Nguyên nhân cao huyết áp

Tăng huyết áp đang ảnh hưởng đến sức khỏe của rất nhiều người, bệnh thường tiến triển âm thầm, triệu chứng không rõ rệt cho đến khi biến chứng nặng. Vậy nguyên nhân gây tăng huyết áp là gì? Cùng MEDLATEC tìm hiểu để phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

17/12/2020 | Dấu hiệu cao huyết áp dễ nhận biết và biến chứng của bệnh
16/12/2020 | Cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ an toàn nhất
12/12/2020 | Chuyên gia tư vấn: cao huyết áp không nên ăn gì và nên ăn gì?

1. Cao huyết áp là gì?

Huyết áp là chỉ số thể hiện áp lực máu tác động lên thành động mạch, áp lực này là cần thiết để máu được tuần hoàn đều đặn khắp cơ thể. Tuy nhiên cao huyết áp lại làm tăng áp lực cho tim, là căn nguyên của nhiều biến chứng nghiêm trọng như: suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não,…

Nguyên nhân cao huyết áp

Tỷ lệ tăng huyết áp ở nước ta đang ở mức báo động

Tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp đang ở mức báo động, nhất là các quốc gia phát triển. Ở Việt Nam, theo thống kê, cứ 5 người trưởng thành thì 1 người bị cao huyết áp. Với nguy cơ cao này, nhiều người chủ động tìm hiểu nguyên nhân tăng huyết áp và phòng ngừa.

2. Nguyên nhân tăng huyết áp

Bệnh có nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên ở không ít người, cao huyết áp không tìm thấy nguyên nhân, vì thế việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh cũng gặp nhiều khó khăn.

Dựa theo nguyên nhân, cao huyết áp cũng được chia thành các thể bệnh sau:

2.1. Tăng huyết áp vô căn

Tăng huyết áp vô căn chiếm đến 90 - 95% trường hợp mắc bệnh, do không xác định được chính xác nguyên nhân nên điều trị và kiểm soát huyết áp khó khăn hơn. Đặc điểm của bệnh là tiến triển thầm lặng, biến chứng từ từ. Nếu không được điều trị đúng, đầy đủ, bệnh có thể tiến triển đến nhiều biến chứng nặng nề, đe dọa sức khỏe và tính mạng cho bệnh nhân.

Nguyên nhân cao huyết áp

Tăng huyết áp vô căn chiếm đến 90 - 95% trường hợp mắc bệnh

Tuy không xác định được nguyên nhân nhưng một số yếu tố sau có thể dẫn đến tăng huyết áp

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn và Cafein

Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người chỉ nên uống đủ lượng các thức uống này mỗi ngày. Với Cafein, lượng tiêu thụ khuyến cáo mỗi ngày là dưới 30 mg, tương đương với 2 - 3 ly cà phê. Với rượu, phụ nữ cần giới hạn 1 ly/ngày và nam giới là dưới 2 ly mỗi ngày.

Thói quen ăn uống không hợp lý

Những thực phẩm sau chứa hàm lượng Tyramine cao cũng góp phần làm tăng huyết áp, nhất là khi tương tác với 1 số thuốc điều trị: chế phẩm từ đậu nành, thịt ướp muối, phô mai,… Ngoài ra cũng cần cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng, nên ưu tiên thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên hơn.

Yếu tố di truyền

Thực tế tăng huyết áp có tính chất di truyền, nghĩa là người có tiền sử gia đình mắc bệnh, có thể là bố, mẹ hoặc anh chị em thì nguy cơ tăng huyết áp cũng cao hơn bình thường.

Giới tính

Nam giới được cho là có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn phụ nữ, song còn phụ thuộc vào độ tuổi và thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng,…

Nguyên nhân cao huyết áp

Tăng huyết áp thứ phát là hậu quả của một bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe nào đó

2.2. Tăng huyết áp thứ phát

Đây là tình trạng tăng huyết áp do ảnh hưởng của các bệnh lý khác. Tỉ lệ này khá thấp, chỉ khoảng 10% bệnh nhân cao huyết áp nằm trong nhóm nguyên nhân này.

So với tăng huyết áp vô căn,tuy biết rõ nguyên nhân nhưng tăng huyết áp thứ phát thường do các bệnh có tổn thương khó điều trị hoàn toàn. Liệu trình điều trị thường kết hợp điều trị tận gốc nguyên căn và kiểm soát huyết áp, giúp phòng ngừa tốt các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như: suy thận, đột quỵ, bệnh tim mạch,… 

Cụ thể, tăng huyết áp thứ phát thường tiến triển từ các nguyên nhân sau:

Bệnh lý ở thận

Các bệnh lý ở thận, nhất là bệnh thận mãn tính làm tổn thương mô thận thường khiến áp lực máu tăng lên. Hơn nữa, thận cũng là cơ quan đặc biệt có chức năng kiểm soát huyết áp với cơ chế như sau: 

  • Khi máu được truyền qua thận, tế bào đảm nhiệm thực hiện kiểm tra huyết áp cơ bản.

  • Thông tin chỉ số huyết áp được thận tiếp nhận để điều chỉnh lượng hormone renin tiết ra phù hợp.

  • Đây là loại hormone có vai trò kiểm soát sản sinh 2 nội tiết tố aldosterone và angiotensin ảnh hưởng đến điều chỉnh huyết áp.

  • Bệnh lý ở thận, nhất là bệnh thận mãn tính thường ảnh hưởng đến chức năng này, khiến tình trạng tăng huyết áp thường không được kiểm soát.

Nguyên nhân cao huyết áp

 Rối loạn một số hormone có thể gây tăng huyết áp

Bệnh lý tuyến giáp

Tuyến giáp là nơi sản sinh ra nhiều loại hormone cần thiết với cơ thể, trong đó có những hormone có vai trò kiểm soát huyết áp. Vì thế, bệnh lý tuyến giáp như: cường giáp, suy giáp,… gây giảm hoặc tăng quá mức một số loại hormone liên quan sẽ khiến áp lực máu thay đổi.

Đây cũng là cơ chế được giải thích cho tình trạng tăng huyết áp do tinh thần căng thẳng kéo dài. Lúc này cơ thể giải phóng hormone adrenaline nhiều hơn, tăng nhu cầu oxy và dinh dưỡng tạm thời, tim phải bơm nhiều máu đến cơ quan này hơn và kết quả là tình trạng tăng huyết áp đột ngột.

Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra nhiều biến chứng sức khỏe, trong đó có chứng tăng huyết áp. 

2.3. Tăng huyết áp thai kỳ

Khoảng 5 - 10% phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp thai kỳ, nguyên nhân do sự thay đổi hormone và nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ. Tăng huyết áp thai kỳ nếu trong mức kiểm soát không gây nguy hiểm, tuy nhiên cần theo dõi phòng ngừa biến chứng như: tiền sản giật, sinh non, sinh con thiếu cân,… 

2.4. Tăng huyết áp do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột như:

  • Thuốc chống viêm không kê toa Aleve, Advil,…

  • Thuốc chữa bệnh về mũi.

  • Thuốc tránh thai đường uống.

  • Thuốc điều trị tâm thần.

  • Thuốc ức chế miễn dịch.

  • Thuốc điều trị ung thư,...

Nguyên nhân cao huyết áp

 Lạm dụng thuốc và thực phẩm chức năng có thể gây tăng huyết áp

Việc sử dụng thuốc theo đúng khuyến cáo của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp đột ngột này. Nếu bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp hoặc nguy cơ biến chứng, bác sĩ sẽ xem xét sử dụng loại thuốc thay thế phù hợp.

Với những nguyên nhân tăng huyết áp có thể phòng ngừa được, các chuyên gia khuyên mỗi chúng ta nên chủ động thực hiện các biện pháp tại nhà như: Duy trì trọng lượng khỏe mạnh, tránh thức uống chứa cồn, tiêu thụ vừa đủ muối, thường xuyên rèn luyện thể chất và thận trọng khi sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng,…

Nguyên nhân cao huyết áp là gì?

Tăng huyết áp nguyên phát (vô căn) Ngoài ra còn có các yếu tố khác dễ đưa đến mắc bệnh cao huyết áp như thói quen ăn mặn (nhiều muối), hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, dư cân hoặc béo phì, ít vận động thể lực, có nhiều căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.

Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp?

Sở dĩ hiện tượng cao huyết áp nguyên phát ở người trẻ là do yếu tố tiền sử gia đình và yếu tố di truyền. Đái tháo đường và béo phì: Lối sống không lành mạnh cộng với chế độ dinh dưỡng mất cân đối và thói quen ít vận động đang làm gia tăng số lượng người mắc bệnh tiểu đường và béo phì.

Huyết áp cao gây ra bệnh gì?

Tăng huyết áp lâu ngày có thể dẫn đến những biến chứng gì?.
Suy tim. Khi huyết áp cao, tim co bóp tốn nhiều công hơn để bơm một lượng máu ra các mạch ngoại biên. ... .
Biến chứng ở mắt. ... .
Phình và bóc tách động mạch chủ ... .
Bệnh động mạch ngoại biên. ... .
Rối loạn trí nhớ và sa sút trí tuệ ... .
Rối loạn cương dương..

Chứng huyết áp cao biểu hiện khi não?

Những triệu chứng thường gặp ở người bị cao huyết áp là hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, mất ngủ nhẹ,... Một số ngườibiểu hiện dữ dội hơn như đau vùng tim, thị lực giảm, thở gấp, mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt, nôn ói, dễ hồi hộp, hốt hoảng.