Những nét đặc trưng của vùng văn hóa tây bắc năm 2024

AỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................

  • BỘI DUNG ....................................................................................................................
  • Iìm hiểu chung về vùng Tây Bắc ..............................................................................
    • 1. Khái niệm vùng văn hóa .......................................................................................
    • 2.Đặc điểm chung của vùng văn hóa Tây Bắc .........................................................
  • II.Đặc điểm vùng văn hóa Tây Bắc ..............................................................................
    • 1. Văn hóa vật chất .................................................................................................
    • 2. Văn hóa tinh thần ...............................................................................................
  • C. KẾT LUẬN ................................................................................................................

AỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................

Tây Bắc- vùng đất nổi tiếng với những vực cao thung sâu “ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”, dẫn đường cho những bước chân chinh phục tự nhiên tự ngàn xưa xa xôi của người Thái, người Mường... Mưu sinh từ lâu đời trên những triền núi cao, bên những dòng suối mát lành, những con sông Đà, sông Mã hùng vĩ, đồng bào vùng cao Tây Bắc đã hình thành cho mình một vốn văn hóa bản địa vô cùng đặc sắc. Đằng sau những gì tráng lệ của rừng già bản mạc ấy là cả một vùng văn hóa xứ sở, đã nuôi dưỡng tâm hồn con người nơi đây, là trái tim của địa đầu tổ quốc. Những điệu múa xòe hoa Thái trứ danh nơi những bản làng xinh đẹp của vùng núi biếc thuần khiết , chợ tình Khâu Vai vẫn còn vang khúc Tiễn dặn người yêu “em không bắt quả pao rơi rồi” trong tiếng nhạc với các loại nhạc cụ bộ hơi (khèn, sáo...)những món mèn mén, thắng cố, nức lòng du khách phương xa, cùng nền văn hóa nông nghiệp đặc trưng với ruộng bậc thang tầng tầng ẩn trong sương mây... Tất cả hòa quyện tạo tác một không gian văn hóa đặc sắc và độc đáo, thu hút tới say lòng..ông gian văn hóa Tây Bắc.

BỘI DUNG ....................................................................................................................

Iìm hiểu chung về vùng Tây Bắc ..............................................................................

1. Khái niệm vùng văn hóa .......................................................................................
  1. Vùng văn hóa là gì Vùng văn hóa là không gian tồn tại các nền văn hóa hay từng yếu tố văn hóa được tạo thành bởi các đơn vị dân cư trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc người, sáng tạo ra một hệ thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng, thể hiện trong môi trường xã hội nhân văn thông qua các hình thức ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và ứng xử với nhau trên một tiến trình lịch sử phát triển lâu dài. b. Các vùng văn hóa nước ta: Theo tiến sĩ Trần Quốc Vượng nước ta có những vùng văn hóa sau :

II.Đặc điểm vùng văn hóa Tây Bắc ..............................................................................

 Vùng văn hóa Việt Bắc.  Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ.  Vùng văn hóa Trường Sơn- Tây Nguyên.  Vùng văn hóa Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.  Vùng văn hóa Nam Bộ.

2.Đặc điểm chung của vùng văn hóa Tây Bắc .........................................................
  1. Giới hạn địa lí Tây Bắc thực chất là một tên gọi phương vị, lấy thủ đô Hà Nội làm tiêu chuẩn. Tây Bắc bao gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La. Tuy nhiên khi nói đến vùng văn hóa Tây Bắc thì còn phải bao gồm một phần tỉnh Hòa Bình. Như vậy vùng văn hóa Tây Bắc bao gồm có các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La và một phần của tỉnh Hòa Bình.
  1. Thời gian xuất hiện

khu vực có địa hình thấp, ven các con sông thì mật độ cao hơn những nơi có địa hình cao, ít sông suối  Dân tộc Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái ( Ngữ hệ Thái -Kadai) : Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Lự, Bố Y,.... Ngữ hệ Hmong-Dao: Hmong Dao, Pà Thẻn và nhóm ngôn ngữ Tạng- Miến thuộc ngữ hệ Hán Tạng: Hà Nhì, Phù Lá, Si La, Lô Lô, Cống,.... Các dân tộc phân bố xen kẽ với nhau. Trong các dân tộc thì người Thái chiếm đa số. Các dân tộc có công lao lớn trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc. ii) Phát triển kinh tế Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các dân tộc nhưng nhìn chung các đồng bào dân tộc ít người trình độ phát triển kinh tế vẫn chưa cao do những nguyên nhân về lịch sử, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Nông nghiệp là ngành nghề chủ yếu của các dân tộc ở đây. Nổi bật trong phát triển nông nghiệp là việc làm ruộng bậc thang, trồng các loại cây ăn quả như mận, đào,... Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn các dân tộc đã có kinh nghiệm trong việc trồng các loại cây dược liệu quý như tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả,... Chăn nuôi gia súc nổi bật với việc nuôi trâu và bò nhất là trâu. Trâu khỏe hơn, ưa ẩm , chịu rét giỏi hơn bò dễ thích nghi với điều kiện nuôi thả trong rừng nên được đồng bào nuôi nhiều.

II.Đặc điểm vùng văn hóa Tây Bắc 1. Văn hóa vật chất a. Văn hóa nông nghiệp Với địa hình chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt mạnh, khí hậu khắc nghiệt và thường xuyên xảy ra thiên tai của vùng Tây Bắc, nông nghiệp vì vậy không phải là thế mạnh. Tuy nhiên, nó lại góp phần quan trọng trong việc hình thành những nét văn hóa truyền thống của vùng này. Văn hóa nông nghiệp của dân tộc Thái nổi tiếng với hệ thống tưới tiêu, được gói gọn trong 4 từ: " Mương - Phai - Lái –Lịn", lợi dụng độ dốc của dòng chảy, người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái "phai". Phía trên "phai" xẻ một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là "mương". Từ "mương" xẻ những rãnh chảy vào ruộng, đó là "lái". Còn "lịn" là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về ruộng, về nhà, bằng các cây tre đục rừng đục mấu, nối tiếp nhau, có khi dài hàng cây số. Do chủ động tưới tiêu nên người Thái nuôi cá ngay trong mực nước của ruộng lúa. Cá nuôi trong ruộng vừa ăn sâu bọ cỏ dại, vừa sục bùn cho tốt lúa. Cho nên, món dâng cúng trong lễ cơm mới bao giờ cũng có xôi và cá nướng. Những dòng suối đóng vai trò quan trọng trong tâm linh con người. Suối là nơi trú ngụ của thần nước, thưởng ở những đoạn nước cuốn thành vực, hằng năm vào mùa xuân người ta là lễ cúng ngay bên bờ vựa đó. Cùng với suối, rừng và nương rẫy cũng là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của dân cư Tây Bắc. Có nương thì mới có lúa, có rau quả như bầu bí, rau cải, đậu, đu đủ. Còn rừng là nơi con người hái rau rừng, lấy thuốc

chữa bệnh, thuốc nhuộm, săn bắt thú rừng và khi thất bát mùa màng thì chính rừng, với củ mài, bột báng đã cứu họ khỏi chết đói. Bản làng có một thái độ rất kính trọng với rừng, họ có hàng chục điều quy định về việc khai thác rừng, săn bắn thú, đặc biệt là những quyết định về bảo vệ rừng đầu nguồn. Ruộng bậc thang cũng là một yếu tố làm nên vẻ đẹp của vùng Tây Bắc. Điều này đã được hàng triệu lượt du khách tới thăm Tây Bắc những năm qua công nhận và đã được giới thiệu, quảng bá khá đậm nét trên hệ thống Internet và báo chí toàn cầu. Tạp chí Mỹ Travel & Leisure đã so sánh những thửa ruộng tại Sa Pa như là “Những bậc thang dẫn lên trời” ( Ladder to the sky).

  1. Ẩm thực Ẩm thực được coi là nét đặc trưng nhất của văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc. Nhờ sự kết hợp của nhiều dân tộc khác nhau như: Thái, Tày, Mường, Dao, Mông, Lô Lô, Hà Nhì... đã khiến ẩm thực của vùng đất này hội tụ nhiều điểm đặc biệt. Người dân Tây Bắc thường thưởng thức những món ăn truyền thống trong không gian cộng đồng như tại các lễ hội, tại các chợ và đặc biệt là vào ngày Tết đến xuân về. Phần lớn các món ăn của người Tây Bắc mang hương vị đậm đà vì vậy đều mang lại cho người ta những ấn tượng rất khó quên. Món ăn đầu tiên phải nhắc đến là đặc sản chế biến từ trâu - món canh bon da trâu: Những nguyên liệu để chế biến món canh bon da trâu rất đơn giản, thành phần chính chỉ gồm thân và lá của cây bon, da trâu đã được làm sạch cùng các loại rau thơm và gia vị. Thế nhưng để nấu được món da trâu ngon thì phải chuẩn bị khá cầu kỳ. Khi thưởng thức canh bon, người dùng sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của mắc khén, vị bùi ngậy của bon, vị cay của ớt, quện với vị ngọt của da trâu tạo nên hương vị đậm đà không thể trộn lẫn với bất kỳ món canh nào khác. Sẽ là điều thiếu sót nếu như đến Tây Bắc mà không thưởng thức một loại rượu ngon nổi tiếng mà người dân địa phương gọi nôm na là rượu sâu chít. Đây là loại rượu phổ biến nhất ở vùng này..ác dân tộc như Dao, Nùng, Tày, Thái, Giáy...đều sử dụng nó. Loại rượu này còn có tên gọi khác là Bạch trùng thảo, Đông trùng hạ thảo. Xuất xứ của những cái tên đều xuất phát từ một loại sâu ngâm rượu. Hương vị của rượu sâu chít không có vị tanh và cực kì đậm đà. Điểm đặc biệt của rượu sâu chít là ngâm với rượu San Lùng, Mường Khương, Bắc Hà, Mai Hạ... uống nhiều hay ít đều không nhức đầu. Hơn thế nữa, nếu lỡ uống say, khi tỉnh dậy vẫn thấy tinh thần sảng khoái, người khỏe ra sau một giấc ngủ dài. Đó là điểm thu hút bất kì vị khách nào khi thưởng thức nó. Một món ăn nữa không thể không kể đến, đó là Chẳm chéo – món ăn đậm đà hương vị Tây Bắc: Hầu như không có bữa ăn nào quan trọng của người Thái lại thiếu được Chéo, giống như một dạng muối vừng với người Kinh. Quả Mắc Khén sau khi thu về, bắc chảo rang nóng. Tiếp đó, đưa vào giã thành bột mịn, dùng ớt khô bỏ hạt nướng giòn, muối rang, rau mùi tầu xắt nhỏ rang khô, tất cả đều giã thành bột mịn. Sau khi trộn đều hỗn hợp trên thì tạo thành chẳm chéo, một thứ bột mùi thơm hăng hắc nhưng lại dịu như vị ô mai và phảng phất chất núi rừng, thơm cay nồng nàn như hương hồi, quế.

dùng đồ trang sức làm cho bộ trang phục của mình thêm sang trọng: Vòng cổ, nhẫn, túi ăn trầu, các đồ trang sức bằng bạc hình bán cầu, hình sao 8 cánh.  Dân tộc H’Mông: Trang phục nam: Nam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi rộng. Áo nam có hai loại: năm thân và bốn thân. Loại bốn thân xẻ ngực, hai túi trên, hai túi dưới. Loại năm thân xẻ nách phải dài quá mông. Loại bốn thân thường không trang trí; loại năm thân được trang trí những đường vằn ngang trên ống tay. Quần nam giới là loại chân què ống rất rộng. Đầu thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn, có khi mang vòng bạc cổ, có khi không mang. Trang phục nữ: Người H’Mông có nhiều nhóm khác nhau, trang phục nữ các nhóm cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung có thể thấy phụ nữ Hmông thường mặc áo bốn thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo không khâu hoặc cho vào trong váy. Ống tay áo thường trang trí hoa văn những đường vằn ngang từ nách đến cửa tay. Phía sau gáy thường được đính miệng và trang trí hoa văn dày đặc bằng chỉ ngũ sắc. Váy là loại váy kín, nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra có hình tròn, đi kèm với chiếc thắt lưng vải được thêu trang trí ở đoạn giữa và có đeo tạp dề. Phụ nữ thường để tóc dài quấn quanh đầu, có một số nhóm đội khăn quấn thành khối cao trên đầu. Đồ trang sức bao gồm khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn.

  1. Kiến trúc nhà ở Văn hóa dân tộc Tây Bắc còn in đậm trong từng kiến trúc nhà ở của người dân khu vực. Mỗi dân tộc khác nhau thường xây dựng nhà ở với lối kiến trúc khác nhau nhưng vẫn tạo nên được một Tây Bắc rất riêng.  Nhà sàn Thái: Nhà sàn của người Thái bao giờ cũng làm số gian lẻ, hai đầu hồi - “tụp cống” khum khum như mai rùa, gắn với truyền thuyết về thuở khai thiên lập địa, thần rùa “Pua tấu” dạy cho người Thái biết cách làm nhà theo hình rùa đứng. Nhà người Thái cổ bao giờ cũng có hai cầu thang: “Tang chan” và “Tang quản”. “Tang chan” ở cuối nhà, bên trái dành cho phụ nữ lên xuống, thường là 9 bậc, ứng với 9 vía. Cầu thang dành riêng cho nam giới - “tang quản” ở đầu nhà, thường có 7 bậc ứng với 7 vía. Nhà sàn của người Thái cổ có hai bếp lửa - “Chík pháy”. Bếp lửa phía “tang quản” dành cho người già, bếp chính ở phía “tang chang” dành cho nữ giới. Từ bếp dành cho người già đến hết cầu thanh dành cho nam giới gọi là “quản”. Đây là nơi dành riêng cho đàn ông, phụ nữ không được đến khu vực này, trừ một số trường hợp đặc biệt. Nơi đây có gian thờ tổ tiên - “hỏng hóng” và cột thiêng - “sau hẹ”. Trên cột thiêng treo hình thần rùa bằng gỗ, ba bông lúa - “sam huống khẩu” và ba nhánh rau thì là
  • “sam hóm chík”... Ngoài ý nghĩa có tính biểu tượng của tô tem giáo thì còn mang bóng dáng của thuyết thiên - địa - nhân.  Nhà sàn Dao: Kiến trúc nhà ở của người Dao cũng rất phong phú, tuỳ nhóm mà ở nhà trệt hay nửa sàn, nửa đất. Hiện nay tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam ngôi nhà nửa sàn nửa đất được chọn

để trưng bày và giới thiệu. Loại nhà nửa sàn nửa đất là loại kiến trúc nhà cửa của riêng người Dao, gắn liền với cuộc sống du canh du cư trước đây. Về cấu trúc, nhà của người Dao được làm bằng gỗ, tre, nứa rất chắc chắn, đơn giản nhưng được kết hợp khéo léo toát lên sự kín đáo, tế nhị của người Á Đông. Kiểu nhà truyền thống của người Dao quần trắng là nhà sàn, thường được làm ba gian, cách chắp nối các cấu kiện bằng nguyên liệu rời. Kiểu nhà này chỉ có một cầu thang lên xuống, cầu thang có số bậc lẻ; trong nhà thường có hai bếp. Nhà người Dao đỏ làm nửa sàn nửa đất ở lưng chừng đồi.  Nhà sàn H’ Mông: Người H'Mông chỉ ở nhà trệt, làm bằng gỗ pơ mu. Bộ khung bằng gỗ, kết cấu đơn giản, chủ yếu là ba cột có một xà ngang kép hoặc hai xà ngang, một trên một dưới.. Công việc làm nhà là của đàn ông. Dân bản thường giúp nhau dựng nhà. Họ chỉ dùng búa và dao. Hầu hết các bộ phận được liên kết với nhau bằng dây buộc Nhà gồm ba gian: gian chính giữa giáp vách hậu bao giờ cũng là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Gian này còn là nơi dành cho ăn uống hằng ngày. Một gian đầu hồi dành cho sinh hoạt của các thành viên nam và khách nam. Ở đây thường có bếp phụ. Còn gian đầu hồi bên kia dành cho sinh hoạt của nữ, đồng thời cũng là nơi đặt bếp chính. Bếp của người Mèo thuộc loại bếp kín - bếp lò - một sản phẩm của phương Bắc. Chuồng gia súc đặt trước mặt nhà. Ở vùng cao núi đá, mỗi nhà còn có một khuôn viên riêng cách nhau bằng bức tường xếp đá cao khoảng gần 2 mét. e. Đi lại, vận chuyển Vì địa hình chủ yếu là đồi núi cao hiểm trở, lại hay có thiên tai như xói mòn, sạt lở đất nên giao thông ở vùng Tây Bắc không mấy phát triển. Và mỗi khu vực khác nhau thì giao thông đi lại cũng có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung người dân các dân tộc đều sử dụng xe bò, xe ngựa để chở hàng; tàu thuyền, máng để di chuyển trên sông suối, đường bộ thì dùng đi bộ, đi ngựa...  Dân tộc Thái Người Thái vận chuyển hàng hóa bằng gánh là phổ biến, ngoài ra gùi theo kiểu chằng dây đeo vắt qua trán, dùng ngựa cưỡi, thồ nay. Ở dọc các con sông lớn họ rất nổi tiếng trong việc xuôi ngược bằng thuyền đuôi én.  Dân tộc Dao Người Dao thường dùng địu, quẩy tấu (một loại sọt) hay lù cở (giống gùi) có hai quai đeo phía sau để lên rừng hái, quả hoặc thu thập nông sản. Ở những vùng thấp hơn, người Dao thường dùng đôi dậu để gánh lúa, ngô và những vật dụng khác. Một số tộc người Dao sinh sống ven các con suối, con sông đẽo thân gỗ tạo ra thuyền độc mộc - loại thuyền này đã xuất hiện trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng và sử dụng thuyền để vận chuyển hàng hóa, lưu thông bằng thuyền trên sông suối lớn.  Dân tộc H’Mông Địa bàn đặc thù sinh sống của người Mông ở vùng núi cao, cheo leo, đi lại khó khăn hiểm trở nên ngựa thồ là phương tiện chuyên chở đắc lực và duy nhất. Ngựa chở lúa ngô khoai từ rẫy về nhà, lại chở ngô rượu ra chợ bán. Ngựa chở người say mềm xõng xoài sau mỗi phiên chợ về nhà. Ngựa chở cả gia đình bố mẹ, con cái đi chơi xuân, đi chợ tết. Cuộc sống bây giờ đã hiện đại với đủ các phương tiện máy móc, nhưng hầu như hộ người

Cúng xong tam tạy, một mâm cỗ được chủ nhà dọn ra ngoài sàn để ông mo mời thổ công, thổ địa, ma rừng, ma núi, thần sông suối và cầu khấn phù hộ cho gia chủ được khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt. Ông mo cúng xong, gia chủ đặt mâm cơm mời anh em họ hàng, làng xóm đến chung vui, cùng nâng chén rượu chúc tụng gia chủ năm mới dồi dào sức khoẻ, gia đình hạnh phúc, mùa màng bội thu.

  1. Phong tục tập quán i) Tục lệ cưới hỏii ‘cạy cửa ngủ thăm’ của người Mường Đây là một tục lệ đã có hàng nghìn năm tuổi của đồng bào các dân tộc thiểu số Thái, Mông, Dao, Mường... Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tục ngủ thăm nhiều nơi đã không còn tồn tại. Khi đêm xuống, các chàng trai chưa vợ có thể cạy cửa nhà các thiếu nữ mới lớn để chui vào tán tỉnh. Khi vào, chàng ta sẽ nằm xuống bên cạnh cô gái và phải để tự bàn tay cô gái ấy tắt hay vặn nhỏ ngọn đèn nếu cô gái ưng thuận. Hai người chỉ được trò chuyện, tâm sự ở tư thế chung chăn, chung gối mà không được chạm vào người nhau. Người Mường xưa cho rằng, tình cảm không chỉ là chuyện riêng tư của đôi trai gái mà còn là mối quan tâm chung của thổ thần (thần đất, quán xuyến công việc của mỗi nhà), tổ tiên và gia đình. Do đó người con trai (từ 15 tuổi trở lên) phải cạy cửa vào tận giường tâm tình cùng người con gái trước sự chứng kiến của ba bề, bốn bên. Hành động cạy cửa cũng chính là dịp để thử tài khéo léo, giỏi giang của chàng trai. Việc ‘vào tận nhà, sà tận giường’ đối tượng cũng chính là dịp người con trai tìm hiểu gia cảnh của người con gái mà mình có thể lấy làm vợ. Sau vài đêm tìm hiểu, cô gái sẽ có quyền quyết định cho những chàng trai ‘ngủ thật’ hay không. Nếu mọi chuyện tốt đẹp, sau vài lần ‘ngủ thăm’, chàng trai sẽ mang bạc trắng, lợn béo sang hỏi cô gái làm vợ. ii) Nghi lễ ma chay của người Thái đen Đây là một trong những nét văn hóa của dân tộc, phản ánh quan niệm về tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán địa phương và mối quan hệ giữa con người với con người. Khi trong nhà có người tắt thở người nhà phải tắm rửa bằng nước thơm và thay quần áo cho người chết, người Thái cho rằng dùng nước có ướp các loại hoa thơm (hoa bưởi, hoa ban...) sẽ có tác dụng khử mùi hôi tanh. Người ta gội đầu, chải, búi tóc và thay quần áo cho người quá cố, bộ quần áo sẽ được mặc theo thứ tự áo trắng ở trong, áo đen ở ngoài. Sau đó, họ đặt người quá cố xuống đệm và lấy vải trắng quấn quanh người, vải đỏ phủ lên trên và lấy một ít đồng bạc trắng cho vào tay người chết để khi lên trời họ sẽ có chút tiền để tiêu. Họ mua một con vịt, chặt đầu, hai cánh và hai chân buộc lại rồi để cạnh người chết, nếu để lâu họ thường treo gác bếp với quan niệm khi người chết lên trời sẽ phải đi qua sông và tiếng kêu của vịt sẽ giúp đưa đường cho người chết qua sông để mau lên trời về với tổ tiên. Làm xong các thủ tục người nhà sẽ gọi người chết một lần nữa xem còn sống không. Nếu không thưa thì nếu không thưa thì họ ra sân trước kêu thật to “Trời ơi! Bố (mẹ) tôi chết rồi!” sau khi đó, những người trong gia đình mới được khóc.
  1. Tôn giáo i) Công giáo: Công giáo là tôn giáo lớn nhất ở Tây Bắc hiện nay, đã thành một phần quan trọng trong sinh hoạt văn hóa và đời sống tinh thần của cư dân nơi đây, một thiết chế tạo liên kết chặt chẽ, ổn định, tồn tại xuyên thời gian và các thể chế chính trị. Cộng đồng Công giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số là liên kết chặt chẽ, dưới sự thống nhất điều hành chung về sinh hoạt đạo theo các cơ cấu hành chính đạo từ cấp giáo phận đến giáo hạt, giáo xứ, giáo họ và các điểm truyền giáo. Tính cộng đồng tôn giáo tộc người thể hiện mạnh mẽ ở việc lấy niềm tin tôn giáo làm yếu tố gắn kết các nhóm sắc tộc. Cho đến nay ước tính có khoảng 20 người tín đồ trên tổng số hơn 200 tín đồ ở Tây Bắc là người đồng bào dân tôc thiểu số. Công giáo vùng Tây Bắc chủ yếu tậ p ̣ trung ở tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang. ii) Tin lành: Trước những năm 1980, người H’Mông ở đây chủ yếu theo vật linh giáo và thờ cúng đa thần, không có người theo đạo Tin lành. Từ năm 1987 đã có một bộ phận người H’Mông chuyển đổi theo đạo Tin lành, và hiện nay có khoảng trên 100 nghìn tín đồ. Theo đạo Tin lành giúp tín đồ giảm bớt những hủ tục trong tổ chức đám cưới, đám tang hay việc chữa bệnh. Đức tin tôn giáo khuyến khích người H’Mông trong làm ăn kinh tế. Môi trường sống của thôn bản cũng sạch sẽ, gọn gàng hơn, bạo lực gia đình có biểu hiện giảm. Người H’Mông theo Tin lành cũng thực hiện khá tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và quy định của các địa phương, phụ nữ H’Mông có nhiều cơ hội thể hiện mình hơn.... Đạo Tin lành phát triển vào cộng đồng người H’Mông đã làm cho văn hóa truyền thống có phần bị “tổn hại”. Người H’Mông theo Tin lành đã từ bỏ hầu hết những sinh hoạt tôn giáo truyền thống, kể cả việc thờ cúng ông bà, tổ tiên. Vì vậy, xung đột văn hóa xảy ra.
  1. Nghệ thuật i) Văn học Xã hội cổ truyền Tây Bắc, văn hóa chuyên nghiệp bác học chưa xuất hiện. Người Thái dù có một vài nghệ nhân giỏi sáng tác thơ nổi tiếng, có chữ viết cổ nhưng tác phẩm chủ yếu bằng phương thức truyền miệng. Mỗi dân tộc trong vùng đều có kho sáng tác ngôn từ giàu có, đủ thể loại: tục ngữ, thành ngữ, đồng dao, giao duyên, lời khấn, lời bùa chú... Tác phẩm như Tiễn dặn người yêu (Thái), Tiếng hát làm dâu (H’mông), Vườn hoa núi Cối (Mường)... Người Thái còn có cả truyện thơ lịch sử kể lại quá trình thiên di của họ vào Tây Bắc: Bản sử ca Dõi theo bước đường chinh chiến của ông cha (Táy pú Xớc), Lịch sử bản Mường (Quán tố Mường)... ii) Múa Xòe: Là đặc sản nghệ thuật múa Thái và trở thành biểu tượng văn hóa Tây Bắc.

Cứ vào dịp đầu tháng Giêng, người Tày, Nùng lại mở hội xuống đồng để tổng kết một năm lao động, sản xuất và chuẩn bị cho công việc gieo trồng mùa vụ mới. Đồng bào chọn ra một đám ruộng to nhất. Từ sáng sớm, trong làng đã vang lên hồi chiêng trống rộn rã của lễ rước Thổ Công và Thần Nông tiến ra khu ruộng. Mỗi gia đình trong làng chuẩn bị một mâm cỗ có gà luộc, thịt lợn luộc, xôi các màu... để đưa ra ruộng nơi tổ chức lễ hội cúng tế. Thầy cúng đọc lên bài cúng mời Thần Nông, Thổ Công, Thần các con suối, Thần các ngọn núi về dự lễ cúng; cầu mong cho lúa tốt như cỏ lau, cỏ lác, hạt to như quả đao không có sâu cắn phá; cá nằm chật suối, chật ao; trâu lợn đầy đàn; gà vịt đầy sân; người người khỏe mạnh, nhà nhà đông con, làng bản thêm nhiều trẻ nhỏ, không người ốm đau... Nghi lễ cúng tế kết thúc, dân làng chuyển sang phần hội vui chơi các trò chơi truyền thống, mỗi trò chơi đều mang ý nghĩa cầu mùa, cầu sức khoẻ.

C. KẾT LUẬN ................................................................................................................

Vùng Tây Bắc xa xôi, rộng mở và hùng vĩ ấy còn chứa đựng biết bao điều kỳ diệu về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Khi nói đến văn hóa bản địa vùng Tây Bắc, chúng ta cần nhận diện nó từ nhiều phương diện, khía cạnh và giá trị như phía trên đã đề cập: văn hóa nông nghiệp, ẩm thực ,trang phục, kiến trúc, nghệ thuật, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng... Nền văn hóa ấy đã hình thành và không ngừng phát triển qua hàng ngàn năm, trải qua nhiều biến cố nhưng nó vẫn luôn được giữ vững và trau dồi. Mỗi bản làng, mỗi vùng đất là mỗi đặc trưng văn hóa mà dù có đi nhiều, cảm nhận nhiều cũng khó lòng kể hết. Sự hòa điệu nét văn hóa của hơn 20 dân tộc anh em trên mảnh đất tươi đẹp đã hội tụ thành một vườn hoa đa sắc màu của văn hóa dân gian. Bằng những nét rất riêng ấy, Tây Bắc đã góp phần làm nên sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam. Điều quan trọng là làm sao để cho sức sống mãnh liệt, bền bỉ của văn hóa nơi đây như một dòng suối có mạch ngầm từ kho trầm tích văn hóa xứ sở cứ chảy mãi tới muôn đời.