĩ để được xử trí kịp thời. Nếu cần được hỗ trợ, tư vấn, mẹ bầu có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.

So với trẻ sinh đủ tháng thì trẻ sinh non không chỉ nhẹ cân hơn, mà còn có sức đề kháng yếu hơn. Nếu không được chú trọng chăm sóc ngay từ lúc mới sinh thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Vậy chăm sóc trẻ sinh non như thế nào cho đúng?

1. Như thế nào là sinh non? Đặc điểm của trẻ sinh non

Để chăm sóc trẻ sinh non đúng cách, bạn cần hiểu như thế nào là sinh non cũng như đặc điểm của các bé sinh non.

Như thế nào là sinh non?

Một thai kỳ “đủ ngày đủ tháng” là 40 tuần. Tuy nhiên, có rất nhiều trẻ được sinh ra ở tuần 38 hoặc 39, và điều này là hoàn bình thường. Thế nhưng, nếu được sinh sớm hơn, từ tuần 37 trở về trước thì được gọi là sinh non, sinh thiếu tháng. Cụ thể:

  • Trẻ sinh ra trước 28 tuần: Cực non.

  • Trẻ sinh ra ở tuần 28 - 34: Sinh non tháng.

  • Trẻ sinh ra ở tuần 34 - 37: Sinh non muộn.

Trẻ sinh non là trẻ được sinh ra trước tuần 37

Đặc điểm của trẻ sinh non

Trẻ càng sinh non thì các vấn đề về sức khỏe càng nghiêm trọng, do đó, cần có cách chăm sóc trẻ sinh non đặc biệt. Nhìn chung, các bé sinh non sẽ có những đặc điểm sau:

  • Cân nặng thấp, dưới 2500 gr.

  • Dễ bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết,…

  • Hệ miễn dịch khiếm khuyết, dễ viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết,…

  • Phổi chưa phát triển hoàn thiện, dễ gặp các vấn đề về hô hấp như viêm phổi mạn tính, mắc bệnh màng trong, xuất hiện các cơn ngưng thở,…

  • Nguy cơ thiếu máu, nhiễm trùng cao.

  • Chức năng thận yếu, dễ bị mất nước, rối loạn điện giải.

  • Các vấn đề về tiêu hóa như teo thực quản, teo ruột non, thủng dạ dày, tắc tá tràng,…

  • Chậm tăng cân và phát triển chiều cao.

Các bé sinh non có đặc điểm chung là nhẹ cân, sức đề kháng yếu, tiềm ẩn nhiều bệnh lý

2. Cách chăm sóc trẻ sinh non

Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào còn tùy thuộc vào thời điểm sinh non và tình trạng cân nặng, bệnh lý của bé. Nhìn chung, các bé sinh non sẽ được áp dụng những cách chăm sóc đặc biệt sau.

Điều hòa thân nhiệt

Các bé sinh non có cân nặng dưới 1700gr và thân nhiệt không ổn định sẽ được nuôi trong lồng ấp hoặc giường sưởi. Kèm theo đó là các thủ thuật như hút đờm nhớt, hỗ trợ thở, thay máu,…

Hỗ trợ hô hấp

Bé sinh càng non tháng thì phổi càng yếu, vì thế, các vấn đề về hô hấp khá nghiêm trọng. Do đó, hỗ trợ hô hấp cho bé là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ có phương án hỗ trợ hô hấp phù hợp, bao gồm thở áp lực dương liên tục qua đường mũi, đặt nội khí quản và thở máy, tiêm thuốc vào tĩnh mạch (nếu bé xuất hiện cơn ngưng thở),…

Đa số các bé sinh non đều gặp vấn đề về hô hấp, vì vậy, hỗ trợ hô hấp là rất quan trọng khi chăm sóc trẻ sinh non

Bổ sung dinh dưỡng

“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Với những bé sinh non thì sữa mẹ lại càng quan trọng. Bởi trong sữa mẹ có chứa các protein và kháng thể rất có lợi cho hệ miễn dịch đang rất non nớt của bé.

Tuy nhiên, vì bé sinh non có cân nặng nhẹ và sức đề kháng yếu, nên ngoài sữa mẹ, có thể bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng khác. Đó có thể là các chế phẩm tăng cường sữa mẹ, sữa công thức chuyên dùng cho bé sinh non, các loại vitamin,…

Về đường nuôi ăn thì có 2 cách:

  • Dinh dưỡng tĩnh mạch với các bé sinh cực non, cân nặng dưới 1000gr, gặp các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa.

  • Dinh dưỡng đường miệng với những bé khỏe mạnh hơn, hoặc những bé sau một thời gian áp dụng dinh dưỡng tĩnh mạch, nay đã “sẵn sàng” với đường ăn qua miệng.

Chú trọng giấc ngủ

Sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào giấc ngủ. Hay nói cách khác, bé ngủ ngon, đủ giấc thì tăng trưởng tốt. Do đó, khi chăm sóc trẻ sinh non, nên đặc biệt chú trọng đến thời gian và chất lượng giấc ngủ.

Thường thì bé sinh non cần được ngủ nhiều hơn bé sinh đủ tháng, khoảng 16 - 20 giờ/ngày. Nhưng thời gian mỗi giấc không được quá 4 giờ. Khi ngủ, nên cho bé nằm ngửa trên nệm êm, không cần sử dụng gối. Ngoài ra, mặc đồ thoáng mát, rộng rãi để tạo sự thoải mái, dễ chịu.

Để bé sinh non tăng trưởng tốt thì cần chú trọng vào thời gian và chất lượng giấc ngủ của bé

Phương pháp kangaroo

Hay còn gọi là da kề da, một phương pháp được khuyến khích sử dụng ngay sau khi sinh. Ngoài da kề da ngay khi vừa sinh, thì thời gian sau này, ngay cả khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà, bố mẹ vẫn có thể áp dụng phương pháp này.

Theo đó, không cho bé mặc quần áo, chỉ mặc tã và đặt bé nằm lên ngực trần của bố hoặc mẹ. Đầu bé quay về một phía, tai bé áp vào tim bố hoặc mẹ. Phương áp kangaroo này mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho bé sinh non:

  • Khi được tiếp xúc với làn da ấm áp của bố mẹ, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn với môi trường bên ngoài.

  • Điều hòa thân nhiệt, ổn định nhịp tim và nhịp thở.

  • Tăng cường hệ miễn dịch.

  • Phát triển trí não.

  • Kích thích tiêu hóa, bú sữa tốt hơn.

  • Ít quấy khóc, ngủ ngon hơn.

Một vài lưu ý khác

Bé sinh non thường rất “nhạy cảm”, dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh hô hấp, nhiễm trùng. Vì thế, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh cho bé. Nhất là giữ cuống rốn luôn khô ráo, sạch sẽ. Bên cạnh đó, luôn đảm bảo phòng ốc thoáng mát, giường ngủ được thay ga, gối, nệm thường xuyên.

Trong thời gian đầu sau sinh, nếu chăm sóc bé sinh non tại nhà, nên hạn chế người thân đến thăm nom, tiếp xúc, đặc biệt là hôn hay sờ vào người bé. Đồng thời, bố mẹ chú ý cho bé đi tiêm ngừa đúng lịch cũng như kiểm tra sức khỏe định kỳ theo lịch của bác sĩ.

Nếu vẫn còn băn khoăn về cách chăm sóc trẻ sinh non, cha mẹ có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ. Các bác sĩ chuyên khoa tại đây sẽ đưa ra những tư vấn cụ thể và lời khuyên hữu ích nhất cho bé yêu của bạn.