Quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp mua trái phiếu

Qua công tác kiểm tra, giám sát thị trường, Bộ Tài chính tiếp tục khuyến nghị các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường TPDN riêng lẻ. Đó là, TPDN không phải là tiền gửi ngân hàng. TPDN được doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ. Theo đó, nhà đầu tư mua TPDN cần nhận thức rõ và chấp nhận rủi ro khi mua trái phiếu trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trái phiếu.

Quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp mua trái phiếu

Bộ Tài chính tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp cần thận trọng

Theo quy định của pháp luật hiện hành, TPDN riêng lẻ là sản phẩm đầu tư chỉ dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp là những nhà đầu tư có năng lực tài chính, có kinh nghiệm đầu tư, có khả năng phân tích rủi ro và chấp nhận rủi ro khi xảy ra. Khác với TPDN chào bán ra công chúng được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán để chào bán cho không giới hạn nhà đầu tư, TPDN riêng lẻ không được cơ quan quản lý cấp phép. Với sự phát triển nhanh của thị trường TPDN trong thời gian gần đây, một số nhà đầu tư cá nhân đã tham gia mua TPDN riêng lẻ, đặc biệt là trái phiếu có lãi suất cao thông qua các tổ chức phân phối (công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại). Khi được giới thiệu mua TPDN riêng lẻ, nhà đầu tư phải hết sức lưu ý các quy định của pháp luật chỉ cho phép nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua TPDN phát hành riêng lẻ. Do đó, nếu nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp thì không được mua loại trái phiếu này. Trường hợp nhà đầu tư dùng các cách thức không đúng quy định pháp luật để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thì cả nhà đầu tư và tổ chức cung cấp dịch vụ xác nhận nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

Bảo lãnh phát hành không phải bảo lãnh thanh toán

Nhà đầu tư cũng cần lưu ý việc các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối chào mời mua TPDN không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc thẩm định/đánh giá về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành, do đó không có trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn hay không. Rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành.

Một lưu ý khác đó là bảo lãnh phát hành trái phiếu không phải là bảo lãnh thanh toán trái phiếu. Trường hợp TPDN được giới thiệu là có bảo lãnh thì nhà đầu tư phải lưu ý phân loại là trái phiếu đó được bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh phát hành. Bảo lãnh phát hành chỉ là việc tổ chức bảo lãnh có cam kết với doanh nghiệp phát hành để phân phối số trái phiếu cần phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành không có bất kỳ nghĩa vụ nào với nhà đầu tư. Đối với bảo lãnh thanh toán, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu kỹ phạm vi bảo lãnh (bảo lãnh thanh toán gốc, lãi hay chỉ một phần gốc, lãi và nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro đối với phần còn lại).

Cuối cùng, tài sản đảm bảo của trái phiếu doanh nghiệp hay các khoản vay tín dụng có nhiều loại như nhà đất, cổ phần, cổ phiếu, các chương trình, dự án đầu tư... Trên thị trường TPDN riêng lẻ hiện nay phần lớn tài sản đảm bảo là bất động sản và các chương trình, dự án, chứng khoán hoặc kết hợp các loại tài sản (bất động sản, chứng khoán). Thông tin về tài sản đảm bảo được các doanh nghiệp phát hành nêu tại bản công bố thông tin, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về điều kiện của tài sản đảm bảo, chất lượng, giá trị của tài sản đảm bảo và các kết về bảo đảm của doanh nghiệp phát hành. Nhà đầu tư cần lưu ý rằng, đối với các tài sản đảm bảo là các dự án, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu, khi thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản có nhiều biến động, giá trị tài sản đảm bảo có thể bị sụt giảm và không đủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

Tin liên quan

Bộ Tài chính vừa có báo cáo tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ 06 tháng đầu năm 2022 và các rủi ro nhà đầu tư cần lưu ý. Bộ cũng cảnh báo nhà đầu tư cần thận trong khi mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Theo đó, trong 06 tháng đầu năm 2022, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành riêng lẻ đạt 257.857 tỷ đồng. Khối lượng phát hành TPDN tập trung chủ yếu trong tháng 01/2022 và bắt đầu giảm từ tháng Hai đến tháng Tư và tăng trở lại vào tháng 05/2022 đến nay. Khối lượng mua lại TPDN trước hạn khoảng 12.800 tỷ đồng vào quý I/2022 và khoảng 49.100 tỷ đồng vào quý II/2022.

Qua công tác kiểm tra, giám sát thị trường, Bộ Tài chính tiếp tục khuyến nghị các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường TPDN riêng lẻ cần thận trọng, tìm hiểu quy định pháp luật và năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, nắm rõ những rủi ro đối với TPDN trước khi quyết định đầu tư.

Bộ Tài chính khuyến cáo, TPDN riêng lẻ là sản phẩm đầu tư chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp có năng lực tài chính, có kinh nghiệm đầu tư, có khả năng phân tích rủi ro và chấp nhận rủi ro khi xảy ra.

Khác với TPDN chào bán ra công chúng được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán để chào bán cho không giới hạn nhà đầu tư, TPDN riêng lẻ không được cơ quan quản lý cấp phép.

“Với sự phát triển nhanh của thị trường TPDN trong thời gian gần đây, một số nhà đầu tư cá nhân đã tham gia mua TPDN riêng lẻ, đặc biệt là trái phiếu có lãi suất cao thông qua các tổ chức phân phối (công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại). Khi được giới thiệu mua TPDN riêng lẻ, nhà đầu tư phải hết sức lưu ý các quy định của pháp luật chỉ cho phép nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua TPDN phát hành riêng lẻ. Do đó, nếu nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp thì không được mua loại trái phiếu này”, Bộ Tài chính khuyến cáo.

Quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp mua trái phiếu
Nhà đầu tư cần thận trọng khi mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Ảnh minh họa internet.

Bộ Tài chính lưu ý, với nhà đầu tư, việc tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối chào mời mua TPDN không có nghĩa là, tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc thẩm định/đánh giá về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành, do đó không có trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn hay không. Rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành.

Về bảo lãnh phát hành trái phiếu, chỉ là việc tổ chức bảo lãnh có cam kết với doanh nghiệp phát hành để phân phối số trái phiếu cần phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành không có bất kỳ nghĩa vụ nào với nhà đầu tư. Đối với bảo lãnh thanh toán, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu kỹ phạm vi bảo lãnh (bảo lãnh thanh toán gốc, lãi hay chỉ một phần gốc, lãi và nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro đối với phần còn lại).

Cũng theo đại diện Bộ Tài chính, trên thị trường TPDN riêng lẻ hiện nay, phần lớn tài sản đảm bảo là bất động sản và các chương trình, dự án, chứng khoán hoặc kết hợp các loại tài sản (bất động sản, chứng khoán). Thông tin về tài sản đảm bảo được các doanh nghiệp phát hành nêu tại bản công bố thông tin, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về điều kiện của tài sản đảm bảo, chất lượng, giá trị của tài sản đảm bảo và các kết về bảo đảm của doanh nghiệp phát hành.

“Nhà đầu tư cần lưu ý rằng, đối với các tài sản đảm bảo là các dự án, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu, khi thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản có nhiều biến động, giá trị tài sản đảm bảo có thể bị sụt giảm và không đủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu”, Bộ Tài chính cảnh báo.

Q.N (t/h)

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin, các doanh nghiệp phát hành (công ty đại chúng và chưa đại chúng), các tổ chức trung gian (tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán, tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu, đại lý phát hành...) có hành vi vi phạm trong hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (hiện nay là Nghị định số 156/2020/NĐ-CP và Nghị định số 128/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2020/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, với hành vi công bố thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên, hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên.

Do vậy, “các doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ, các tổ chức trung gian phải đảm bảo tuân thủ chặt chẽ, đầy đủ các quy định tại Luật Chứng khoán, Nghị định 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Nghị định 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế và các văn bản hướng dẫn, đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư” – lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhấn mạnh.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam cho thấy rất nhiều tiềm năng để phát triển, do vậy, việc tăng cường các biện pháp để thị trường này phát triển ổn định, an toàn, bền vững là yêu cầu quan trọng được Chính phủ và các cơ quan quản lý ưu tiên. Tuy nhiên, để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững, hiệu quả, thì cần sự chung tay của nhiều cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, tổ chức trung gian và cả các nhà đầu tư trên thị trường.

Thời gian qua, cùng với việc hoàn thiện khung khổ pháp lý theo hướng tăng chất lượng, tăng tính bền vững, các cơ quan quản lý đã liên tiếp có những cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn, cũng triển khai nhiều hành động quyết liệt để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia.

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền. Hiện Ủy ban cũng đang phối hợp với các đơn vị có liên quan của Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát hoạt động tư vấn hồ sơ chào bán, đại lý phát hành, báo cáo kiểm toán của các đơn vị trung gian liên quan đến các đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ của các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Đại diện Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, theo kết quả xác minh của cơ quan có thẩm quyền cho thấy đã có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ đối với 9 đợt chào bán với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng trong thời gian từ tháng 7/2021 - 3/2022 của các Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (Công ty Ngôi Sao Việt), Công ty cổ phần Cung điện Mùa Đông (Công ty Cung điện Mùa đông), Công ty cổ phần Đầu tư và dịch vụ khách sạn Soleil (Công ty Soleil) thuộc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh). Căn cứ đề nghị của cơ quan có thẩm quyền, căn cứ điểm c khoản 1 Điều 9 Luật Chứng khoán quy định thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước “đình chỉ, hủy bỏ liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán”, ngày 3/4/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 181/QĐ-UBCK về việc hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ của 3 công ty nêu trên.

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hiện đang phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cơ quan có thẩm quyền, đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát hoạt động tư vấn hồ sơ chào bán, đại lý phát hành của các công ty chứng khoán liên quan đến các đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ của các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh./.