Người cao tuổi nhất thế giới hiện nay là ai

Nguyễn Thị Trù (4 tháng 5 năm 1893 – 12 tháng 7 năm 2016) người xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh là một phụ nữ Việt Nam, người từng giữ kỷ lục người cao tuổi nhất Việt Nam và cụ bà cao tuổi nhất thế giới[1][2] (của Hiệp hội Kỷ lục thế giới). Cụ đã được xác lập kỷ lục Việt Nam từ năm 2011.

Nguyễn Thị Trù

SinhNguyễn Thị Trù
(1893-05-04)4 tháng 5, 1893
Xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Sài Gòn, Nam KỳMất12 tháng 7, 2016(2016-07-12) (123 tuổi)
Xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt NamQuốc tịchViệt NamDân tộcKinhNghề nghiệpNông dânNổi tiếng vìNgười cao tuổi nhất thế giớiQuê quánCần Giuộc, Long AnCon cái3 người con trai và 8 người con gái

Theo thông tin do gia đình kể lại và giấy tờ do chính quyền Việt Nam cấp, thì cụ Trù sinh ngày 4 tháng 5 năm 1893 trong một gia đình làm nghề nông ở xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh (khi đó còn là đất Sài Gòn – Gia Định). Khi còn trẻ cụ Trù là một cô gái thôn quê khỏe khoắn, lao động không kém gì nam giới.

Cụ Trù về sống cùng gia đình người con trai út cho đến tận khi qua đời vào 12 tháng 7 năm 2016, thọ 123 tuổi, 69 ngày.

Ngày 23 tháng 4 năm 2015, Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (World Records Association – WRA) chính thức công bố: cụ bà Nguyễn Thị Trù, hiện sống tại ấp 5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM, là “Cụ bà cao tuổi nhất thế giới".[3]

Với số tuổi này, cụ bà đang rất gần với giải thưởng 1 triệu USD mà một triệu phú người Moldova, ông Dimitry Kaminskiy đưa ra cho người đầu tiên trên thế giới bước qua tuổi thứ 123.

Cụ đã chia sẻ về bí quyết sống thọ, cụ Trù cho biết chỉ cần ăn đúng bữa, biết thương yêu giúp đỡ mọi người, sống thoải mái để tâm hồn được thanh thản.

Cụ sinh được 11 người con (gồm 3 người con trai và 8 người con gái), và tính đến thời điểm cụ được công nhận là "Cụ bà cao tuổi nhất thế giới" (tháng 05/2015) thì chỉ còn duy nhất 1 người còn sống, đó là con gái thứ 8 của cụ, bà Nguyễn Thị Đê (năm nay 82 tuổi). Cụ ở cùng gia đình người con trai út 72 tuổi (người con này vừa mất cách đây chưa lâu).

  1. ^ “Tin cụ Trù được công nhận là "Cụ bà cao tuổi nhất thế giới" được đăng tải trên trang web của Thông tấn xã Đức DPA”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ "Cụ bà 122 tuổi người Việt Nam được công nhận cao tuổi nhất thế giới" (báo Thanh Niên, ngày 23/04/2015)
  3. ^ Thông tin trên trang WRA

  Bài viết nhân vật Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Thị_Trù&oldid=67458270”

Cụ ông Nhật Bản được công nhận là người cao tuổi nhất thế giới

(ĐCSVN) - Tổ chức kỷ lục thế giới Guinness vừa công nhận cụ Chitetsu Watanabe ở tỉnh Niigata (Nhật Bản) là cụ ông cao tuổi nhất trên thế giới, với tuổi thọ 112 năm và 344 ngày vào thời điểm được công nhận.

Cụ Watanabe cho biết bí quyết sống lâu của mình là “không nổi giận và luôn giữ nụ cười trên khuôn mặt”. (Ảnh: Reuters)

Buổi lễ trao chứng nhận cụ ông sống thọ nhất thế giới cho cụ Watanabe đã diễn ra tại viện dưỡng lão thành phố Joetsu thuộc tỉnh Niigata.

Đại diện tổ chức Guinness cho biết, trước cụ Watanabe, danh hiệu “cụ ông cao tuổi nhất trên thế giới” đã thuộc về cụ Masazo Nonaka. Tuy nhiên, cụ ông Nonaka đã qua đời tại Nhật Bản vào ngày 20/1/2019, hưởng thọ 112 năm và 226 ngày.

Trước đây, cụ Watanabe sống với con trai tại một trang trại. Tại đây, cụ đã trồng rau củ và đã chăm sóc được 100 cây bonsai. Đến năm 104 tuổi, cụ Watanabe đã chuyển tới viện dưỡng lão.

Đại diện Tổ chức kỷ lục thế giới Guinness trao giấy chứng nhận "cụ ông sống lâu nhất thế giới" cho cụ Wantanabe. (Ảnh:Guinness World Records)

Cụ Watanabe sinh tại tỉnh Niigata, phía Bắc Nhật Bản vào năm 1907 và hiện có 5 người con.

Cụ Watanabe cho biết bí quyết sống lâu của mình là “không nổi giận và luôn giữ nụ cười trên khuôn mặt”. Hiện món tráng miệng được ưa thích của cụ là bánh custard và bánh kem.

Danh hiệu “cụ bà cao tuổi nhất thế giới” đang thuộc về cụ Kane Tanaka ở Fukuoka (Nhật Bản). Hiện cụ đã 117 tuổi./.

Thu Lan ( Theo báo chí nước ngoài)

Theo thẻ căn cước của Almihan Seyiti, cụ sinh năm 1886, nhưng các nhà điều tra độc lập không thể xác minh ngày sinh thực sự của cụ. 

Một cụ bà được cho là đã sống tới 135 tuổi - già nhất được ghi nhận trong lịch sử - đã qua đời hôm 16/12.

Cụ Seyiti đến từ Tân Cương, Trung Quốc, sinh ngày 25/6/1886, dưới triều đại nhà Thanh và chính thức được Hiệp hội Lão khoa Trung Quốc công bố là người sống lâu nhất quốc gia vào năm 2013.

Cụ bà đã qua đời một cách “nhẹ nhàng” vào ngày 16/12, với đông đủ con cháu bên cạnh. Kết hôn năm 1903, bà nhận nuôi một bé trai và một bé gái với người chồng đã qua đời năm 1976. Sau đó, bà tiếp tục chứng kiến ​​6 thế hệ con cháu nối tiếp nhau ra đời, cả thảy có 43 cháu nội và ngoại.

Cháu trai Kuerban Nuer của cụ Seyiti là người chăm sóc chính cho biết, cụ có một cuộc sống an yên trước khi qua đời. Bà đạp xe mỗi ngày vào lúc 10 giờ sáng, nghe nhạc trước khi đi ngủ lúc 11 giờ tối. “Khi nghe nhạc từ radio trước khi ngủ, đôi chân của cụ sẽ lắc lư theo nhịp điệu” - anh Nuer nói.

Cụ bà Almihan Seyiti đã tổ chức sinh nhật lần thứ 135 vào tháng 6/2021 với những người bạn ở làng Komuxerik.

Cụ Seyiti là một phụ nữ dân tộc Uygur đến từ Komuxerik, quận Shule, tỉnh Kashgar. Số thẻ căn cước của cụ do chính phủ cấp cho thấy ngày sinh vào cuối thế kỷ 19, nhưng một số người cũng tỏ ra nghi ngờ về tuổi thọ của cụ do thói quen lưu trữ hồ sơ kém thời đó.

Làng Komuxerik được một số chuyên gia gọi là “thị trấn trường thọ” vì cộng đồng này có hàng chục người cao niên từ 90 tuổi trở lên. Điều này một phần là do “sự cải thiện của các dịch vụ y tế” gần đây.

Các nhà nghiên cứu bao gồm đại diện của Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đã không thể xác minh độc lập tuổi của cụ Seyiti, nhưng nếu đúng thì bà thực sự là người già nhất thế giới.

Bất chấp những nghi hoặc, chính quyền quận Shule đã tổ chức một bữa tiệc sinh nhật cho cụ Seyiti vào năm 2021 để kỷ niệm 135 tuổi, nơi cụ đội một chiếc vương miện bằng giấy và thưởng thức bánh ngọt cùng bạn bè và gia đình.

Trước đó, bà Jeanne Calment, người qua đời năm 1997 ở tuổi 122, chính thức nắm giữ danh hiệu mặc dù tính hợp pháp của bà cũng bị nghi ngờ. Theo các nhà điều tra, có thể người giữ kỷ lục thế giới hiện tại đã sử dụng giấy tờ của mẹ bà, để có thêm 23 tuổi.

Cụ bà đội một chiếc vương miện bằng giấy - như thường lệ vào những ngày sinh nhật gần đây.

Hiện tại, bà Kane Tanaka, một phụ nữ Nhật Bản sinh vào tháng 1/1903, vẫn là người lớn tuổi nhất còn sống - được cho là đã đánh bại căn bệnh ung thư 2 lần trong đời.

Và có những người khác cũng tuyên bố mình là người cao tuổi nhất thế giới, chẳng hạn như một phụ nữ Indonesia có tên Turinah. Theo một báo cáo điều tra dân số năm 2010, Turinah tin rằng mình đã 157 tuổi vào thời điểm đó - già hơn những gì mà một số nhà khoa học tin là có thể xảy ra.

Đăng Dương (Theo NY Post) 

Cùng nhau kỷ niệm 100 tuổi, bà Dorothy Sivyer và Kathleen Whitehead là cặp song sinh cùng trứng cao tuổi nhất nước Anh.

Video liên quan

Chủ đề