Những điểm mới về tinh giản biên chế đối với giáo viên tiểu học từ 1 7 2022

  • 07:32 | Thứ Ba, 29/03/2022
  • Những điểm mới về tinh giản biên chế đối với giáo viên tiểu học từ 1 7 2022
  • Những điểm mới về tinh giản biên chế đối với giáo viên tiểu học từ 1 7 2022
  • Những điểm mới về tinh giản biên chế đối với giáo viên tiểu học từ 1 7 2022

(QBĐT) -  Đội ngũ giáo viên (GV) được xem là yếu tố có tính quyết định để đổi mới giáo dục thành công. Tuy nhiên, vấn đề thiếu GV ở các cấp học đang là thực trạng phổ biến và kéo dài ở nhiều địa phương, trong đó có Quảng Bình. Mặc dù các cơ sở giáo dục, địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp nhưng chưa thể khắc phục, nhất là khi các địa phương vừa phải giải quyết bài toán thiếu GV vừa phải tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế theo lộ trình. Điều đó đặt ra cho ngành Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) và các địa phương cần có những giải pháp mang tính lâu dài để khắc phục tình trạng trên nhằm bảo đảm chất lượng dạy và học. Để hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên Báo Quảng Bình đã có buổi trò chuyện với ông Đặng Ngọc Tuấn, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD-ĐT.

P.V: Thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, ngành GD-ĐT Quảng Bình cũng như nhiều địa phương khác đang đứng trước khó khăn là thiếu GV. Xin ông cho biết cụ thể về vấn đề này?

Ông Đặng Ngọc Tuấn: Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg, ngày 6/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế (trong đó yêu cầu đến năm 2021, mỗi năm, bộ, ngành, địa phương thực hiện giảm 1,5-2% biên chế công chức, biên chế sự nghiệp được giao năm 2015), ngày 4/8/2017, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1389/UBND-NC quy định về định mức biên chế GV, nhân viên trong các đơn vị sự nghiệp GD-ĐT, quy định cụ thể như sau:

Định mức GV: Mỗi lớp/nhóm lớp giảm 0,1 GV so với quy định của Bộ GD-ĐT, cứ 10 lớp/nhóm lớp, giảm 1 GV (ví dụ ở bậc THPT theo quy định của Bộ GD-ĐT là 2,25 GV/lớp, nhưng theo quy định của UBND tỉnh là 2,15 GV/lớp).

Định mức nhân viên: Trong các trường, cơ sở giáo dục phổ thông giảm 1 biên chế so với định mức tối đa theo quy định của Bộ GD-ĐT. Riêng các trường tiểu học có 27 lớp trở xuống đối với vùng trung du, đồng bằng, thành phố và 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT.

Từ năm học 2017-2018 đến nay, để giao biên chế cho ngành GD-ĐT, UBND tỉnh áp dụng quy định định mức trên.

Những điểm mới về tinh giản biên chế đối với giáo viên tiểu học từ 1 7 2022
Thiếu nhân lực nên nhiều GV các trường học phải làm việc quá thời gian quy định, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Ngày 25/11/2021, Bộ Nội vụ có Công văn số 5954/BNV-TCBC về số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Quảng Bình năm 2022, trong đó chỉ đạo từ năm 2021-2025 số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên giảm 10%.

Thực hiện các quy định trên, đến năm học 2021-2022, biên chế ngành GD-ĐT cắt giảm so với quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ, Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT, ngày 12/7/2017 của Bộ GD-ĐT:

Theo quy định của UBND tỉnh, giảm 979 biên chế, trong đó, 788 biên chế GV (mầm non: 211, tiểu học: 350, THCS: 143, THPT: 84) và 191 nhân viên. Theo quy định của Bộ Nội vụ, mỗi năm cắt giảm 2% (năm 2021), năm 2022, cắt giảm 339 biên chế (mầm non: 101, tiểu học: 123, THCS: 73, THPT: 42).

Ngoài ra, năm học 2021-2022, toàn tỉnh tăng 186 lớp, nhóm lớp nhưng chưa được giao biên chế, trong khi 186 lớp tính theo định mức quy định cần 283 biên chế GV.

Như vậy cho đến nay, ngành GD-ĐT Quảng Bình cắt giảm tổng cộng 1.603 biên chế so với quy định, trong đó có 1.412 GV (mầm non: 386 GV, tiểu học: 719, THCS: 200, THPT: 107) và 191 nhân viên trên tổng số nhu cầu là 18.225, chiếm tỷ lệ 8,8%.

P.V: Thực hiện cắt giảm biên chế, ngành GD-ĐT đã gặp những khó khăn và phải nỗ lực như thế nào để bảo đảm hoạt động dạy học, thưa ông?

Ông Đặng Ngọc Tuấn: Thời gian qua, ngành GD-ĐT đã thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế. Ngành đã tập trung đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, GD-ĐT là ngành có tính đặc thù nên để giao biên chế cho ngành thì cần phải có định mức quy định, định mức đó nên căn cứ trên số học sinh, số lớp, hạng trường...

Trên thực tế, khi thực hiện cắt giảm biên chế, ngành GD-ĐT gặp rất nhiều khó khăn. Để thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định, cán bộ quản lý, GV, nhân viên phải làm việc vượt định mức giờ lao động theo quy định, trong khi không có kinh phí để trả thêm giờ vượt định mức; thiếu một số vị trí việc làm nên phải bố trí GV hoặc nhân viên có chuyên môn khác kiêm nhiệm. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định có một số bộ môn mới nhưng hiện nay, các trường, các địa phương chưa tuyển dụng, chưa chuẩn bị được đội ngũ để đảm nhận những bộ môn mới này…

Trước những khó khăn đó, các cơ sở giáo dục, địa phương đã có một số giải pháp, như: Dồn lớp, tăng số học sinh/lớp vượt quá quy định của Bộ GD-ĐT, bố trí GV dạy liên trường, nhân viên liên trường, có nơi phải bố trí GV dạy chéo chuyên ngành đào tạo, giảm số lượng huy động trẻ vào nhà trẻ. Nhiều đơn vị không bổ nhiệm chức danh phó hiệu trưởng hoặc phải bố trí hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trực tiếp đứng lớp vượt định mức giờ quy định và cử GV tham gia các khóa bồi dưỡng để kiêm nhiệm những bộ môn mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018…

P.V: Theo ông, làm thế nào để giải bài toán thiếu GV nhằm bảo đảm chất lượng dạy học?

Ông Đặng Ngọc Tuấn: Cần khẳng định, việc tinh giản biên chế đối với ngành GD-ĐT theo đúng chủ trương là điều phải làm. Vì vậy, các địa phương, các cơ sở giáo dục phải bố trí, sắp sếp cơ cấu GV phù hợp; tiếp tục rà soát, sáp nhập những trường có quy môn nhỏ để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; những vị trí kiêm nhiệm cần cử đi bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu GV và bảo đảm chất lượng giáo dục là hai mặt của một vấn đề dạy học, chất lượng giáo dục khó có thể bảo đảm nếu thiếu GV. Vì vậy, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét không nên cắt giảm biên chế của ngành GD-ĐT một cách cơ học, khi quy mô học sinh, lớp tăng thì phải bổ sung biên chế GV để thực hiện nhiệm vụ dạy học theo tinh thần Nghị quyết số 102/NQ-CP, ngày 3/7/2020 của Chính phủ “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”.

P.V: Xin cảm ơn ông!

Tại phiên giải trình về việc thực hiện chính sách pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ GV mầm non, phổ thông do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức (25/2), Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã làm việc và thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung 27.850 biên chế GV mầm non, phổ thông. Bên cạnh đó, cũng xem xét, bổ sung chính sách tiền lương, phụ cấp nhất là phụ cấp ưu đãi với nhà giáo theo các cấp học.

Nh. V

Luật Giáo dục mới có hiệu lực từ 01/7/2020 theo đó trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên đã được nâng lên tương ứng giáo viên mầm non là cao đẳng sư phạm, giáo viên từ tiểu học đến trung học phổ thông là đại học sư phạm.

Việc Luật mới đã có hiệu lực theo đó sẽ có hàng trăm ngàn giáo viên chưa đạt chuẩn cần phải đào tạo lại hoặc phải sắp xếp bố trí công việc khác phù hợp hoặc phải tinh giản biên chế cho phù hợp.

Giáo viên nào cần phải đào tạo, giáo viên nào sẽ bị tinh giản biên chế là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm.

Mới nhất, ngày 25 tháng 8 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo.

Tại thông tư này quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 nhưng không thuộc đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Những điểm mới về tinh giản biên chế đối với giáo viên tiểu học từ 1 7 2022

(Ảnh minh họa: Lã Tiến)

Đối với giáo viên không đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo

Tại “Điều 3. Sử dụng giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo

1. Trong 02 (hai) năm liên tiếp liền kề trước năm Thông tư này có hiệu lực thi hành, giáo viên có kết quả đánh giá, xếp loại đạt chuẩn nghề nghiệp trở lên hoặc được phân loại, đánh giá viên chức (xếp loại chất lượng viên chức) ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, có đủ sức khỏe thì tiếp tục bố trí công tác giảng dạy cho đến khi nghỉ hưu theo quy định.

2. Trong 02 (hai) năm liên tiếp liền kề trước năm Thông tư này có hiệu lực thi hành, giáo viên có kết quả đánh giá, xếp loại không đạt chuẩn nghề nghiệp và có một năm được phân loại, đánh giá viên chức (xếp loại chất lượng viên chức) ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì không bố trí giảng dạy và được sắp xếp tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để bố trí sang vị trí việc làm khác phù hợp tại cơ sở giáo dục cho đến khi nghỉ hưu theo quy định.

3. Giáo viên không đủ sức khỏe, có nguyện vọng nghỉ hưu, đủ các điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì được nghỉ hưu theo quy định.

4. Giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, tùy vào trường hợp cụ thể có thể thực hiện các quy định về thôi việc và tinh giản biên chế theo các quy định hiện hành.”

Ở nội dung trên tại mục 1 có nội dung đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên xếp loại đạt trở lên.

Tuy nhiên tại Công văn số: 4530/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn thực hiện Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông giáo viên được xếp chuẩn nghề nghiệp ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;

Ở Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân để xếp loại đạt phải: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân.

Do đó, giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục mới khi xếp chuẩn nghề nghiệp giáo viên chỉ có thể ở mức chưa đạt.

Đối với cán bộ quản lý giáo dục chưa đạt chuẩn

Tại “Điều 4. Sử dụng cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo

1. Trong 02 (hai) năm liên tiếp liền kề trước năm Thông tư này có hiệu lực thi hành, cán bộ quản lý giáo dục có kết quả đánh giá, xếp loại đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên hoặc được phân loại, đánh giá công chức, viên chức (xếp loại chất lượng công chức, viên chức) ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, có đủ sức khỏe thì tiếp tục đảm nhiệm chức vụ quản lý trường học đến hết nhiệm kì bổ nhiệm.

Những điểm mới về tinh giản biên chế đối với giáo viên tiểu học từ 1 7 2022

Nhiều giáo viên muốn nghỉ hưu sớm, nhưng vì 6% lương nên phải cố thêm

Sau khi kết thúc nhiệm kì, không thực hiện bổ nhiệm lại chức vụ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng mà bố trí sang vị trí việc làm khác phù hợp tại cơ sở giáo dục đến khi nghỉ hưu theo quy định.

2. Trong 02 (hai) năm liên tiếp liền kề trước năm Thông tư này có hiệu lực thi hành, cán bộ quản lý giáo dục có kết quả đánh giá, xếp loại không đạt chuẩn hiệu trưởng và có một năm được phân loại, đánh giá công chức, viên chức (xếp loại chất lượng công chức, viên chức) ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì thôi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, bố trí sang vị trí việc làm khác phù hợp tại cơ sở giáo dục.

3. Cán bộ quản lý giáo dục không đủ sức khỏe, có nguyện vọng nghỉ hưu, đủ các điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì được nghỉ hưu theo quy định.

4. Cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, tùy vào trường hợp cụ thể có thể thực hiện các quy định về thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm và tinh giản biên chế theo các quy định hiện hành.”

Trên đây là các phương án sử dụng, quản lý cán bộ, giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định mới nhất của Bộ Giáo dục và đào tạo. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2020.

BÙI NAM