Nguyên nhân nào làm cho trái đất nóng lên

Sự thay đổi của khí hậu trên trái đất có liên quan với sự sống và sản xuất của con người. Trong 100 năm qua, xu thế nóng lên của trái đất ngày càng thể hiện rõ nét, gây quan ngại lớn trong giới nghiên cứu khí hậu trên toàn cầu.

Nguyên nhân nào làm cho trái đất nóng lên

Vậy, những nguyên nhân nào làm cho trái đất nóng lên và những hậu quả của trái đất nóng lên?

Những nguyên nhân khiến trái đất càng ngày càng nóng lên

Nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu thường được phân thành 2 loại – các nguyên nhân tự nhiên và các nguyên nhân nhân tạo.

Nguyên nhân tự nhiên

Nguyên nhân tự nhiên của sự nóng lên toàn cầu bao gồm việc phát thải khí mêtan (khí mêtan là 1 loại khí nhà kính giữ nhiệt) với số lượng lớn từ Bắc cực và các vùng đất ẩm ướt.

Những tro bụi khi núi lựa phun trào với khối lượng hàng tấn cũng là một trong những nguyên nhân góp phần nóng lên toàn cầu.

Trái đất nóng lên dẫn đến nhiệt độ bề mặt trái đất tăng làm băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan ra. Khi băng tan ra làm lộ lớp băng CO2 vĩnh cửu, lớp băng CO2 vĩnh cửu này sẽ tham gia vào quá trình tuần hoàn CO2 trên trái đất trong khi cây xanh trên trái đất ngày càng ít không đủ để điều hóa lượng khí CO2 ngày càng nhiều lên này dẫn đến trái đất càng ngày càng nóng lên

Nguyên nhân nhân tạo

Nguyên nhân nhân tạo chính là các nguyên nhân do con người gây ra đối với sự nóng lên toàn cầu. Những nguyên nhân này được gây ra do các hoạt động của con người lên môi trường tự nhiên. Trái đất nóng lên nguyên nhân chủ yếu là do con người gây ra.

Quá trình công nghiệp hóa

Trong quá trình công nghiệp hóa sinh ra hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỷ xe cộ dùng nguyên liêu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khi CO2. Khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt trái đất.

Các hiệu ứng nhà kính

Các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống trái đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh

Rừng bị tàn phá

Theo tự nhiên khí CO2 sẽ được cây xanh quang hợp để tái tạo ra Oxy nhưng do rừng bị tàn phá càng ngày càng nhiều nên không đủ cây xanh để phân giải CO2 làm cho trái đất cũng càng ngày càng nóng.

Rừng bị tàn phá hết khiến ánh nắng mặt trời chiếu xuống trái đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên chiếu trực tiếp xuống mặt đất, hình thành những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng giữ nước nên xảy ra lũ lụt tới mùa khô thì hết nc nên hạn hán.

Tất cả các nguyên nhân trên làm tăng nhiệt độ bề mặt trái đất nên làm băng ở 2 cực trái đất tan ra, làm lộ ra lớp băng CO2 vĩnh cửu, và nó sẽ tham gia vào quá trình tuần hoàn của CO2 trên trái đất cứ như thế và nhiệt độ trái đất ngày càng ngày càng tăng lên.

Cho tới bây giờ thì con người không còn khả năng khắc phục nữa. Nếu cắt toàn bộ lượng Co2 đang có trên trái đất đi thì cũng không thể khắc phục đc hậu quả của nó. Và tới bây giờ cứ khoảng 100 năm thì nhiệt độ trái đất tăng lên 2độ.

Hậu quả của việc trái đất càng ngày càng nóng lên

Các ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu là từ sự dâng cao mực nước biển đến sự tuyệt chủng của một số loài thực vật và động vật. Về cơ bản, sự nóng lên toàn cầu có nghĩa là sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái Đất. Sự gia tăng nhiệt độ này sẽ kích hoạt một loạt các sự kiện có thể gây ra rất nhiều huỷ hoại đối với hành tinh.

Thay đổi mực nước biển toàn cầu

Khi nhiệt độ tăng lên, lớp băng trên hành tinh sẽ bắt đầu tan chảy. Nước từ các sông băng tan chảy sẽ chảy về các đại dương, làm tăng mực nước biển. Hơn một thế kỷ qua, mực nước biển đã tăng lên 4-8 inch, và vào năm 2100, nó sẽ tăng lên đến 35 inch.

Một sự tăng thêm nhiệt độ toàn cầu là 2 độ sẽ dẫn đến sự tan chảy hoàn toàn của núi băng Greenland, sẽ làm cho mực nước biển tăng đến 5-6 mét. Một sự gia tăng như thế sẽ làm cho nhiều vùng thấp, như vùng bờ biển Vịnh Hoa Kỳ và Bangladesh, cũng như các đảo, như Lakswadweep, sẽ chìm dưới nước. Nếu toàn bộ các dải băng Nam Cực tan chảy, mực nước biển toàn cầu dự kiến sẽ tăng 10,5 mét.

Thay đổi mạnh mẽ các mô hình khí hậu

Sự nóng lên toàn cầu sẽ làm thay đổi mô hình khí hậu của hành tinh. Đối với lượng mưa, nó sẽ tăng ở các vùng xích đạo, vùng cực và các vùng cận cực và giảm ở các vùng á nhiệt đới (subtropic). Sự thay đổi mô hình lượng mưa này sẽ gây ra hạn hán ở một số vùng, trong khi lũ lụt ở các vùng khác.

Sự nóng lên của khí quyển sẽ làm tăng nhiệt độ của nước biển, và nước sẽ tiếp tục được làm nóng trong một vài thế kỷ. Nước nóng sẽ thường xuyên dẫn đến các thiên tai như bão, cuồng phong.

Nói chung, hành tinh sẽ chịu các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đặc trưng bởi lũ lụt và hạn hán, các đợt nắng nóng và các đợt lạnh, và các cơn bão khắc nghiệt như bão và lốc xoáy.

Sự tuyệt chủng của động thực vật lan rộng

Sự tăng nhiệt độ toàn cầu cũng sẽ ngăn cản tính đa dạng sinh học phong phú của các hệ sinh thái. Theo Ủy ban Liên chính phủ về (IPCC), việc tăng nhiệt độ toàn cầu bằng 1,5-2,5 độ sẽ làm cho 20-30 phần trăm của các loài dễ bị tuyệt chủng, trong khi tăng khoảng 3,5 độ sẽ làm cho 40-70 phần trăm loài dễ bị tuyệt chủng.

Biến đổi khí hậu sẽ làm mất môi trường sống cho nhiều loài động vật như gấu Bắc cực và ếch nhiệt đới. Quan trọng hơn, bất kỳ sự thay đổi trong mô hình khí hậu nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến các mô hình di cư của các loài chim khác nhau. Các mô hình bất thường của lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến động vật và con người như nhau.

Sự nóng lên toàn cầu và con người

Đối với con người, sự nóng lên toàn cầu sẽ tác động đến việc cung cấp nước và thực phẩm cũng như các điều kiện y tế của chúng ta. Thay đổi về lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cơ bản như nông nghiệp, sản xuất điện vv… Tăng nhiệt độ của nước biển sẽ cản trở các hoạt động thủy sản.

Sự thay đổi đột ngột các mô hình khí hậu sẽ có tác dụng nguy hại vào cơ thể con người, đó là sẽ không thể chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt, mà dấu hiệu của các điều kiện khác nghiệt này có thể thấy ở dạng các đợt nóng và lạnh thường xuyên. Sự gia tăng thiên tai như bão, sẽ dẫn đến các hệ quả nặng nề cho con người.

Các bệnh truyền nhiễm sẽ tăng lên đến một mức độ to lớn vì các côn trùng truyền bệnh sẽ thích nghi với ẩm ướt, điều kiện nóng. Nhiều người sẽ chết vì suy dinh dưỡng vì sản xuất lương thực sẽ giảm do hạn hán và lũ lụt thường xuyên.

Đây là những chỉ là một vài trong số rất nhiều các nguyên nhân và ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu. Nhiều người tranh luận rằng sự nóng lên toàn cầu mà là một quá trình chậm chạp, và sẽ mất nhiều thế kỷ cho tất cả các tác động tàn phá này diễn ra.

Nhưng họ quên rằng các yếu tố gây nóng lên toàn cầu đang tăng một cách nhanh chóng. Tỷ lệ mà chúng ta đang góp phần vào sự nóng lên toàn cầu đã tăng lên đáng kể và dự kiến sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn trong tương lai.

Chúng ta đã gây ra quá đủ các thiệt hại, và vì thế đã đến lúc, chúng ta cần hiểu các nguyên nhân, ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu và tác hại của nó đối với tương lai và thi hành một số giải pháp chống lại sự nóng lên toàn cầu sớm nhất.

Chúng ta có thể không còn sống để đối mặt với những hậu quả đáng sợ của sự nóng lên toàn cầu, nhưng nếu chúng ta không hành động nhanh, thì sẽ là thế hệ tương lai của chúng ta sẽ phải gánh chịu.

Theo HOIVISAO

Tags: Biến đổi khí hậu

Trái Đất nóng lên hay gọi được gọi là hiện tượng nóng lên toàn cầu đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Việc Trái Đất nóng lên gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều sinh vật và sự sống trên hành tinh. Để hiểu như thế nào là hiện tượng nóng lên toàn cầu và những nguyên nhân gây ra nó là gì. Hãy cùng Tuychon.vn tham khảo bài viết sau đây nhé.

1/ Hiện tượng Trái Đất nóng lên

Đây là hiện tượng mà nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo quan sát trong các thập kỷ gần đây.

Sự thay đổi về nhiệt độ ngày càng rõ rệt, con người cũng đang và đang nhận ra những tác động rõ ràng của hiện tượng nóng lên của Trái Đất. Và dĩ nhiên những hậu quả gây ra là không thể lường trước được.

2/ Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiệt độ của Trái Đất ngày càng tăng. Trong đó nguyên nhân chính yếu đến từ chính con người và những hoạt động của con người.

Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

Sự phát triển kinh tế

Sự phát triển kinh tế của con người bao gồm cả quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Sự phát triển nhanh kéo theo đó hàng loạt những hậu quả nghiêm trọng điển hình chính là ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

Nguyên nhân nào làm cho trái đất nóng lên
Sự ô nhiễm từ các hoạt động của con người

Rác thải không được xử lý đúng cách nằm chất đống tại các khu tập kết và bắt đầu phân hủy không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn làm sản sinh một lượng lớn CO2. Dẫn đến nhiệt độ Trái Đất tăng theo không ngừng.

Các hoạt động của nhà máy, xí nghiệp, khói bụi từ các phương tiện giao thông phần lớn sinh ra chất thải đó chính là CO2. Sự có mặt một lượng CO2 quá nhiều trong không khí chính  là nguyên nhân khiến cho nhiệt độ trái đất nóng lên từng ngày.

Hiệu ứng nhà kính

Khái niệm này được dùng để chỉ những hiệu ứng làm cho không khí Trái Đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của mặt trời, mặt đất hấp thu và nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển. CO2 hấp thu những bước sóng này và làm không khí nóng lên.

Nguyên nhân nào làm cho trái đất nóng lên
Hiệu ứng nhà kính gây ảnh hưởng đến nhiệt độ Trái Đất

Hiệu ứng này được tạo ra từ chính những hoạt động của con người. Điển hình đó chính là quá trình phát triển của con người.

Bên cạnh đó thì hiệu ứng nhà kính cũng chính là nguyên nhân dẫn đến thủng tầng ozon. Những vùng đất thủng tầng ozon sẽ bị sa mạc hóa, sinh vật không phát triển được và dần dần sẽ phá hủy hệ sinh thái ở những khu vực này.

Xem thêm: Môi trường tự nhiên là gì và vai trò của môi trường trong đời…

Việc khai thác và phá hủy rừng một cách quá mức

Như chúng ta đã biết sự gia tăng lượng CO2 quá nhiều trong không khí chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự nóng lên toàn cầu. Cây xây chính là nơi hấp thụ CO2 để sản sinh ra O2 nhờ quá trình quang hợp.

Việc rừng bị tàn phá để phục vụ cho những hoạt động khai thác của con người nên hiện nay lượng cây xây đủ để phân giải CO2 đang dần ít đi khiến Trái Đất nóng lên từng ngày. Bên cạnh đó thì việc mất đi một lượng lớn rừng còn khiến cho Trái Đất mất đi một tầng che chắn. Ánh nắng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất khiến những vùng đất này dần mất đi sự sống.

Ngoài ra thì còn rất nhiều nguyên nhân khác như việc ử dụng nhiên liệu hóa thạch, sự phun trào của núi lửa, sự phân hủy xác của các loài động thực vật cũng đã và đang góp phần làm tăng dần nhiệt độ Trái Đất.

Xem thêm: Ô nhiễm không khí là gì? nguyên nhân và ảnh hưởng như thế nào?

3/ Những ảnh hưởng của việc Trái Đất nóng lên

Sự tăng lên cua nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến đờ sống của con người và cả những loài sinh vật trên Trái Đất.

Tác động đến thời tiết, khí hậu

Nhiệt độ tăng khiến cho băng ở 2 cực của Trái Đất tan chảy, mực nước biển dâng lên ảnh hưởng chung đến sự sống trên toàn cầu. Theo nghiên cứu thì mực nước biển cho đến nắm 2090 có thể sẽ tăng đến 0.59m so với những năm 1980. Điều  này sẽ làm cho các khu vực thấp như đồng bằng, đảo thấp và nhiều khu vực trũng khác bị nhấn chìm.

Nguyên nhân nào làm cho trái đất nóng lên
Băng tan

Ngoài ra thì Trái Đất nóng lên cũng làm tăng cường độ của các cơn bão, tăng độ pH trong các đại dương, hạn hán, lũ lụt, …

Ô nhiễm không khí trầm trọng

Bầu không khí sẽ ngày càng ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe củ con người và sinh vật.

Ảnh hưởng kinh tế

Việc nhiều vùng đất bị sa mạc hóa hoặc nhấm chìm bởi nước biển dâng làm mất đi những nơi trù phú của ngành trồng trọt và chăn nuôi của nhiều quốc gia

Ngoài ra thì còn vô số những hậu quả nghiêm trọng khác như : làm gia tăng mầm bệnh và tỉ lệ bệnh dịch, ảnh hưởng và làm suy thoái hệ sinh thái toàn cầu

Xem thêm: Môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là gì?

Như vậy có thể thấy rằng Trái Đất nóng lên đã và đang tác động tiêu cực đến sự sống của tất cả các loài sinh vật trên toàn cầu. Nếu chúng ta cứ thờ ơ với việc này thì chính chúng ta đang tự đưa mình vào nguy hiểm. Hy vọng rằng qua bài viết mọi người đã hiểu hơn về những nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng này, từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường. Bởi vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính bạn.

Xem thêm: Phân loại rác: rác vô cơ là gì, rác hữu cơ là gì?