Nguyên nhân kháng thuốc kháng sinh là gì

Kháng kháng sinh là gì?

Kháng kháng sinh là khả năng của các vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng) sinh trưởng với sự hiển diện của một loại thuốc mà thông thường có thể giết chết hoặc hạn chế sự phát triển của chúng. Kết quả là các liệu pháp điều trị thông thường trở nên không hiệu quả. Nhiễm trùng do đó trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến thời gian bị bệnh lâu hơn, chi phí điều trị cao hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.  Do kháng kháng sinh, nên ngày càng có nhiều các bệnh nhiễm trùng thông thường như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao và các bệnh do thực phẩm gây nên càng trở nên khó điều trị hơn và đôi khi không thể điều trị được dẫn đến tình trạng tử vong do tình trạng đa kháng. 

Tại sao vi khuẩn lại kháng được thuốc kháng sinh?

Để trả lời câu hỏi trên, từ lâu các nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu cơ chế kháng lại các kháng sinh của vi khuẩn. và cho thấy Vi khuẩn dù rất bé nhỏ nhưng lại có muôn vàn phương kế để đối phó với con người, hầu như chúng ta luôn chạy theo sau vi khuẩn. Các kháng sinh mới, đắt tiền, vừa được đưa vào sử dụng rộng rãi thì ngay sau đó không lâu đã xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng lại kháng sinh đó. Có rất nhiều cách để vi khuẩn làm mất tác dụng của kháng sinh, nhưng gộp chung có 3 nhóm nguyên nhân chính vi khuẩn có thể luôn luôn thay đổi thích nghi để tồn tại đó chính là:

Vi khuẩn có cách để làm hạn chế việc xâm nhập của các kháng sinh vào bên trong tế bào vi khuẩn, dẫn đến kháng sinh sẽ ít có cơ hội tác động để tiêu diệt vi khuẩn. Ở nhóm nguyên nhân này, vi khuẩn có thể gia tăng củng cố các màng bảo vệ của chúng, ví dụ như màng ngoài ở các vi khuẩn gram âm hoặc sử dụng các bơm đẩy từ bên trong tế bào để bơm kháng sinh ra ngoài như ở trực khuẩn mủ xanh. Nói dễ hiểu, ở nhóm nguyên nhân này, vi khuẩn dùng “áo giáp” và bơm công suất lớn để đẩy kháng sinh ra ngoài.

Vi khuẩn còn sản xuất ra các men (enzymes) để phá huỷ các kháng sinh. Có thể nói, khi các kháng sinh đủ mạnh để phá vỡ “áo giáp” của vi khuẩn, và không bị bơm ra ngoài, thì vi khuẩn sẽ sử dụng “hoá chất” để phá huỷ cấu trúc của kháng sinh. Cuối cùng, vi khuẩn có thể che chắn hoặc làm biến đổi các đích tác động của kháng sinh, làm mất hiệu lực của kháng sinh. Hiện tượng này là do nguồn gốc từ các đột biến gen trên nhiễm sắc thể hoặc plasmide bên trong tế bào vi khuẩn. Chẳng hạn, đối với nhóm kháng sinh beta-lactam, muốn tiêu diệt vi khuẩn thì kháng sinh này phải bám vào được các đích tác động đó là các PBP (protein gắn penicillin). Việc giảm áp lực của các PBP với các thuốc nhóm beta – lactam có thể do đột biến gen ở nhiễm sắc thể, hoặc do mắc phải gen bên ngoài các các PBP mới thông qua các plasmids.

Đôi khi Vi khuẩn sử dụng đủ các loại vũ khí từ hoá học, sinh học đến vật lý học để chống lại các kháng sinh mà loài người tạo ra để tiêu diệt chúng. Vi khuẩn luôn biến đổi nhanh chóng để thích nghi và tồn tại ở môi trường mới.

Nguyên nhân gây lên tình trạng  kháng kháng sinh:

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh đang rất lo ngại hiện nay, tuy nhiên có thể tổng kết ở những nguyên nhân chính sau:

    Nguyên nhân  thứ nhất, đó là dùng quá nhiều kháng sinh kể cả cho những trường hợp không cần thiết. Tỷ trọng dùng kháng sinh ở Việt Nam là tương đối lớn. Theo thống kê, tỷ lệ dùng thuốc kháng sinh ở các bệnh viện ở nước ta cao hơn khoảng gấp 3 lần, thậm chí cao gấp 10 lần so với bệnh viện cùng cấp, cùng số lượng giường bệnh so với các nước đang phát triển. Theo thông tin từ WHO, bằng chứng cho thấy 88–97% các cửa hàng bán thuốc kê kháng sinh mà không có đơn thuốc của bác sĩ mặc dù điều này đã bị cấm theo luật pháp Việt Nam.

    Nguyên nhân thứ hai là đã dùng nhiều kháng sinh và dùng không hợp lý. Điều này có cả ở cộng đồng và ngoài cộng đồng cùng với sự không hợp lý của cán bộ y tế từ liều dùng, sự phối hợp kháng sinh, thời gian dùng… Khi sử dụng không hợp lý dẫn đến sự kháng kháng sinh xảy ra ngày càng nhiều. Một nghiên cứu tiến hành tại các bệnh viện Việt Nam cho thấy một phần ba số bệnh nhân nội trú đã sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý trong quá trình nhập viện. Điểm tồn tại lớn nhất trong sử dụng kháng sinh hiện nay là sử dụng trong trường hợp chưa có biểu hiện của nhiễm khuẩn. Chúng ta lẫn lộn giữa nhiễm vi rút và nhiễm vi khuẩn, vì thế chúng ta mắc sai lầm là chúng ta điều trị bao vây hơn là điều trị theo đúng mục tiêu.

    Nguyên nhân thứ ba nữa là đã dùng rồi, nếu phải dùng điều trị quyết liệt có nhiễm khuẩn thực sự thì chúng ta lại e ngại liều dùng về mặt tác dụng phụ, tức là e ngại con có uống nhiều kháng sinh quá hay không, nên liều chúng ta tự gia giảm. Ví dụ bác sĩ cho uống 3 lần/ ngày, chúng ta chỉ cho uống 2 lần sáng tối và bỏ luôn liều ở giữa, khi các cháu đỡ một chút, chúng ta lại tự cắt kháng sinh sớm. Vì thế, tồn tại hiện nay là chúng ta có dùng kháng sinh, nhưng tại sao hiệu quả lại không được như mình mong muốn và tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng cao “đơn giản vì chúng ta đã tôi luyện vi khuẩn trong một môi trường không đúng cách chúng ta dùng nó không đúng cách” – PGS-TS Hoàng Anh nói.

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay:

   Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động với sự xuất hiện của loại siêu vi khuẩn kháng tất cả loại thuốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp Việt Nam vào da­nh sách các quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Điều đáng nói là thói quen tự ý mua và sử dụng thuốc của nhiều người dân khiến tình trạng này ngày càng trầm trọng.

   Kháng kháng sinh là mối đe dọa sức khỏe cộng động trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuốc sống của người dân và sự phát triển tổng thể, bền vững của cả một quốc gia. Việt Nam là một trong những các quốc gia, trong những năm gần đây đã phải chứng kiến mối đe dọa ngày càng gia tăng của kháng kháng sinh, do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cấp của hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong nuôi trồng thủy sản, trong chăn nuôi và trong cộng đồng.

   Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động với sự xuất hiện của loại siêu vi khuẩn kháng tất cả loại thuốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp Việt Nam vào da­nh sách các quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Điều đáng nói là thói quen tự ý mua và sử dụng thuốc của nhiều người dân khiến tình trạng này ngày càng trầm trọng.

   Kháng kháng sinh là mối đe dọa sức khỏe cộng động trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuốc sống của người dân và sự phát triển tổng thể, bền vững của cả một quốc gia. Việt Nam là một trong những các quốc gia, trong những năm gần đây đã phải chứng kiến mối đe dọa ngày càng gia tăng của kháng kháng sinh, do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cấp của hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong nuôi trồng thủy sản, trong chăn nuôi và trong cộng đồng. Kháng kháng sinh là mối đe dọa sức khỏe cộng động trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuốc sống của người dân và sự phát triển tổng thể, bền vững của cả một quốc gia. Việt Nam là một trong những các quốc gia, trong những năm gần đây đã phải chứng kiến mối đe dọa ngày càng gia tăng của kháng kháng sinh, do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cấp của hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong nuôi trồng thủy sản, trong chăn nuôi và trong cộng đồng.

Làm sao để hạn chế vi khuẩn kháng thuốc?

  Sự kháng thuốc kháng sinh xét về bản chất là do việc sử dụng kháng sinh không đúng gây ra. Theo những quan điểm tiến hoá, sự kháng thuốc sẽ xảy ra dần dần, vì vi khuẩn phải có thời gian để đột biến. Nhưng chính sự sử dụng kháng sinh không đúng đã làm cho hiện tượng đột biến xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn và thời gian kháng thuốc sẽ ngắn dần. Để phòng ngừa kháng kháng sinh, ngoài sự quy chuẩn của y tế, thì chính bản thân người bệnh là những người quyết định đến vận mệnh chống nhiễm trùng của mình nhất.

Để tránh tình trạng  kháng kháng sinh người dân không được lạm dụng thuốc kháng sinh như một thuốc thông thường. Theo tổ chức y tế thế giới khuyến cáo “khi phải sử dụng kháng sinh, tốt nhất là điều trị bệnh theo kết quả của kháng sinh đồ”, trong trường hợp chưa hoặc không có kết quả của kháng sinh đồ thì có thể sử dụng kháng sinh theo các nguyên tắc sau:

1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xác định được có nhiễm khuẩn hay không?

2. Phải chọn đúng loại kháng sinh Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả.

3. Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. Ðặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận, chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ thẩm quyền cho sử dụng kháng sinh.

4. Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách.

5. Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày.

6. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết.

7. Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý. Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm.

BSCKI. Hồ Thị Phi Nga – Trưởng khoa Hóa sinh – vi sinh

Sau sự việc vi khuẩn E.Coli gây dịch bùng phát làm nhiều người mắc và một số người tử vong tại các quốc gia châu Âu – nơi có nền y học phát triển đã đặt ra một câu hỏi tại sao vi khuẩn tưởng chừng dễ bị tiêu diệt bởi kháng sinh này lại có thể kháng thuốc?

Kháng sinh là thuốc tấn công vào cơ thể vi khuẩn nhằm mục đích tiêu diệt. Nó như một vũ khí ngăn chặn sự sống của loài vi sinh vật này. Nhưng ngày nay, càng có nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc và ngày càng có nhiều thuốc bị kháng. Tại sao vi khuẩn lại có khả năng nhận ra thuốc kháng sinh và kháng lại?

Thuốc kháng sinh là một thuốc duy nhất có công hiệu có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Nó đã cứu được hàng triệu triệu người trên thế giới. Tuy nhiên, vấn nạn kháng thuốc kháng sinh đang trở thành một vấn đề đau đầu, nhức nhối và thời sự, WHO phải lên tiếng cảnh báo rằng phải hành động ngay hôm nay nếu không ngày mai sẽ không có thuốc.

Kể từ khi xuất hiện một trường hợp kháng thuốc kháng sinh đầu tiên vào năm 1947, nạn vi khuẩn kháng lại kháng sinh đã lan rộng. Sự lan rộng của kháng thuốc kháng sinh không chỉ về mặt địa lý, mà còn cả về mặt chủng loại vi khuẩn và loại thuốc bị kháng.

Nguyên nhân kháng thuốc kháng sinh là gì

Ngày càng có nhiều loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc

Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh đã lan từ vùng này sang vùng khác, khiến nó trở thành một vấn đề toàn cầu. Không chỉ các quốc gia kém phát triển và vệ sinh nghèo nàn mới có hiện tượng kháng thuốc kháng sinh mà ngay cả các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức… cũng có sự kháng lại kháng thuốc kháng sinh.

Ngày càng có nhiều chủng loại vi khuẩn kháng thuốc. Ban đầu chỉ có một loại vi khuẩn kháng thuốc là vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Nhưng ngày nay đã có nhiều loài vi khuẩn có đặc tính này như trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa, vi khuẩn kỵ khí gram dương như Clostridium spp, vi khuẩn viêm màng não Neisseria meningitidis, phế cầu khuẩn…

Sự kháng lại thuốc kháng sinh của vi khuẩn về cơ bản là do gen. Tức là vi khuẩn “tự nhiên” có những gen kháng thuốc trong tế bào. Nhờ có gen kháng thuốc mà vi khuẩn có đủ năng lực chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Và nhờ đó mà chúng có thể tồn tại và tiếp tục gây bệnh. Vấn đề là ở chỗ, làm thế nào mà vi khuẩn có được gen kháng thuốc này?

Như trên đã nói, sự kháng thuốc có thể nói rằng về cơ bản do xuất hiện các gen kháng thuốc. Nhưng không phải “tự nhiên” mà vi khuẩn có được mẩu gen nguy hại này. Việc có được gen kháng thuốc là do một trong nhiều cách thức sau đây:

Thứ nhất là do đột biến, tức là chính thuốc kháng sinh đã làm đột biến hệ vật chất di truyền của vi khuẩn làm cho hệ vật chất này bị biến đổi. Cụ thể, DNA của vi khuẩn đã bị biến đổi. Sự biến đổi này theo hướng kháng lại thuốc kháng sinh và gen bị biến đổi này được gọi là gen kháng thuốc.

Nguyên nhân kháng thuốc kháng sinh là gì

Với những vi khuẩn kháng thuốc, thuốc không có gì đáng sợ cả

Không phải là dễ dàng mà vi khuẩn có được sự đột biến này. Sự đột biến chỉ xảy ra khi thuốc được dùng với liều lượng không quy chuẩn và vi khuẩn có thể sống sót sau đợt điều trị. Những “con” vi khuẩn sống sót này sẽ nhận biết, cảm hoá và biến đổi DNA để chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Và thế là gen kháng thuốc được tạo thành. Về cơ bản, đây là cách thức chủ yếu nhất tạo ra kháng thuốc. Tuy nhiên, sự đột biến tự thân của vi khuẩn chưa phải là cách chủ đạo gây ra sự kháng thuốc lan nhanh.

Thứ hai là do sự lai tạo của dòng vi khuẩn động vật với vi khuẩn trên người. Tức là vi khuẩn gây bệnh trên người có được gen kháng thuốc là do tiếp nhận được những gen kháng thuốc từ hệ vi khuẩn trên động vật. Quá trình này diễn ra theo trình tự: Ban đầu, vi khuẩn bám trụ trên động vật kháng thuốc. Sau đó, vì một lý do nào đó, chúng thâm nhập vào cơ thể người.

Những vi khuẩn bị đột biến này sẽ truyền tải gen kháng thuốc theo cơ chế chuyển gen cho vi khuẩn trên người. Vật mang gen kháng thuốc từ vi khuẩn động vật sang vi khuẩn người là một “bán sinh thể sống” có tên gọi là plasmid. Kết quả là vi khuẩn có khả năng kháng thuốc.

Thứ ba là có sự chuyển đổi gen kháng thuốc giữa những vi khuẩn trên lãnh thổ quốc gia này sang lãnh thổ quốc gia khác thông qua những chủ thể người đi du lịch. Ban đầu, những người đi du lịch có những vi khuẩn kháng thuốc. Họ đi sang một quốc gia khác, mang theo luôn cả loại vi khuẩn này.

Những vi khuẩn này sẽ truyền gen kháng thuốc cho những vi khuẩn lành ở quốc gia bị tạp nhiễm. Kết quả cuối cùng là tạo ra một dòng vi khuẩn kháng thuốc ở chính quốc gia thứ hai này và từ đó có thể làm nạn kháng thuốc lan ra toàn cầu.

Xét dưới góc độ tế bào, hạt nhân giúp vi khuẩn kháng thuốc ấy chính là các gen kháng thuốc trong bộ vật chất di truyền DNA. Những gen kháng thuốc sẽ giúp vi khuẩn chống lại thuốc theo một trong 4 phương thức: tránh sự xâm nhập kháng sinh vào tế bào, tổng hợp các enzym bất hoạt hoặc phân huỷ kháng sinh, thay đổi con đường chuyển hoá và bơm thải kháng sinh ra khỏi tế bào.

Nguyên nhân kháng thuốc kháng sinh là gì

Cần phải nghiên cứu để đảm bảo có thuốc trừng trị lại vi khuẩn gây bệnh

Một trong các phương thức chủ yếu đó là vi khuẩn tổng hợp ra các enzym bất hoạt hoặc phân huỷ kháng sinh. Khi mà các enzym được tổng hợp ra thì chúng sẽ phân huỷ hoặc biến đổi thuốc kháng sinh thành những “mảnh” không có tác dụng. Ví dụ điển hình là enzym ß-lactamase trong tụ cầu vàng có tác dụng phân huỷ kháng sinh dòng ß-lactamam như penicillin, piperacillin, cefotaxime; enzym chuyển acetyl làm biến đổi thuốc kháng sinh chloramphenicol.

Cơ chế thứ hai khá thông dụng đó là gen kháng thuốc giúp vi khuẩn thay đổi chuyển hoá theo hướng không sử dụng kháng sinh trong sinh trường. Dù có hay không có kháng sinh thì vi khuẩn cũng không bị tiêu diệt. Đây là hiện tượng hay gặp khi vi khuẩn chống lại các kháng sinh dòng sulphonamide, quinolon, macrolid.

Không chỉ có thế, các vi khuẩn còn có khả năng thải trừ kháng sinh ra khỏi tế bào. Sự kháng thuốc kháng sinh của trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa là một ví dụ điển hình của hình thức kháng lại kháng sinh theo cơ chế này.

Nghiên cứu về tốc độ kháng thuốc người ta thấy, tỷ lệ kháng thuốc vào cỡ 10-9 vi khuẩn trong cộng đồng vi sinh vật. Tỷ lệ này tương đương với các tỷ lệ đột biến di truyền tự nhiên. Nhưng sự kháng thuốc thì không nhỏ như thế mà nhanh hơn rất rất nhiều lần. Đó là nhờ sự hoạt động của các gen kháng thuốc theo các cơ chế như trên.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/