Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn văn trên có gì đặc sắc

2 Dàn ý & 5 bài văn mẫu lớp 12

Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài tuyển chọn dàn ý và 5 bài văn mẫu hay được đánh giá cao. Qua tài liệu này các em biết cách làm và hướng giải quyết vấn đề nêu ra trong đề bài. Từ đó đối chiếu bài viết của mình dựa trên bài viết mẫu để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân mình.

Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Đó là nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống truyện, miêu tả sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật. Từ giá trị nghệ thuật ấy, chúng ta có thể hiểu hơn về giá trị nhân đạo sâu sắc được gửi gắm trong tác phẩm. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn mẫu phân tích Vợ chồng A Phủ, phân tích nhân vật Mị, phân tích A Phủ và rất nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 12.

Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Vợ chồng A Phủ

1. Căn buồng Mị nằm

– Căn buồng ấy kín mít, có ô vuông bằng bàn tay. Hình ảnh đó giàu sức gợi, khiến người ta liên tưởng đến nhà tù, một thứ ngục thất đang giam hãm đời Mị. Đó là một không gian nhỏ bé, trơ trọi đối lập với cái mênh mông, rộng lớn của đất trời Tây Bắc.

– Chân dung số phận khổ đau của đời Mị được nhà văn khắc họa thật rõ nét: Mị sống câm lặng như đá núi “không nói”, lầm lũi,chậm chạp trợ lì như “con rùa” quẩn quanh nơi có cửa. Nếu ở trên, Mị có lúc tưởng mình là “con trâu Con ngựa” – Nhưng hình ảnh đó mới chỉ gợi nỗi khổ cực vì lao động vất vả thì hình ảnh “con rùa” có sức ám ảnh mang ý nghĩa về thân phận bị đè nén, bị bỏ quên. Mị mất hết ý niệm về không gian, thời gian: chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Cuộc sống của Mị không có sắc màu, âm thanh, không có cảm ngắn dài thời gian, không chia biệt đêm ngày.

– Căn buồng ấy là biểu tượng cho ngục thất tinh thần, địa ngục trần gian giam cầm khát vọng sống, khát vọng tự do của đời Mị

– Nhà văn đã tố cáo sâu sắc chế độ cai trị miền núi đã đầy đọa con người, làm tê liệt quyền sống, quyền khao khát hạnh phúc của họ.

2. Dòng nước mắt A Phủ

– Do sơ ý để hổ bắt mất bò, A Phủ bị thống lí Pá Tra trói đứng, bỏ mặc cho đói rét suốt mấy đêm liền giữa kì sương muối khắc nghiệt ở Hồng Ngài, còn Mị sau bao năm bị đọa đày cùng cực cũng đã trở nên chai lì. Những đêm trước, tuy vẫn trở dậy thổi lửa, hơ tay, nhìn thấy A Phủ bị trói nhưng Mị chỉ dửng dưng, vô cảm. Đêm ấy, trong nỗi bất lực, bế tắc và hoàn toàn tuyệt vọng, A Phủ đã khóc, đúng lúc đó, Mị nhìn sang và bắt gặp dòng nước mắt của A Phủ.

– Trực tiếp bộc lộ những cảm xúc: đau đớn, tuyệt vọng… trong hoàn cảnh cùng đường của A Phủ

– Tạo ra bước ngoặt quan trọng trong tâm lí nhân vật Mị

– Thúc đẩy xung đột truyện lên đến cao trào, là đầu mối của một loạt những hành động bất ngờ làm thay đổi cuộc đời các nhân vật, vừa tạo sự vận động, phát triển của tính cách nhân vật vừa tạo sự vận động cho cốt truyện.

– Góp phần thể hiện giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm

– Thể hiện biệt tài phân tích tâm lí nhân vật của Tô Hoài

Có thể bạn quan tâm: Phân tích nhân vật A Phủ

3. Nắm lá ngón

– Xuất hiện ba lần trong tác phẩm và chỉ gắn liền với nhân vật Mị – người con gái miền cao lương thiện, xinh đẹp, tài hoa nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh.

– Mị – một cô gái miền cao đang tràn bung sức trẻ – ngay trong đêm tình hội xuân nồng nàn thì cuộc đời màu hồng chấm dứt. Cô bị trói gô như súc nô, bắt về nhà thống lí Pá Tra “cúng trình ma” như một món hàng. Người ta làm gì cuộc đời cô, thực sự lúc đó cô không biết, mãi cho đến lúc A Sử đứng trước mặt bố cô tuyên bố đã cúng trình ma, thôi thì cô đã là người nhà thống lí mất rồi! Một cú đánh ngã tự do, một cái rơi thật sự thẳng. Mị đi từ cuộc đời đẹp như trong tranh xuống hố sâu của địa ngục – nơi mà kẻ khác sống bằng âm thanh của tiếng than và hít thở hơi mùi máu, mà mỗi bước đi là một nỗi tủi nhục đến tột cùng. Mị sống không bằng chết, sống như một xác người trong kiếp cầm súc và rồi “có áp bức có đấu tranh”. Cô tìm về cha già, tay cầm nắm lá ngón. “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất. Nhưng lại là lối thoát cho những ai muốn chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát cho người muốn sang trang mới

– “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất để thoát khỏi cuộc sống nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra. Tiếc rằng đây là lối thoát để chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát để bước sang trang mới của cuộc đời Mị. Bởi vậy, chi tiết “lá ngón” gián tiếp cho thấy sự độc ác của giai cấp thống trị cũng như nỗi thống khổ của người dân lao động miền núi.

Quỳ lạy cha xong, nghe cha nói, Mị “bưng mặt khóc… ném nắm lá ngón xuống đất, nắm lá ngón Mị đã tìm hái trong rừng”. Tự tìm đến lá ngón – độc dược của rừng xanh – đã là sự can đảm của Mị. Nhưng ném đi độc dược để tiếp tục sống khổ lại càng can đảm hơn. Đối với Mị, thà chết đi hơn sống nhục, nhưng rồi lại thà sống nhục còn hơn bất hiếu. Chính chữ hiếu là bản lĩnh cao đẹp nơi người con gái trẻ.

4. Tiếng sáo đêm xuân

– Nằm ở phần giữa tác phẩm

– Tiếng sáo được miêu tả từ xa đến gần, với những cung bậc khác nhau: khi tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi, tiếng sáo văng vẳng gọi bạn đầu làng, tiếng sáo lửng lơ bay ngoài đường, trong đầu Mị , rập rờn tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi

– Là chi tiết có ý nghĩa tả thực về nét đẹp văn hóa của miền núi cao Tây Bắc, khiến người ta liên tưởng đến âm thanh quen thuộc, gần gũi của núi rừng trong những đêm xuân ở Hồng Ngài.

– Tiếng sáo mang đến chất thơ, làm dịu mát cuộc sống trăm đắng ngàn cay với nỗi đời CƠ cực của con người nơi đây, khiển mảnh đất Tây Bắc vốn xa lạ, hoang vu trở nên gần gũi, thơ mộng.

– Diễn tả vẻ đẹp tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân. Tiếng sáo lay thức tâm hồn Mị, khiến lòng Mị thiết tha, bồi hồi, nhẩm thầm bài hát của người đang thổi và những kí ức đẹp đẽ nồng nàn của người con gái đã trở về. Tiếng sáo đã làm bừng lên khát vọng sống

– Chi tiết giàu chất thơ, lai láng dư vị trữ tình có sức sống lâu bên trong tâm hồn người

5. Câu hát

– Những câu hát này Mị không nghe trực tiếp, nó là lời Mị tự “nhẩm thầm” khi nghe tiếng sáo. Và một điều không phải ngẫu nhiên: chúng đều là lời ca của những người đang yêu hoặc đang đi tìm tình yêu, thể hiện khát vọng tình yêu – đặc biệt là khát vọng tình yêu tự do (hãy chú ý từ thể chủ động: “ta đi tìm người yêu, cô gái không yêu có quyền từ chối bắt pao, cô có quyền lựa chọn: “em yêu người nào, em bắt pao nào”…). Trước khi về nhà thống lí, Mị từng có một thời tuổi trẻ say mê theo tiếng sáo, theo lời hát. Và Mị đã từng yêu. Mị về nhà thổng lí với thân phận con dâu gạt nợ, bị cầm tù trong một cuộc hôn nhân ép buộc: “A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau Chính những lời ca đẹp cùng với tiếng sáo, chứ không phải chỉ bản thân tiếng sáo – đã gọi về quá khứ hạnh phúc gắn với tình yêu, tuổi trẻ, từ đó thổi bùng dậy khao khát yêu và sống trong tâm hồn Mị. Làm phép giả định ngược lại, nếu đó chỉ là những lời ca buồn, tiếng than não nuột cho thân phận thì có thể nhận được đồng cảm nhưng chưa chắc đã làm bừng lên khát vọng sống trong nhân vật.

– Về nghệ thuật: cùng với tiếng sáo, những câu hát góp phần thúc đẩy, tạo bước ngoặt trong diễn biến tâm lí của Mị. Chúng cũng tạo nên sắc thái trữ tình, chất thơ cho tác phẩm. “Chất Tây Bắc” rất riêng của vợ chồng A Phủ không chỉ được gợi ra từ cảnh sắc thiên nhiên, phong tục, Con người… mà còn từ chính những lời ca như thế.

6. Sự xuất hiện của Mị

“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”

Người con gái Tây Bắc đâu chỉ làm chỉ làm những công việc nhẹ nhàng như “quay sợi gai”, dưới sự áp bức, bóc lột tàn nhẫn của bọn thực dân, chúa đất, người con gái ở đây còn phải làm những công việc nặng nhọc của cả đàn ông. Trong nhà thống lí Pá Tra, Mị chẳng những “quay sợi gai, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi”, mà còn “cõng nước dưới khe suối lên”. “Cõng nước”, hai tiếng ấy gợi ra cái tư thế khom lưng cúi người cõng ống nước to và nặng trên lưng. Phải chăng công việc này đã khiến bờ lưng người đàn bà ngày càng còng xuống, dáng đi lom khom, vì thế mà “lúc nào cũng cúi mặt”. Song, ám ảnh nhất trong đoạn văn này có lẽ là lúc nào “cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.

Chỉ với hai câu văn giản dị ấy thôi, bản chất sự vật đã hiện lên khá rõ nét. Câu văn cũng như dài thêm ra để đọc giả lĩnh hội một cách thấu đáo. Vị trí của Mị xuất hiện đã nói lên tất cả “ngồi quay sợi bên tảng đá, cạnh tàu ngựa”. Còn hình ảnh nào đắt hơn chi tiết đó? Sự hiện diện song song giữa “cô gái – tàu ngựa – tảng đá” cho thấy sự ngang tầm giữa các chủ thể: “người và súc vật, súc vật và vô tri”. Hay đó cũng chính là ngụ ý của tác giả muốn nói đến cái xã hội đương thời. Cái thực tại xám xịt này là hệ luỵ của chế độ thực dân phong kiến thối tha, là kết cục bi thương của con người lành tính. Mị – một cô gái miền cao đang tràn bung sức trẻ – ngay trong đêm tình hội xuân nồng nàn thì cuộc đời màu hồng chấm dứt. Với cái cúi mặt và nét buồn rười rượi chứa đựng nhiều nỗi vất vả, người đọc như xót xa, cảm thông cho nhân vật nhưng cũng không khỏi tò mò về cuộc đời của người phụ nữ ấy.

Dàn ý phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ

Dàn ý số 1

I. Mở bài:

  • Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nằm trong tập Truyện Tây Bắc - kết quả của chuyến đi thực tế 8 tháng cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc 1952. Tập truyện đã nhận được giải nhất về truyện kí của Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955.
  • Vốn sống và tình yêu với miền đất Tây Bắc đã thôi thúc Tô Hoài viết về đề tài Tây Bắc. Song để dựng lại một cách chân thực và sinh động bức tranh về cuộc sống, con người Tây Bắc với những sắc thái riêng của vùng đất này phải kể đến sự góp mặt của những biện pháp nghệ thuật đặc sắc ở ngòi bút Tô Hoài.

II. Thân bài:

a. Nghệ thuật tả cảnh

* Mục đích

- Làm nổi bật chất Tây Bắc. Ở bề nổi, chất Tây Bắc bộc lộ rõ nhất qua những nét đặc sắc của thiên nhiên, của cuộc sống sinh hoạt với những phong tục, tập quán vừa mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao vừa không ít những dấu hiệu của lối sống còn mông muội, lạc hậu.

* Đối tượng và cách thức cụ thể

- Cảnh sắc thiên nhiên:

  • Chọn thời điểm: thời điểm tết đến, xuân về là lúc Tây Bắc đẹp mất với sự gặp gỡ của cái bừng nở ở thế giới tự nhiên với cái bừng nở trong tâm hồn của con người.
  • Cách thể hiện: kết hợp giữa tả và gợi, xây dựng quan hệ tương đồng, hài hoà giữa cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người đã tạo lên sức hấp dẫn của bức tranh thiên nhiên Tây Bắc: sắc màu của thiên nhiên và sắc màu cuộc sống đã hòa quyện vào nhau (“khi cỏ gianh vàng ửng, hoa thuốc phiện nở đỏ, nở tím trên núi cao cũng là khi những chiếc váy hoa sặc sỡ được phơi trên mỏm đá đầu làng”).

- Cảnh sinh hoạt, phong tục:

  • Cảnh sinh hoạt ngày tết: Nhà văn chọn những chi tiết tiêu biểu nhất cho nét sinh hoạt của người dân miền núi để miêu tả (uống rượu, nhảy đồng, sân chơi chung với các trò chơi đánh pao, đánh quay, thổi sáo...). Những chi tiết được chọn và dựng lại bằng một thứ ngôn ngữ miêu tả giản dị như đời sống tự nhiên chảy vào tác phẩm.
  • Cảnh đêm tình mùa xuân: Chọn được 2 chi tiết đặc sắc nhất trong nét sinh hoạt văn hoá độc đáo này và dựng lại một cách sinh động, tự nhiên. Đó là cảnh trai gái rủ nhau đi chơi mùa xuân (thời gian là nửa đêm, tín liệu là tiếng gõ vách, hành động là dỡ cửa bước ra rừng chơi). Đó là cảnh trai gái hẹn hò, ngỏ lời yêu thương bằng quả pao, quả yến, tiếng sáo, tiếng khèn và những bài hát tỏ tình độc đáo. Tất cả làm nên màu sắc trữ tình độc đáo cho bức tranh sinh hoạt và chất trữ tình thấm thía cho trang văn Tô Hoài.
  • Cảnh sự kiện: Đây là một biểu hiện đậm nét của tập tục dã man trong chế độ phong kiến miền núi. Tính chất dã man ấy được dựng lại thông qua những nghịch lý: xử kiện là thực hiện công lý song trong cuộc xử kiện ấy, công lý đã bị bóp méo nghiêm trọng để mang một bộ mặt bất công đến đáng kinh sợ. Bản án đưa ra đáng lẽ để răn đe, trừng phạt kẻ có tội lại trở thành tai họa giáng xuống đầu những kẻ thân cô thế cô khiến họ không thể kháng cự, không có cách nào để được giải thoát.

- Nhận xét:

  • Cái tài của nhà văn là đã tìm ra những chi tiết có ý nghĩa khéo léo tổ chức chúng để làm nổi bật đặc điểm chính của cảnh, của vật, của việc mà mình miêu tả.
  • Giá trị của những trang văn tả cảnh này là không chỉ dừng lại một cách sinh động cảnh trí, nếp sinh hoạt, phong tục của vùng cao Tây Bắc mà còn tạo ra một cái nền thích hợp để làm bộc lộ nét bi thảm của số phận và vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng của con người trên vùng đất đó.

b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

* Nghệ thuật mô tả diễn biến tâm lý

- Sử dụng rộng rãi thủ pháp tương phản: Nhà Pá Tra giàu có và cô Mị luôn cúi mặt, mặt buồn rười rượi; phòng giam Mị chật hẹp và không gian bên ngoài phóng khoáng, tự do; cảnh u ám, chết lặng trong buồng Mị và sự rộn ràng của những ngày xuân, những đêm tình mùa xuân.

- Đi sâu vào đời sống nội tâm để khắc họa tính cách. Nội tâm nhân vật được khắc họa bằng những cách thức cụ thể:

  • Mượn hình tượng thiên nhiên để diễn tả tâm trạng (mùa xuân của thiên nhiên khơi gợi sức sống thanh xuân trong tâm hồn Mị, ngọn lửa hơ tay trong đêm mùa đông gợi ngọn lửa âm ỉ trong tâm hồn mình).
  • Trực tiếp miêu tả diễn biến tâm lý một cách hợp lý và tinh tế với từng tình huống cụ thể: trong đêm tình mùa xuân, tiếng sáo bên ngoài đã đánh thức khát khao tình yêu, khát khao sống trong Mị. Âm thanh tiếng sáo càng gần thì khát vọng trong Mị càng mạnh mẽ. Cho đến khi tiếng sáo bên ngoài đã nhập hẳn vào trong lòng, trong đầu Mị thì Mị bắt đầu có những hành động để thực hiện khát khao ấy. Trong đêm mùa đông, giọt nước mắt A Phủ gợi nhắc giọt nước mắt chảy xuống không tự lau đi được khi Mị bị trói, điểm chung trong số phận của những con người luôn có thể bị trói đến chết đã khơi dậy lòng căm phẫn và ý thức về sự bất công, hành động cứu người đã thúc đẩy quyết định tự cứu mình.
  • Giọng kể của nhà văn nhập vào dòng tâm tư nhân vật, làm nổi lên ý nghĩ, tâm trạng và cả những trạng thái chập chờn của tiềm thức nhân vật.

* Nghệ thuật xây dựng tính cách

  • Xây dựng nét tính cách ổn định, thống nhất mà cũng phong phú với những vận động, đổi thay vừa bất ngờ vừa tất yếu. Mị là cô gái có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Khi buộc phải sống như một con vật đã dám chết như một con người. Khi bên ngoài câm lặng là khi sức sống âm ỉ đã dồn vào bên trong để chờ cơ hội bùng phát. Khi sẵn sàng chết thay cho người khác cũng là khi quyết tâm sống trào dâng mạnh mẽ.
  • Làm nổi bật sự khác biệt giữa các tính cách: Mị và A Phủ có sức sống mạnh mẽ sống ở Mị sức mạnh đã dồn vào bên trong nên tác giả chủ yếu miêu tả đời sống nội tâm. Ở A Phủ, sức sống lại bộc lộ ra thành vẻ nam tính trong những hành động dữ dội quyết liệt và lời nói dứt khoát.

c. Ngôn ngữ và cách kể

  • Ngôn ngữ: Đậm chất miền núi, biểu hiện ở lối tư duy gắn liền với thiên nhiên, hòa quyện và đồng nhất với thiên nhiên. Nét đặc sắc là ở chỗ, Tô Hoài đã vận dụng cách nói hồn nhiên, giàu hình ảnh của người miền núi song không sa vào sự sao chép tự nhiên chủ nghĩa mà có chọn lọc, nâng cao đến trình độ chuẩn mực của ngôn ngữ văn học.
  • Cách kể: Xây dựng lối trần thuật linh hoạt với sự dịch chuyển của điểm nhìn trần thuật (khi đặt bên ngoài để quan sát khách quan, khi đặt bên trong để thể hiện thấm thía những suy nghĩ, tình cảm trong lòng nhân vật).

III. Kết bài:

  • Tô Hoài đã kết hợp và vận dụng tài tình những phương tiện, biện pháp nghệ thuật khác nhau để làm bật một bức tranh sinh động về cuộc sống và con người ở vùng cao Tây Bắc.
  • Những thành công về nghệ thuật góp phần thể hiện thành công ý đồ tư tưởng của nhà văn trong tác phẩm. Đó là cơ sở để tác phẩm cũng như các tập Truyện Tây Bắc được đánh giá là thành công đột xuất của nhà văn xuôi kháng chiến chống Pháp.

Xem thêm: Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Dàn ý số 2

Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Tô Hoài. Làm nên thành công của tác phẩm chính là ở những nét đặc sắc về nghệ thuật.

1. Biệt tài miêu tả tự nhiên và phong tục

Tô Hoài tạo dựng được một không gian nghệ thuật mang đậm màu sắc dân tộc độc đáo ở vùng cao Tây Bắc.

– Đó là bức tranh thiên hùng vĩ và thơ mộng của mùa xuân Tây Bắc: mùi vị của hương rừng gió núi, cái tê lạnh của không khí vùng cao, cái hôi hổi nồng nàn của lòng người, cái rực rỡ sáng tươi của màu sắc. Những trái bí đỏ, những cái váy hoa phơi trên mỏm đá xoè như những con bướm sặc sỡ, cỏ gianh vàng ủng, gió rét dữ dội, những bếp lửa rực cháy hơi men. Đặc biệt thanh âm réo rắt của tiếng sáo trên núi rừng, khơi gợi những khát khao.

– Đó là những bức tranh sinh hoạt và phong tục độc đáo mang màu sắc xứ lạ phương xa: cảnh vui chơi trong ngày tết, cảnh thổi sáo gọi bạn tình, cảnh xử kiện, tục cướp vợ được miêu tả chân thực, sinh động, giàu chất thơ.

2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

– Tô Hoài đi sâu vào miêu tả thế giới nội tâm nhân vật thông qua đối thoại và độc thoại. Đối thoại thường rất ít và nhỏ nhẹ. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị chủ yếu được khắc họa qua độc thoại nội tâm. Tô Hoài hay sử dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp khiến ngoài thế giới và những nhân vật hòa làm một tạo nên giá trị nhân đạo cho tác phẩm.

3. Ngôn ngữ trong sáng, biểu cảm, giàu chất tạo hình. Xen vào giữa những đoạn văn xuôi là những câu hát trữ tình, đằm thắm, cháy bỏng khát vọng hạnh phúc và tự do.

Với những thành công về nghệ thuật trên truyện ngắn Vợ chồng A Phủ xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam, được tặng giải Nhất – giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 -1955.

Xem thêm: Phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài

Phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ - Mẫu 1

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn văn trên có gì đặc sắc

Truyện Vợ chồng A Phủ đã rất thành công khi miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người dân lao động nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền núi. Mị và A Phủ là điển hình cho những số phận khổ đau bị thần quyền và cường quyền ràng buộc, bóc lột, áp bức đến cùng kiệt.

Truyện còn phơi bày bản chất tàn bạo, bất nhân của giai cấp phong kiến thống trị ở miền núi. Cha con thống lí Pá Tra là đại diện tiêu biểu cho sức mạnh ấy. Chúng xem con người như những công cụ làm việc, như con thú được nuôi trong nhà. Chúng mặc sức hành hạ, đánh đập khi cảm thấy bực bội hoặc để làm trò vui mỗi khi chúng muốn.

Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây Bắc cũng được miêu tả sâu sắc bằng tấm lòng trân trọng của nhà văn. Toàn bộ khung cảnh núi rừng Tây Bắc dưới ngòi bút của nhà văn trở nên tươi đẹp, hiền hòa như muốn che chở cho con người. Con người hòa vào thiên nhiên trong những hội xuân tưng bừng. Thiên nhiên đi vào cuộc sống, tràn ngập trong từng bước chân, từng tiếng hát. Mỗi lá cây, mỗi ngọn cỏ đều rưng rức sự sống, trở thành một phần trong tâm hồn những con người bình dị, chất phác.

Nét đẹp phong tục văn hóa của người dân tộc vùng cao cũng được tập trung khắc họa đậm nét. Dù trong đói khổ, bị áp bức tinh thần nhưng con người vẫn luôn khát khao được sống, được yêu, được ca hát giữa núi rừng và ánh trăng. Tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết. Tiếng khèn lá réo rắt gọi mời thổn thức nơi đầu non cuối bãi mãi là ấn tượng đẹp không thể quên trong lòng người đọc.

Vợ chồng A Phủ còn là bài ca ca ngợi và khẳng định mạnh mẽ niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, con người cũng không mất đi khát vọng sống tự do và hạnh phúc. Trong vô thức, Mị vẫn muốn đi chơi dẫu đang bị trói và những cơn đau hành hạ. Dù không còn muốn sống nữa nhưng Mị vẫn muốn cứu A Phủ, muốn người khác được sống. Và khi thức ngộ được hoàn cảnh, Mị đã tự tìm lấy con đường sống cho chính mình.

Truyện còn thể hiện lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với thân phận đau khổ của người lao động nghèo miền núi, lên tiếng phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp con người. Thông qua câu chuyện, nhà văn đã chỉ ra cho người dân miền núi Tây Bắc nói riêng, những số phận khổ đau nói chung con đường tự giải thoát khỏi những bất công, con đường làm chủ vận mệnh của mình.

Từ trong tuyệt vọng, họ đã tìm thấy con đường sáng, con đường đi đến tương lai dù biết rằng phía trước vẫn còn muôn vàn trắc trở. Mị và A Phủ đã cùng đến Hồng Ngài. Họ bắt đầu xây dựng cuộc sống mới với niềm tin tưởng lớn lao. Họ còn được giác ngộ lý tưởng Cách mạng và tham gia giải phóng bản làng ra khỏi sự áp bức của thực dân và cường quyền miền núi. Họ thực sự đã tìm thấy con đường sống đích thực cho mình và cho nhiều người khác.

Tô Hoài đã rất thành công khi lựa chọn cách kể chuyện điềm tĩnh, chắc chắn, lối cuốn, đầy bất ngờ. Cách giới thiệu nhân vật tự nhiên mà ấn tượng. Cách dẫn dắt tình tiết khéo làm cho mạch truyện phát triển và vận động liên tục, biến đổi hấp dẫn mà không rối, không trùng lặp. Các nhân vật lần lượt xuất hiện trong hoàn cảnh của họ, mạnh mẽ, đầy sức sống. Họ bước vào câu chuyện và tạo lập nên các tình huống gây cấn, thu hút người đọc.

Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc và đầy sáng tạo. Lối văn giàu tính tạo hình, thấm đẫm chất thơ. Hình tượng nhân vật nổi bậc lên với những đặc điểm điển hình ở họ. Mị xinh đẹp nhưng buồn bã. Một nỗi buồn triền miên, dai dẳng, có sức hủy hoại lớn. A Phủ khỏe khoắn, lực lưỡng, tài năng, hứa hẹn một cuộc đời đẹp đẽ. Nhưng hoàn cảnh khắc nghiệt đã khiến cho anh mất dần sức trai trẻ.

Nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế và phát triển tính cách nhân vật hợp lý. Nhà văn ít tả hành động mà chủ yếu khắc họa nội tâm. Nhiều khi mới chỉ là các ý nghĩ chập chờn trong tiềm thức nhân vật. Nhân vật chủ yếu sống bằng thế giới nội tâm. Các xung đột cũng thầm kín diễn ra, âm thầm mà mạnh mẽ. Đặc biệt là ở nhân Mị.

Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc. Cảnh thiên nhiên thơ mộng của núi rừng Tây Bắc được miêu tả bằng ngôn ngữ giàu chất thơ và chất tạo hình (cảnh mùa xuân về trên núi Hồng Ngài). Đời sống lao động và văn hóa của người miền núi với những nét sinh hoạt phong tục riêng, sinh động. Từ cảnh đêm tình mùa xuân đầy luyến lưu đến cảnh cúng trình ma oan nghiệt được miêu tả tỉ mỉ. Kể cả cảnh xử kiện cũng được trình bày một cách rõ ràng. tất cả phơi bày trước mắt người động hết sức sinh động như cuộc sống đang diễn ra.

Tác phẩm đặt ra vấn đề số phận con người miền núi trước và sau Cách mạng. Những con người dưới đáy xã hội, những con người bị tước đoạt hết tài sản, bị bóc lột sức lao động và bị xúc phạm nặng nề về nhân phẩm. Giải quyết vấn đề số phận con người, Tô Hoài đã thức tỉnh họ, đưa họ đến với ánh sáng cách mạng và mở ra cho họ một cuộc sống mới.

Xem thêm: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ

Đắc sắc nghệ thuật trong Vợ chồng A Phủ - Mẫu 2

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đã rất thành công khi miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người dân lao động nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền núi. Mị và A Phủ là điển hình cho những số phận khổ đau bị thần quyền và cường quyền ràng buộc, bóc lột, áp bức đến cùng kiệt.

Vợ chồng A Phủ đã phơi bày bản chất tàn bạo, bất nhân của giai cấp phong kiến thống trị ở miền núi. Cha con thống lí Pá Tra là đại diện tiêu biểu cho sức mạnh ấy. Chúng xem con người như những công cụ làm việc, như con thú được nuôi trong nhà. Chúng mặc sức hành hạ, đánh đập khi cảm thấy bực bội hoặc để làm trò vui mỗi khi chúng muốn.

A Phủ được giới thiệu là một người mồ côi, một thân một mình, bị bán xuống đồng tháp, trốn trở lại đồng cao rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Từ nhỏ, A Phủ đã gan bướng, dũng cảm. Chàng trai lao động giỏi, không ngại những việc nặng nhọc, nguy hiểm, là niềm mơ ước của bao cô gái. Tuy vậy, A Phủ vẫn đi chơi ngày tết, mơ ước tìm bạn kết đôi. Cho thấy đây là một chàng trai khao khát hạnh phúc và tình yêu. A Phủ như đứa con, như cánh chim của núi rừng Tây Bắc. Nhân vật A Phủ bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh qua vụ xử kiện vô lý của gia đình nhà thống lí Pá Tra. Từ vụ xử kiện này, A Phủ từ một chàng trai tự do yêu đời trở thành một nô lệ tàn đời mãn kiếp cho nhà thống lí. Nguyên nhân cũng chính vì A Phủ dám cả gan đánh A Sử. Trong cảnh A Phủ đánh nhau với A Sử, Tô Hoài đã sử dụng một loạt động từ mạnh: chạy vụt ra, vung tay, ném, xốc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé áo, đánh tới tấp. Đọc đoạn văn này, người đọc có cảm tưởng được chứng kiến một cách đầy hả hê trận đòn của chàng trai nghèo trừng trị đám con quan cậy quyền, cậy thế.

Tuy vậy, tất cả những mơ ước khát vọng đó đã chấm dứt khi chàng trở thành nô lệ của nhà thống lí. Bản án trong phiên xử kiện này: A Phủ ban đầu bị buộc tội chết rồi lại được tha. Với thống lí Pá Tra, A Phủ sống để làm việc trả nợ (nộp vạ 100 đồng bạc trắng). Chàng trai yêu tự do ngày nào bị biến thành con nợ truyền kiếp. Tuy sự việc khác nhau nhưng cách thức bị bó buộc và hành hạ về thể xác và tinh thần của hai nhân vật vốn không liên quan là Mị và A Phủ đều giống nhau. Đó là cách bọn cầm quyền, thống trị ở các địa phương đày đọa người dân trước khi được Cách mạng giải phóng. A Phủ bị bắt làm các công việc nặng nhọc nguy hiểm, trở thành nô lệ không công do món nợ không biết đến ngày nào mới trả hết. A Phủ cũng không dám nghĩ đến việc trốn do quyền lực khủng khiếp của nhà thống lí Pá Tra. Dù làm việc vất vả, khổ cực nhưng chỉ cần một sai lầm cũng khiến A Phủ phải chịu tội. Tai họa ập đến với A Phủ khi lỡ để hổ ăn mất một con bò. A Phủ bị trói vào cọc. Tính mạng của con người bị rẻ rúng chưa bằng một con vật. Nhà thống lí mất một con bò, nhưng A Phủ lại phải trả giá bằng mạng sống của mình. Đó là một hành động dã man, mất nhân tính của bọn thống trị, coi thường mạng sống của người lao động chân chính. Nhưng cũng chính từ sự bất hạnh này đã đem đến cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và cảm xúc cho A Phủ và Mị.

Một trong những thành công về nghệ thuật của tác phẩm, còn là việc tái hiện lối sống động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây Bắc. Toàn bộ khung cảnh núi rừng Tây Bắc dưới ngòi bút của nhà văn trở nên tươi đẹp, hiền hòa. Con người hòa vào thiên nhiên trong những hội xuân tưng bừng. Thiên nhiên đi vào cuộc sống, tràn ngập trong từng bước chân, từng tiếng hát. “Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp tên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi và cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.” Điều đó là nhờ cách kể chuyện giàu chất thơ và chất tạo hình của tác giả. Khung cảnh núi rừng hiện ra đầy thơ mộng, dịu dàng.

Nét đẹp phong tục văn hóa của người dân tộc vùng cao cũng được tập trung khắc họa đậm nét. Con người khát khao được sống, được yêu, được ca hát giữa núi rừng và ánh trăng, “Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách”, đó còn là “Những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi”.

Tính cách của Mị cũng như A Phủ được nhà văn thể hiện rất độc đáo, mang phẩm chất tiêu biểu của người Mông: âm thầm mà mãnh liệt; mộc mạc, đơn sơ mà dữ dội khôn lường. Và trên hết là lối sống phóng khoáng, tự do, hồn nhiên đầy bản lĩnh của họ. Những phẩm chất này khiến người Mông mang một sinh lực dồi dào, họ có đủ sức mạnh để vượt qua bất cứ sự áp bức, đè nén nào.

Tóm lại, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ ra đời đã hơn nửa thế kỉ, nhưng cho đến nay nó vẫn nguyên vẹn giá trị và sức hút đối với nhiều thế hệ bạn đọc trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật; sự tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm và trong quan sát những nét lạ về phong tục tập quán, cá tính người Mông cùng lối trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế giàu chất thơ và đậm màu sắc dân tộc. Tác phẩm cung cấp cho người đọc nhiều tri thức lạ về vùng cao Tây Bắc trong quá khứ và hiện tại.

Phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ - Mẫu 3

Tô Hoài là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn với bút lực dồi dào. Không chỉ nổi tiếng với tác phẩm viết cho thiếu nhi “Dế mèn phiêu lưu kí” mà các tác phẩm của ông còn mang đậm nét văn hóa, lối sống, nếp cảm nếp nghĩ của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Tiểu biểu là tác phẩm: “Vợ chồng A Phủ”. Trong tác phẩm, ngoài giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực, giá trị nghệ thuật cũng khiến người đọc rất ấn tượng.

Trước tiên, tác phẩm đã thể hiện được cốt truyện mạch lạc, hướng tới thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Xoay quanh câu chuyện về cuộc đời của hai vợ chồng Mị và A Phủ. Từ những người lao động chân chính trở thành nô lệ của giai cấp cầm quyền, họ đã được giác ngộ Cách mạng, đứng lên chiến đấu để bảo vệ hạnh phúc của chính mình và đồng bào.

Không chỉ thế, tác giả còn thành công trong việc xây dựng nhân vật với số phận mang ý nghĩa điển hình sâu sắc. Nổi bật là nhân vật Mị và A Phủ. Nếu cô Mị được giới thiệu là một cô gái dân tộc xinh đẹp và tràn đầy sức sống. Nhưng hoàn cảnh đưa đẩy khiến cô gái ấy trở thành con dâu gạt nợ của nhà Thống lí Pá Tra. Món nợ của bố Mị khi cưới mẹ Mị. Đây là món nợ truyền kiếp đối với người người lao động nghèo, nó chẳng khác gì một thứ tội: “tội tổ tông”. Đối với bọn phong kiến, đây là hình thức cho vay nặng lãi đẩy người lao động nghèo vào tình trạng bị bần cùng hóa. Gia đình thống lí lợi dụng hủ tục của miền núi (tục cướp vợ) để bắt cóc Mị. Bản thân cô Mị đang hồi hộp đêm hò hẹn đầu tiên, trong lòng đang ngập tràn hạnh phúc thì rơi xuống đáy sâu của nỗi bất hạnh. Bọn chúng còn lợi dụng tục “cúng trình ma” để hoàn chỉnh việc biến một người con gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, hiếu thảo, chăm chỉ, tự trọng và nhất là yêu tự do, khát khao tình yêu trở thành một nô lệ. Sự thay đổi tâm trạng của cô Mị có sự diễn biến sâu sắc thể hiện sự am hiểu tâm lí nhân vật của tác giả. Từ một cô gái yêu đời, yêu tự do trở thành con dâu gạt nợ- một người phụ nữ bị tê liệt về tinh thần và cảm xúc, chẳng còn biết phản kháng hay mơ ước gì, cứ lầm lũi kiếp trâu ngựa hầu hạ gia đình thống lí cho đến đêm tình mùa xuân, tâm hồn Mị sống lại như ngày còn tự do. Khi bị A Sử trừng phạt vì dám có ý định chơi, Mị lại trở về hình ảnh của cô gái lầm lũi nhưng khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị thổn thức và đau khổ, xót thương cho số phận của cả mình và A Phủ. Cô gái tưởng chừng chỉ biết cặm cụi cả đời làm nô lệ đã dám cắt dây cởi trói cho một người xa lạ.

A Phủ được giới thiệu là một người mồ côi, một thân một mình, bị bán xuống đồng tháp, trốn trở lại đồng cao rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Từ nhỏ, A Phủ đã gan bướng, dũng cảm. Chàng trai lao động giỏi, không ngại những việc nặng nhọc, nguy hiểm, là niềm mơ ước của bao cô gái. Tuy vậy, A Phủ vẫn đi chơi ngày tết, mơ ước tìm bạn kết đôi. Cho thấy đây là một chàng trai khao khát hạnh phúc và tình yêu. A Phủ như đứa con, như cánh chim của núi rừng Tây Bắc. Nhân vật A Phủ bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh qua vụ xử kiện vô lý của gia đình nhà thống lí Pá Tra. Từ vụ xử kiện này, A Phủ từ một chàng trai tự do yêu đời trở thành một nô lệ tàn đời mãn kiếp cho nhà thống lí. Nguyên nhân cũng chính vì A Phủ dám cả gan đánh A Sử. Trong cảnh A Phủ đánh nhau với A Sử, Tô Hoài đã sử dụng một loạt động từ mạnh: chạy vụt ra, vung tay, ném, xốc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé áo, đánh tới tấp. Đọc đoạn văn này, người đọc có cảm tưởng được chứng kiến một cách đầy hả hê trận đòn của chàng trai nghèo trừng trị đám con quan cậy quyền, cậy thế.

Tuy vậy, tất cả những mơ ước khát vọng đó đã chấm dứt khi chàng trở thành nô lệ của nhà thống lí. Bản án trong phiên xử kiện này: A Phủ ban đầu bị buộc tội chết rồi lại được tha. Với thống lí Pá Tra, A Phủ sống để làm việc trả nợ (nộp vạ 100 đồng bạc trắng). Chàng trai yêu tự do ngày nào bị biến thành con nợ truyền kiếp. Tuy sự việc khác nhau nhưng cách thức bị bó buộc và hành hạ về thể xác và tinh thần của hai nhân vật vốn không liên quan là Mị và A Phủ đều giống nhau. Đó là cách bọn cầm quyền, thống trị ở các địa phương đày đọa người dân trước khi được Cách mạng giải phóng. A Phủ bị bắt làm các công việc nặng nhọc nguy hiểm, trở thành nô lệ không công do món nợ không biết đến ngày nào mới trả hết. A Phủ cũng không dám nghĩ đến việc trốn do quyền lực khủng khiếp của nhà thống lí Pá Tra. Dù làm việc vất vả, khổ cực nhưng chỉ cần một sai lầm cũng khiến A Phủ phải chịu tội. Tai họa ập đến với A Phủ khi lỡ để hổ ăn mất một con bò. A Phủ bị trói vào cọc. Tính mạng của con người bị rẻ rúng chưa bằng một con vật. Nhà thống lí mất một con bò, nhưng A Phủ lại phải trả giá bằng mạng sống của mình. Đó là một hành động dã man, mất nhân tính của bọn thống trị, coi thường mạng sống của người lao động chân chính. Nhưng cũng chính từ sự bất hạnh này đã đem đến cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và cảm xúc cho A Phủ và Mị.

Không chỉ vậy, giá trị nghệ thuật của tác phẩm còn được thể hiện những trang văn của tác giả thấm đẫm chất thơ. Từ phong cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc đến cảnh sinh hoạt, những phong tục của người miền núi và cả tâm hồn của con người Tây Bắc khát khao tự do và tình yêu “Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên các nhà kho. Trẻ em đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đốt những những lều quanh nương để sưởi lửa. ở Hồng Ngài, người ta thành lệ, cứ ăn tết thì gặt hái vừa đoạn, không kể ngày tháng. ¡n tết thì gặt hái vừa đoạn, không kể ngày tháng. ăn tết thế cho kịp mưa xuân xuống, đi vỡ nương mới.”, “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, rét càng dữ. Nhưng trong các làng Mông Ðỏ, những chiếc váy hoa đã được phơi ra mỏm đá, xoè như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện nở trắng lại nở màu đỏ hau, đỏ thẫm, rồi nở màu tím man mát. Ðám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”.

Qua tác phẩm, người đọc thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Từ đó, thấy được tài năng của một trong những cây bút văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ - Mẫu 4

Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông luôn hấp dẫn người đọc bởi những nét độc đáo trong việc quan sát và diễn tả về những số phận con người miền núi. Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” - tác phẩm không chỉ xuất sắc về mặt nội dung mà còn vô cùng thành công về mặt nghệ thuật. Những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện là yếu tố quan trọng góp phần đưa “Vợ chồng A Phủ” trở thành một truyện ngắn tiêu biểu cho nền văn học thời kì này.

Nghệ thuật là hình thức của tác phẩm, là những thứ giúp cho chúng ta cảm nhận được nội dung ý nghĩa bên trong. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm trước hết được thể hiện ở nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc. Câu chuyện mở đầu bằng hình ảnh của Mị, về quá khứ, những gì mà Mị đã trải qua. Khi Mị dần trở nên tuyệt vọng, A Phủ bỗng xuất hiện như một người cùng khổ. Hai số phận tưởng như song song mà nay lại giao nhau, bởi những khổ đau họ đã trải qua, bởi sức sống tiềm tàng ẩn giấu bên trong tâm hồn của họ. Họ cùng chạy đi, cùng hướng đến ánh sáng nơi cuối con đường. Thông qua việc xây dựng tình huống truyện mới lạ, tác phẩm đã phơi bày những sự tàn bạo, bất nhân của giai cấp thống trị miền núi. Ngoài ra, tác phẩm còn thể hiện được khát vọng sống, sống một cách đúng nghĩa, sống như một con người của những người lương thiện như Mị và A Phủ.

Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm còn thể hiện ở việc khắc họa hình tượng nhân vật, đặc biệt là ở phương diện miêu tả tâm lí. Cả hai nhân vật Mị và A Phủ đều thể hiện những nét tính cách của người dân lao động miền núi. Mị được miêu tả với sự lặng lẽ, âm thầm, nhẫn nhục nhưng ẩn trong đó là sức sống tiềm tàng, khao khát được tự do và hạnh phúc. A Phủ thì lại gan góc, chất phác,... Để miêu tả hai nhân vật này, tác giả đã chọn những điểm nhìn khác nhau, từ đó hình thành nên những tính cách khác nhau. Ở Mị, tác giả nhấn mạnh vào những khoảnh khắc Mị suy tưởng, Mị nghĩ đến quá khứ, hiện tại, tương lai. “Cứ uống ực từng bát. Rồi say. Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn những người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước.” Niềm vui ấy khiến Mị ý thức được rằng “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.” Điều đó thể hiện được khát khao tự do của cô, khát khao tự do giữa hiện thực đau đớn. Để rồi cô tủi thân, khi nhớ lại rằng mình đang có một cuộc sống bất hạnh: “A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau.” Mị chợt muốn chết, mà muốn chết tức là cô đã nhận ra trong tư tưởng của mình có sự phản kháng, cô không còn muốn sống kiếp sống này nữa. Những suy ngẫm của Mị giúp chúng ta nhận ra một tâm hồn đẹp đẽ đang chết dần chết mòn, một sức sống mãnh liệt đang trỗi dậy mạnh mẽ. Còn ở A Phủ, tác giả nhấn mạnh vào hành động, để thấy được những vẻ đẹp của một người con trai vùng cao. A Phủ là một người yêu chính nghĩa. Bất bình trước sự lộng quyền của A Sử, dẫu biết đó là con quan, A Phủ vẫn “chạy vụt ra, vung tay ném con quay vào mặt A Phủ”, “xộc tới, nắm cái vòng cổ, kẹp dập đầu xuống, xé vai áo đánh tới tấp”. Đó là sự phẫn nộ trước những cảnh bất công, phi lý cho cuộc đời, cho thấy được sự gan góc của A Phủ.Ngoài ra, có một chi tiết cho thấy được niềm khát khao được sống của anh, đó là vào lúc Mị cắt dây trói cho anh. Sau nhiều đêm bị trói, bị hành hạ, A Phủ đã quỵ xuống. Nhưng tình yêu cuộc sống đã khiến anh vùng dậy và chạy đi. Những bước chạy của anh là bước chạy của sự đấu tranh, của sự phấn đấu vươn đến tự do, giải phóng chính mình.

Một trong những thành công về nghệ thuật của tác phẩm, còn là việc tái hiện lối sống động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây Bắc. Toàn bộ khung cảnh núi rừng Tây Bắc dưới ngòi bút của nhà văn trở nên tươi đẹp, hiền hòa. Con người hòa vào thiên nhiên trong những hội xuân tưng bừng. Thiên nhiên đi vào cuộc sống, tràn ngập trong từng bước chân, từng tiếng hát. “Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi và cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.” Điều đó là nhờ cách kể chuyện giàu chất thơ và chất tạo hình của tác giả. Khung cảnh núi rừng hiện ra đầy thơ mộng, dịu dàng.

Nét đẹp phong tục văn hóa của người dân tộc vùng cao cũng được tập trung khắc họa đậm nét. Con người khát khao được sống, được yêu, được ca hát giữa núi rừng và ánh trăng, “Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách”, đó còn là “Những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi.”

Có thể nói, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Đó là nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống truyện, miêu tả sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật. Từ giá trị nghệ thuật ấy, chúng ta có thể hiểu hơn về giá trị nhân đạo sâu sắc được gửi gắm trong tác phẩm: sự lên án tội ác của bọn thống trị và khẳng định sức sống ngoan cường, khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động vùng cao Tây Bắc. Nhờ những giá trị ấy, mà tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” vẫn luôn có sức sống bền bỉ trong tâm hồn những người yêu văn chương.

Phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ - Mẫu 5

Tô Hoài là nhà văn lớn trong văn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật của đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng trên đất nước. Văn của ông hấp dẫn bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, vốn từ vựng giàu có và cách sử dụng đắc địa, tài ba.

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài được viết năm 1953, in trong tập Truyện Tây Bắc, cho đến nay hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, nhưng vẫn nguyên vẹn giá trị và sức thu hút với người đọc bởi những đặc sắc nghệ thuật của nó.

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ không chỉ đem lại cho người đọc giá trị thẩm mĩ về nội dung mà đặc sắc hơn là nghệ thuật viết truyện của Tô Hoài. Với lối kể chuyện lôi cuốn, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế; với cách dựng cảnh sinh động, gợi cảm; với ngôn ngữ giàu chất thơ, chất tạo hình, Tô Hoài đã đem đến cho người đọc những trang văn hấp dẫn và vốn hiểu biết văn hoá sâu rộng về con người và đời sống các dân tộc vùng cao Tây Bắc.

Thành công nhất của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Xây dựng nhân vật Mị, nhà văn sử dụng thủ pháp tương phản, miêu tả những mâu thuẫn giữa hoàn cảnh và số phận; giữa ngoại hình với nội tâm và sự phát triển tính cách của nhân vật đạt tới mức biện chứng. Điều đó được thể hiện rất rõ qua hai tình huống: Trong đêm tình mùa xuân và trong đêm đông Mị cắt dây trói cứu A Phủ.

Mị từ một cô gái hồn nhiên, yêu đời, hạnh phúc bỗng chốc thành người bất hạnh, thân nô lệ, mất tự do, phải sống với người không yêu, làm việc quần quật suốt ngày, bị áp chế về tinh thần, bị đánh đập, ngược đãi. Tâm hồn, tinh thần Mị bị tê liệt, cam chịu. Mị sống như cái xác không hồn, lầm lũi như con rùa trong xó cửa, bị giam trong căn buồng u tối như địa ngục trần gian… tưởng như không bao giờ thoát ra được.

Đêm tình mùa xuân trở về trên rẻo cao, tiếng sáo gọi bạn và hơi men đã làm thức tỉnh tâm hồn yêu sống và khát vọng tự do của Mị. Mị muốn đi chơi xuân nhưng lần ấy, Mị đã bị A sử trói đứng vào cột nhà trong căn buồng u tối, giá lạnh. Vòng dây tàn bạo siết chặt thể xác nhưng tinh thần Mị vẫn cứ mộng du theo tiếng sáo. Hơi men và tiếng sáo nâng đỡ tâm hồn Mị… Song Mị lại bị rơi vào tình trạng bi đát, vô vọng trầm trọng hơn.

Nếu ở đêm tình mùa xuân Mị chưa thực hiện được khát vọng tự do của mình thì phải đến đêm mùa đông năm sau, Mị mới có hành động đột biến, quyết liệt để thay đổi số phận. Mị cắt dây trói cứu A Phủ, giải phóng cho cả hai người khỏi ách kìm kẹp, khổ đau, mở ra một trang đời mới. Số phận và tâm lí của Mị được nhà văn phác hoạ như một “hình sin”, mỗi khi “đồ thị” đi xuống là để tạo sức nén cho nhân vật lần sau vút cao hơn và giành chiến thắng.

A Phủ cũng được nhà văn thể hiện sống động và chân thực vối những nét tính cách đặc trưng của người dân lao động miền núi. Nếu Mị là nhân vật tâm trạng thì A Phủ lại được xây dựng là nhân vật hành động.

Hành động của A Phủ thể hiện sự táo bạo, gan góc, tự do, dũng mãnh nhưng cũng rất cam chịu và hiền lành. A Phủ bị áp bức tàn bạo nhưng trong anh luôn tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng mãnh liệt, dữ dội. Đó là những phẩm chất tốt để sau này họ có thể tự đứng lên giải phóng đời mình. Tính cách của Mị cũng như A Phủ được nhà văn thể hiện rất độc đáo, mang phẩm chất tiêu biểu của người Mông: âm thầm mà mãnh liệt; mộc mạc, đơn sơ mà dữ dội khôn lường. Và trên hết là lối sống phóng khoáng, tự do, hồn nhiên đầy bản lĩnh của họ. Những phẩm chất này khiến người Mông mang một sinh lực dồi dào, họ có đủ sức mạnh để vượt qua bất cứ sự áp bức, đè nén nào.

Mở đầu như một câu chuyện cổ tích nhưng lại là một mảnh đời, một số phận hiện thực. Cách kể đan xen giữa quá khứ và hiện tại; giữa kể và tả. Đặc biệt là cách dựng cảnh, tạo không khí rất đặc sắc như cảnh A sử hành hạ Mị trong đêm tình mùa xuân; cảnh A Phủ đánh A Sử; cảnh xử kiện A Phủ…

Cách miêu tả cảnh trí, nếp sống sinh hoạt, phong tục tập quán cũng thật độc đáo, mang phong vi đặc trưng của vùng Tây Bắc như tục cướp vợ, tục lễ cúng trình ma, tục xử kiện, ốp đồng,… chứng tỏ nhà văn rất am hiểu về một vùng đất mà nhà văn gắn bó, yêu mến. Vốn ngôn ngữ phong phú, giàu tính tạo hình, giàu chất thơ và sáng tạo.

Tóm lại, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ ra đời đã hơn nửa thế kỉ, nhưng cho đến nay nó vẫn nguyên vẹn giá trị và sức hút đối với nhiều thế hệ bạn đọc trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật; sự tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm và trong quan sát những nét lạ về phong tục tập quán, cá tính người Mông cùng lối trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế giàu chất thơ và đậm màu sắc dân tộc. Tác phẩm cung cấp cho người đọc nhiều tri thức lạ về vùng cao Tây Bắc trong quá khứ và hiện tại.