Người Ai Cập giỏi về hình học gì

Vì sao người Ai Cập giỏi về hình học?

A. Nhờ việc quan sát thiên văn.

B. Việc xây dựng kim tự tháp.

C. Phải đo đạc ruộng đất hàng năm.

D. Có nhiều nhà toán học giỏi.

Hướng dẫn

– Người Ai Cập giỏi về hình học, họ đã biết cách tính diện tích hình tam giác, hình thang… họ còn tính được số pi bằng 3,16 (tương đối),…

– Người Ai Cập rất giỏi về hình học. Vì:

+ Do Ai Cập phát triển nền kinh tế nông nghiệp từ rất sớm. Việc canh tác nông nghiệp phụ thuộc vào nước sông Nin. Mà mực nước sông thì lên xuống theo lượng mưa cũng như theo vị trí so với bờ sông.

+ Sống ở lưu vực con sông này thường xuyên bị lụt lội, khi lụt rút đi thì dân cư kéo về canh tác lại nhưng nhà cửa, vườn tược đã bị lũ lụt xoá đi nhiều mốc làm sao định vị lại được nên dẫn đến việc tranh giành đất đai, vườn tược của nhau.

→ Vì vậy, họ cần tính toán về những miếng đất canh tác, tính toán về mực nước sông,…

Đáp án cần chọn là: C

Đáp án A

Người Ai Cập thời cổ đại lại thành thạo về hình học do:

- Điều kiện tự nhiên: hàng năm nước sông Nin dâng lên san bằng những ô ruộng đã được phân chia từ trước => người Ai Cập phải tiến hành đo đạc, phân chia lại ruộng đất

- Nhu cầu tính toán để xây dựng các công trình kiến trúc hình khối đồ sộ như Kim tự tháp

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Đáp án chính xác câu hỏi “Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập giỏi về hình học?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Lịch sử 10 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập giỏi về hình học?

A. Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp.

B. Phải phân chia ruộng đất cho nông dân.

C. Phải xây dựng các công trình kiến trúc.

D. Phải xây dựng các công trình thủy lợi.

Trả lời:

Đáp án đúng: A:. Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp

Trong thời cổ đại người Ai Cập giỏi về hình học vì họ phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về Ai Cập nhé!

Kiến thức tham khảo về Ai Cập cổ đại

1. Ai cập cổ đai là gì?

- Ai Cập cổ đạilà một nềnvăn minhcổ đạinằm ở Đông Bắcchâu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu củasông Nilethuộc khu vực ngày nay là đất nướcAi Cập. Đây là một trong 4 nền văn minh phát sinh một cách độc lập và lâu đời nhất trên thế giới này. Nền văn minh Ai Cập mà được hình thành rõ nét là vào năm 3150 TCN (theo trình tự thời gian củabảng niên đại Ai Cập)với sự thống nhất chính trị củaThượngvàHạ Ai Cậpdưới thời vịpharaonđầu tiên (Narmer, thường được gọi làMenes).Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định, và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng được gọi là các giai đoạn chuyển tiếp:Cổ Vương quốcthời kỳSơ kỳ Đồ đồng,Trung Vương quốctương ứng giai đoạnTrung kỳ Đồ ĐồngvàTân Vương quốcứng vớiHậu kỳ Đồ đồng.

- Ai Cập đạt đến đỉnh cao của quyền lực vào giai đoạn Tân Vương quốc, trongthời kỳ Ramesside, vào thời điểm đó nó sánh ngang vớiđế quốc Hittite,đế quốc Assyriavàđế chế Mitanni, trước khi bước vào giai đoạn dần suy yếu. Ai Cập đã bị xâm chiếm hoặc chinh phục bởi một loạt các cường quốc nước ngoài, chẳng hạn như người Canaan/Hyksos, Lybia, người Nubia,Assyria,Babylon,Ba Tưdưới triều đại Achaemenid, và ngườiMacedoniatrongThời kỳ Chuyển tiếp thứ Bavà cuối thời kỳ Ai Cập cổ đại. Sau khiAlexander Đại Đếqua đời, một trong những tướng lĩnh của ông,Ptolemaios I Soter, đã tuyên bố ông là vị vua mới của Ai Cập.Triều đại Ptolemaiosgốc Hy Lạp này đã cai trị Ai Cập cho đến năm 30 TCN khi nó rơi vào tayđế quốc La Mãvà trở thành mộttỉnh La Mã.

- Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng của nó với các điều kiện của thung lũngsông Nilecho sản xuấtnông nghiệp. Từ việc có thể dự đoán trướclũ lụtvà việc điều tiếtthủy lợiở khu vực thung lũng màu mỡ đã tạo ra nhiều nông sản dư thừa, giúp nuôi dưỡng một lượng dân số đông hơn, tạo điều kiệnphát triển xã hộivà văn hóa. Với việc có nhiều nguồn lực dư thừa, nhà nước đã tập trung vào việc khai thác khoáng sản ở các thung lũng và các khu vực sa mạc xung quanh, cũng như việc sớm phát triển mộthệ thống chữ viết độc lập, tổ chức xây dựng tập thể và các dự án nông nghiệp, thương mại với khu vực xung quanh, và xây dựng một đội quân nhằm mục đích đánh bại kẻ thù nước ngoài và khẳng định sự thống trị của Ai Cập. Thúc đẩy và tổ chức những hoạt động này là một bộ máy quan lại gồm các ký lục ưu tú, những nhà lãnh đạo tôn giáo, và các quan lại dưới sự kiểm soát của mộtpharaon, người đảm bảo sự hợp tác và đoàn kết của toàn thể người dân Ai Cập dưới mộthệ thống tín điều tôn giáo tinh vi.

- Những thành tựu của người Ai Cập cổ đại bao gồm khai thácđá, khảo sát và kỹ thuật xây dựng hỗ trợ cho việc xây dựng các công trìnhkim tự tháp,đền thờ, vàcột tháp tưởng niệm; mộthệ thống toán học, mộthệ thống thực hành y họchiệu quả, hệ thống thủy lợi và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, những tàu thủy đầu tiên được biết đến trên thế giới,công nghệ gốm sứ và thủy tinh của Ai Cập, những thể loại văn học mới, và các hiệp ước hòa bình được biết đến sớm nhất, được ký kết với người Hittite.Ai Cập đã để lại một di sản lâu dài.Nghệ thuậtvàkiến ​​trúccủa nó đã được sao chép rộng rãi, và các cổ vật của nó còn được đưa tới khắp mọi nơi trên thế giới. Những tàn tích hùng vĩ của nó đã truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của du khách và nhà văn trong nhiều thế kỷ. Sự quan tâm mới hình thành dành cho những cổ vật và các cuộc khai quật trong thời kỳ cận đại ở châu Âu và Ai Cập dẫn đến việc khai sinh rangành Ai Cập họcđể nghiên cứu nền văn minhAi Cậpvà một sự đánh giá đúng đắn hơn đối với di sản văn hóa của nó.

Kim Tự Tháp – Công trình kiến trúc bí ẩn nhất của loài người

2. Một số tác phẩm tiêu biểu về văn học cổ Ai Cập

- Văn học Ai Cập phát triển rất sớm, ngay từ đầu thời Cổ vương quốc, vào khoảng giữa thiên niên kỷ IV trước Công nguyên. Từ đó trở đi, trong suốt trên 3000 năm lịch sử, người Ai Cập cổ đại đã sáng tác rất nhiều tác phẩm văn học thuộc mọi thể tài. Điều đó chứng tỏ trình độ phát triển cao của nền văn hóa Cổ Ai Cập, đồng thời cũng chứng tỏ sức sáng tạo vô cùng phong phú của người Ai Cập thời kỳ này. Hầu hết các tác phẩm văn học đó đều lấy đề tài trong thần thoại, tôn giáo và đều không còn mang tên tác giả. Văn chương truyền miệng như tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao và đối thoại được lưu truyền sớm nhất và rộng rãi nhất trong xã hội Ai Cập cổ đại.

- Đến thời Trung vương quốc, văn hóa phát triển mạnh. Nhiều câu chuyện lý thú của thời kỳ đó còn giữ lại được tới ngày nay, như truyện Thuyền gặp nạn, truyện về Sinuhe, truyện Người thất vọng với linh hồn của mình,…

- Truyện Thuyền gặp nạn kể về cuộc hành trình đầy phiêu lưu mạo hiểm trên mặt biển của những thủy thủ vượt trùng dương. Câu chuyện chính là tiền thân sử thi Odyssey của thi sĩ Homer (Hy Lạp cổ đại).

- Truyện người thất vọng với linh hồn của mình là một tác phẩm văn học phản ánh những vấn đề xã hội do cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt trong thời Trung vương quốc đặt ra. Nội dung câu chuyện thuật lại một cuộc đối thoại giữa một người không thể sống được nữa, nên muốn tự vẫn. Anh ta khuyên linh hồn của mình cũng chết theo để chấm dứt những chuỗi ngày đen tối, bi thảm. Linh hồn của anh ta không nghe, lại còn khuyên ngăn anh ta không nên chết, mà nên phục tùng số mệnh, chịu đựng tất cả mọi nổi đau khổ trên trần thế để rồi có thể rửa sạch tội ở kiếp này mà cùng với linh hồn hưởng mọi sự hạnh phúc ở kiếp sau. Về sau, khi chết, linh hồn của anh biến đi đâu mất, mà xác anh ta không tìm thấy thế giới cực lạc ở đâu cả. Anh vô cùng thất vọng vì thấy linh hồn của mình đã lừa dối anh và thấy thể xác mình vẫn còn nằm trên cõi trần, ngày càng thối rữa.

- Thời Tân vương quốc, cũng có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng còn giữ lại được như: Truyện Hai anh em, chịu ảnh hưởng của truyện thần thoại Osiris và Isis, Truyện Người hoàng tử bị mê hoặc và lý thú nhất là truyện Người nói thật và người nói dối, …

- Một loạt tác phẩm văn học nữa được lưu truyền rộng rãi trong xã hội Ai Cập cổ đại là những tác phẩm có tính chất giáo huấn của tầng lớp quý tộc, dùng hình thức lời khuyên răn và lời tiên đoán để đề ra một thứ luân lý hoàn chỉnh của giai cấp thống trị chủ nô, nhằm mục đích củng cố trật tự xã hội nô lệ.

- Trong loại tác phẩm văn học có tính chất giáo huấn, thì điển hình nhất và có nhiều giá trị sử liệu nhất là Lời khuyên răn của Ipuxe và Lời tiên đoán của Nephecti mà chúng ta nói ở chương trên. Ngoài ra, còn có những tác phẩm của những thi sĩ cung đình ca tụng công đức của các Pharaon, biểu dương những chiến công oanh liệt và những công trình xây dựng lớn lao của các Pharaon.

- Trong lúc các thi sĩ cung đình sáng tác thơ ca nhằm mục đích phục vụ cho giai cấp thống trị chủ nô, thì trong dân gian, thơ cả trữ tình rất được dân chúng ưa chuộng. Đa số những thơ ca đó đều lấy tình yêu làm chủ đề sáng tác. Tất nhiên thơ ca trữ tình do thi sĩ dân gian của Ai Cập cổ đại sáng tác rất nhiều, nội dung rất phong phú, nhưng vì bị thất lạc, mất mát đi nhiều, nên số được giữ lại đến ngày nay còn rất ít.