Vì sao không nên cho trẻ ăn bột quá sớm

Cập nhật: 07/06/2019 12:36 | Người đăng: Lường Toán

Nhiều phụ huynh cho rằng cho trẻ ăn dặm sớm giúp trẻ mau lớn và cứng cáp hơn. Vậy thực hư về việc bé ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi có thực sự tốt không. Hãy cùng lắng nghe các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ về vấn đề này.

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm không?

Hiện nay có không ít bố mẹ cho con ăn dặm sớm với mong muốn giúp con khỏe mạnh, cứng cáp và bụ bẫm hơn. Nhiều người thậm chí còn không dừng những bột ăn dặm bán sẵn mà dùng gạo xay thành bột và nấu với khẩu phần dinh dưỡng riêng với suy nghĩ nó sẽ an toàn, bổ dưỡng và dễ tiêu hóa cho trẻ.

Vì sao không nên cho trẻ ăn bột quá sớm
Cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không?

Vậy cho trẻ ăn dặm sớm có sao không? Các bác sĩ nhi khoa đã khuyến cáo, trẻ em tròn 6 tháng tuổi tính từ lúc chào đời mới là độ tuổi ăn dặm thích hợp nhất. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ trong 6 tháng đầu đời còn rất non nớt, không thể tiêu hóa những đồ ăn dặm quá sớm. Đó là điều dễ hiểu khi các mẹ thấy bé hay bị rối loạn tiêu hóa, nôn trớ và biếng ăn hơn.

Thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược Hồ Chí Minh khuyên các bà mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Tiếp theo nên cho trẻ ăn dặm bổ sung như vẫn tiếp tục bú mẹ cho đến ít nhất 24 tháng tuổi. Sữa mẹ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của trẻ, ngoài phòng ngừa những bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường ruột thì sữa mẹ còn giúp trẻ phòng tránh những bệnh về tiêu chảy.

Thông tin này chắc hẳn sẽ giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc về cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không? Nếu băn khoăn về những tác hại từ việc ăn dặm sớm thì tham khảo thông tin bên dưới nhé.

Tham khảo thêm:

Vậy cho trẻ ăn dặm sớm có tác hại gì?

Suy dinh dưỡng

Một trong những sai lầm của các bậc làm cha mẹ hiện hay đó chính là cho trẻ ăn dặm sớm và cai sữa sớm. Khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi.

Giai đoạn đầu khi mới cho trẻ ăn dặm, bố mẹ sẽ thấy bé rất yếu thích. Đó là lý do mà bố mẹ luôn có suy nghĩ trẻ ăn dặm càng sớm càng tốt, càng quen dần với thức ăn. Tuy nhiên, sau một thời gian trẻ sẽ có biểu hiện chán ăn. Mặc dù trong trẻ rất bụ bẫm nhưng vẫn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bởi ăn bột khiến trẻ no lâu hơn, làm giảm cảm giác thèm bú. Bột có thành phần chủ yếu là tinh bột và một số dưỡng chất khác nhưng không thể giàu chất dinh dưỡng như sữa để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Biểu hiện là trẻ trông rất bụ bẫm nhưng có thể bị còi xương và suy dinh dưỡng do thiếu chất.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Nhiều trường hợp trẻ ăn dặm sớm còn gặp nhiều vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón. Khi hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được hoàn thiện mà phải xử lý những thực phẩm khó tiêu như tinh bột thì rất dễ bị ảnh hưởng về đường tiêu hóa. Đó là lý do mà trẻ ăn dặm sớm rất dễ bị nôn trớ tiêu chảy hoặc táo bón.

Khi được 6 tháng bắt đầu cho trẻ ăn dặm bột, sau đó mới cho trẻ ăn những loại thức ăn như rau xanh, thịt, cá xay nhuyễn với một vài giọt tinh dầu thực vật. Mỗi lần ăn không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Mà có thể tăng dần từ 50ml đến 80ml và 100ml dung dịch thức ăn dặm mỗi lần. Ngoài ra phụ huynh hãy theo dõi những phản ứng của bé trong  trường hợp trẻ bị dị ứng một số thực phẩm. Ngoài ra bạn cần theo dõi những biểu hiện của phân về rối loạn tiêu hóa hay không. Từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Hại thận

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc cho trẻ ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì không thì thận chính là cơ quan bị tác động đáng kể. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết với trẻ dưới 4 tháng tuổi, tuyến nước bọt không tiết ra đủ enzym để tiêu hóa thức ăn. Do vậy khi ăn dặm quá sớm khiến thức ăn không được tiêu hóa hết, gây hại cho thận.

Vì sao không nên cho trẻ ăn bột quá sớm
Trẻ ăn dặm sớm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

Một vài nghiên cứu khác cho thấy trẻ dưới 6 tháng tuổi thường gặp nhiều khó khăn khi phải tiêu hóa các chất béo. Khi mà không được tiêu hóa hết thì nó sẽ được bài tiết ra ngoài cơ thể theo phân. Do vậy nếu cho trẻ ăn quá sớm những thực phẩm như trứng, sữa, thịt bò có chứa nhiều protein thì ảnh hưởng đến chức năng của thận khi nó phải làm việc quá tải.

Nguy cơ bị béo phì

Với những trẻ 5, 6 tháng tuổi trẻ mới biết quay mặt đi hoặc nhả đồ ăn ra ngoài khi không muốn ăn. Còn  những trẻ dưới 4 tháng tuổi thường chưa biết từ chối thức ăn. Đây chính là lý do mà các mẹ thấy việc cho trẻ ăn độ tuổi này khá nhàn. Việc cho trẻ ăn nhiều sẽ dẫn đến việc trẻ bị thừa cân sau này. Do vậy bố mẹ cần lưu ý đến việc cho trẻ ăn dặm sớm để phòng tránh nguy cơ bị béo phì sau này.

Dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm

Vì sao không nên cho trẻ ăn bột quá sớm
Những dấu hiệu cho thấy trẻ muốn ăn dặm

Thông thường cho trẻ ăn dặm bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên mỗi trẻ có một đặc điểm và tốc độ phát triển khác nhau. Do vậy việc quan tâm đến những dấu hiệu ăn dặm của trẻ là rất cần thiết để giúp trẻ có chế độ dinh dưỡng phù hợp độ tuổi:

  • Sau khi đã được bú no nhưng trẻ vẫn còn khóc và đòi bú thêm
  • Trẻ có biểu hiện không muốn đợi đến lần bú kế tiếp mà mút tay hoặc cay cáu kỉnh
  • Trước trẻ hay ngủ đêm nhưng gần đây lại thấy trẻ hay thức dậy ban đêm và đòi bú
  • Những giấc ngủ ban ngày của trẻ cũng thất thường hơn, ngủ hay tỉnh giấc hoặc thức dậy rất nhanh sau khi vừa chợp mắt.
  • Khi cho trẻ ăn thấy trẻ rất hào hứng và muốn đưa tay với lấy thức ăn để cầm.
  • Độ tuổi trẻ ăn dặm có thể là trước hoặc sau 6 tháng. Tuy nhiên độ tuổi ăn dặm sớm nhất được các chuyên gia khuyến cáo là khoảng 17 tuần.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề xung quanh việc cho trẻ ăn dặm sớm để chăm sóc sức khỏe của bé yêu tốt hơn, phòng tránh những tác động nguy hiểm. Chúc con luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện mỗi ngày. Hãy đồng hành cùng caodangyduochochiminh.vn mỗi ngày để cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn nhé.

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết,ở giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, chưa có đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa còn ít, đặc biệt là chưa có men amylase để tiêu hóa tinh bột. Vì thế nếu ăn dặm sớm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đầy bụng, đi ngoài phân lổn nhổn, mùi chua do không tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn ngoài sữa.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ ăn bổ sung quá sớm có thể ít bú sữa mẹ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển. Bé ăn dặm sớm cũng tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.

Ăn bổ sung là hình thức bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Theo khuyến nghị của WHO, thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm là tròn 6 tháng tuổi. Hiện nay nhiều người quan niệm cho ăn bổ sung sớm trẻ sẽ cứng cáp hơn và không bị đói. Vì vậy, nhiều bé đã được cho ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí từ tháng tuổi thứ 3. Điều đó ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng.Nhiều bé được bố mẹ đưa đến Viện Dinh dưỡng khám do tiêu chảy kéo dài.

Vì sao không nên cho trẻ ăn bột quá sớm

Ngược lại, trẻ ăn bổ sung muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu sẽ chậm tăng cân. Trẻ có nguy cơ thiếu vi chất như thiếu máu do thiếu sắt, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ.

Phó giáo sư Lâm khuyến cáo trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là tốt nhất. Ngoài 6 tháng mới nên cho ăn bổ sung. Trong trường hợp mẹ phải đi làm khi con mới 4 tháng tuổi, mẹ có thể tận dụng nguồn sữa mẹ bằng cách cho con bú trước khi đi làm, buổi trưa tranh thủ về cho bú, tăng cường bú ban đêm hoặc vắt sẵn sữa để lại nhà cho bé. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ thì mới cho bé ăn sữa công thức.

Cho trẻ ăn dặm phải tuân thủ nguyên tắc ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, ban đầu chỉ nên ăn 2 bữa một tuần sau đó tăng dần một bữa một ngày rồi 2 bữa một ngày và tập làm quen với thức ăn mới.Trẻ mới tập ăn bột thì bữa đầu tiên có thể ăn bột sữa hoặc bột thịt đều được.

Nếu trẻ ăn bột sữa, sau khi quấy chín bột để bớt nóng, mẹ khuấy thêm sữa vào cho trẻ ăn. Bé ăn bột thịt hay trứng, mẹ cho thêm một quả trứng gà hoặc 10 g thịt vào nấu lẫn bột. Khi trẻ quen thì tăng lên 2 thìa cà phê thịt (khoảng 20 g) hoặc một quả trứng.

Để bổ sung canxi, từ tháng thứ 6 bé có thể ăn được hải sản. Khi bé bắt đầu ăn, chỉ cần một thìa cà phê thịt cá hay tôm xay nhỏ, sau đó mới tăng dần lên. Từ 7 tháng tuổi, bé ăn được tất cả thực phẩm giống người lớn, chỉ khác về số lượng và cách chế biến. Tôm là thức ăn giàu đạm và canxi. Từ tháng thứ 7 trở đi các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển.

Giai đoạn này bát bột của trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột - đường (có trong tinh bột gạo), đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua), chất béo (dầu, mỡ), vitamin và khoáng (trong các loại rau, củ).

Phương Trang