Nêu hại việc làm thể hiện dụng quyền tự do ngôn luận của học sinh

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Bài 19 QUYỀN Tự DO NGÔN LUẬN Đặt vấn để * Tìm hiếu nội dung phần đặt vấn đề ■» Câu hỏi: Trong các việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân? Học sinh thảo luận bàn biện pháp giữ gìn vệ sinh trường, lớp. TỔ dân phô' họp bàn về công tác trật tự an ninh ở địa phương. Gửi đơn kiện ra tòa án đòi quyền thừa kế. Góp ý kiến vào dự thảo luật, dự thảo Hiến pháp. Hướng dẫn trả lời: Việc làm (a), (b), (d) thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Câu hỏi: Thê' nào là ngôn luận? Hướng dẫn trả lời: Ngôn luận có nghĩa là dùng lời nói (ngôn) để diễn đạt công khai ý kiến, suy nghĩ... của mình nhằm bàn một vấn đề (luận) Câu hỏi: Thế nào là tự do ngôn luận? Hướng dẫn trả lời: Tự do ngôn luận là tự do phát biểu ý kiến bàn bạc công việc chung. Nội dung bài học Câu hỏi: Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Hường dẫn trả lời: Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. Câu hỏi: Quyền tự do ngôn luận của công dân được thể hiện như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật. Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ dân phô', trường lớp...) trên các phương tiện thông tin đại chúng (qua quyền tự do báo chí). Kiến nghị với đại biểu Quô'c hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc với cử tri. Hoặc góp ý kiến vào các dự thảo, cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng. Câu hỏi: Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội. Câu hỏi: Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, có nghĩa là gì? Hướng dẫn trả lời: Tự do trong khuôn khổ pháp luật quy định không lợi dụng tự do để phát biểu lung tung, vu khống, vu cáo người khác hoặc xuyên tạc sự thật, phá hoại, chông lại lợi ích của Nhà nước, của nhân dân. Câu hỏi: Sử dụng quyền tự do ngôn luận nhằm mục đích gì? Hướng dẫn trả lời: + Sử dụng quyền tự do ngôn luận nhằm xây dựng và bảo vệ lợi ích chung của tập thể, của đất nước. + Thông qua quyền tự do ngôn luận để phát huy dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của công dân, phê bình, đóng góp ý kiến xây dựng tổ chức, cơ quan, xây dựng đường lối, chiến lược xây dựng và phát triển đất nước. Cấu hỏi: Nêu những hành vi thể hiện quyền tự do ngôn luận? Hướng dẫn trả lời: Ý kiến tham gia trong các cuộc họp của cơ sở bàn về kinh tế, chính trị, văn hóa ở địa phương. Ý kiến tham gia xây dựng kế hoạch của cơ quan, kế hoạch năm học của trường, của lớp. Phản ánh trên các phương diện thông tin đại chúng về các vân đề điện, nước, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp về các vấn đề: bảo hiểm y tế, đất đai, giáo dục, chế độ chính sách... Góp ý về dự thảo văn bản luật (luật Dân sự, luật 'Giáo dục, luật Hôn nhân - Gia đình...) Câu hỏi: Những hành vi tự do ngôn luân trái pháp luật? Hướng dẫn trả lời: Phát biểu lung tung, không chính xác, không có cơ sở những sai phạm của người khác, hoặc của các cơ quan, tổ chức... Viết thư nặc danh để vu cáo, nói xấu cán bộ, nói xấu người khác vì động cơ cá nhân. Xuyên tạc sự thật về công cuộc đổi mới của đất nước, về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.... Câu hỏi: Nhà nước tạo điều kiện như thế nào để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận? Hướng dẫn trả lời: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Câu hỏi: Làm thế nào để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận? Hướng dẫn trả lời: Để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công dân nói chung và học sinh nói riêng cần phải: + Ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hóa, xã hội. + Tìm hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lổì, chính sách của Đảng và Nhà nước để có thể đóng góp các ý kiến có giá trị và tham gia vào các hoạt động quản lí Nhà nước, quản lí xã hội Câu hỏi: Điều 25, Hiến pháp 2013quy định điều gì? Hướng dẫn trả lời: Điều 25, Hiến pháp 2013quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Câu hỏi: Luật Báo chí bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ, không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng. Câu hỏi: Luật Báo chí quy định những điều gì không được thông tin trên báo chí? Hướng dan trả lời: Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng đúng đắn, báo chí phải tuân thủ theo những điều sau đây: Không được kích động nhân dân chông Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và phá hoại khôi đoàn kết toàn dân. Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác. Không được tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế đốì ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định. Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu không nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân. Bài tập Bài tập 1 Trong các tình huỗng dưới đây, tình huống nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân: Góp ý trực tiếp với người có hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước, xâm phạm quyền sở hữu công dân. Viết bài đăng báo phản ánh việc làm thiếu trách nhiệm, gây lãng phí, gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước. Làm đơn tố cáo với cơ quan quản lí về một cán bộ có biểu hiện tham nhũng. Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kì tiếp xúc cử tri. Hướng dan trả lời: Tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận là tình huống (b), (d). Bài tập 2 Khi phương tiện thông tin đại chúng đăng các thông tin về dự thảo Luật Giáo dục, nhiều học sinh muôn phát biểu ý kiến, quan điểm của mình,nhưng các bạn còn ngại không biết học sinh có được phép góp ý, phát biểu không và thực hiện bằng cách nào. Em hãy chỉ ra một phương án giúp các bạn? Hướng dẫn trả lời: Học sinh được phép góp ý và phát biểu: - Bằng cách: + Trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật. + Viết thư đóng góp ý kiến gửi cơ quan soạn thảo luật... Bài tập 3 Hiện nay trên đài phát thanh, truyền hình và một số báo có mở những chuyên mục để công dân tham gia đóng góp ý kiến, trình bày thắc mắc, phản ánh nguyện vọng của mình. Em hãy nêu tên một vài chuyên mục mà em biết? Nhịp cầu tuổi thơ; Với khán giả VTV3; Blog giao thông ... Hướng dẫn trả lời: Chuyên mục: Hộp thư truyền hình; Bạn của nhà nông; An toàn giao thông;

Bài tập 4, 5:

Bài 4: Ý kiến nào sau đây là đúng về quyền tự do ngôn luận?

A. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân phê phán những việc làm sai trái của cơ quan nhà nước.

B. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân tố cáo trước cơ quan nhà nước về những tệ nạn xã hội.

C. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.

D. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do nói lên suy nghĩ của mình ở mọi nơi, mọi lúc.

Bài 5: Những việc làm nào sau đây là thực hiện quyền tự do ngôn luận ?

A. Góp ý với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

B. Phát biểu trong các buổi họp ở lớp, ở trường.

C. Con bày tỏ ý kiến với cha mẹ.

D. Góp ý với Ban giám hiệu nhà trường về các biện pháp xây dựng trường.

E.Góp ý với Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã về việc làm sai trái của một số cán bộ trong xã.

G. Góp ý với bạn về giữ đúng nội quy học tập

Xem lời giải

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 19: Quyền tự do ngôn luận giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Lời giải:

Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của xã hội, đất nước.

Lời giải:

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật. (Điều 69 – Hiến pháp năm 1992 )

Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở, trên các phương diện thông tin đại chúng. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Góp ý vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản pháp luật, bộ luật quan trọng,…

Lời giải:

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi dể công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và phát huy đúng vai trò của mình.

A. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân phê phán những việc làm sai trái của cơ quan nhà nước.

B. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân tố cáo trước cơ quan nhà nước về những tệ nạn xã hội.

C. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.

D. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do nói lên suy nghĩ của mình ở mọi nơi, mọi lúc.

Lời giải:

Ý đúng là: C.

A. Góp ý với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

B. Phát biểu trong các buổi họp ở lớp, ở trường.

C. Con bày tỏ ý kiến với cha mẹ.

D. Góp ý với Ban giám hiệu nhà trường về các biện pháp xây dựng trường.

E.Góp ý với Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã về việc làm sai trái của một số cán bộ trong xã.

G. Góp ý với bạn về giữ đúng nội quy học tập.

Lời giải:

Ý đúng là: A, B, D, E

– Chúng mình góp ý cho bạn thì không nên nói sai sự thật, chỉ mới nghe tin đồn thôi mà đã vội quy kết bạn mình là sai đấy.

Thấy thế, H. lập tức đứng dậy.

– Tôi có quyền tự do ngôn luận, tôi có thể nói gì cũng được ; phát huy tinh thần dân chủ trong học sinh mà.

Câu hỏi

1/ Cách hiểu về quyền tự do ngôn luận của bạn H. trong cuộc họp này có đúng không?

2/ Em hiểu thế nào là tự do ngôn luận trong các buổi họp lớp?

Lời giải:

1/ Cách hiểu về quyền tự do ngôn luận của bạn H là sai.

2/ Tự do ngôn luận trong các buổi họp lớp là các bạn có quyền bàn luận, thảo luận, trao đổi để xây dựng tập thể.

Câu hỏi:

Theo em, học sinh trung học cơ sở có quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?

Lời giải:

Học sinh trung học và cả học sinh THPT hay công dân trên 18 tuổi đều có quyền thể hiện đóng góp, ý kiến của mình.

Lời giải:

Em sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ dân phố, trường lớp,…); trên các phương tiện thông tin đại chúng (qua quyền tự do báo chí); kiến nghị với Đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc với cử tri; hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng,…

Việc nhân dân tích cực góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp là biểu hiện quyền gì của công dân? Vì sao?

Lời giải:

Việc nhân dân tích cực góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp vừa thể hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội vừa thể hiện quyền tự do ngôn luận. Bởi vì, nhân dân được tham gia đánh giá tính hợp lí của các điều luật trong Hiến pháp để điều chỉnh cho phù hợp.