Những rủi ro khi thanh toán điện tử là gì

Những rủi ro khi thanh toán điện tử là gì

đăng tin miễn phí ( không cần tài khoản ) tuyển dụng tìm việc

Thị trường ví điện tử hiện nay ngày càng phát triển và được người dân tin tưởng lựa chọn, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Nhưng cũng không ít tình trạng khách hàng bỗng dưng bị mất tiền trong tài khoản ví điện tử khiến người đang sử dụng cảm thấy bất an.

Những rủi ro khi thanh toán điện tử là gì
Rủi ro trong dịch vụ thanh toán ví điện tử

Tuy ví điện tử mang lại nhiều lợi ích trong thanh toán, nhưng bên cạnh những lợi ích cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro cho người dùng. Vậy rủi ro đó là gì? Mời bạn đọc cùng | way.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !.

1. Mất tiền vì cung cấp mật khẩu qua điện thoại

Ví điện tử là một giải pháp công nghệ đã quá quen thuộc với người tiêu dùng hiện nay, có thể nạp tiền để thanh toán khi mua hàng trực tuyến và trực tiếp tại những điểm chấp nhận thanh toán. Bên cạnh những mặt ưu điểm thì ví điện tử đang tồn tại những rủi ro nếu người dùng chưa thực sự biết cách bảo mật thông tin. Tình trạng tài khoản thẻ ATM của khách hàng bỗng dưng bị “bốc hơi” cả vài trăm triệu đồng trong một đêm, hay khách hàng đang ở Hà Nội nhưng thẻ tín dụng lại bị sử dụng ở Singapore... cảnh báo về những "lỗ hổng" trong hệ thống ngân hàng. Một lần nữa khiến những người thường xuyên sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử lo lắng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc khách hàng bị kẻ gian lợi dụng lấy tiền trong ví điện tử một phần do khách hàng mất cảnh giác.

Điển hình là mới đây, một khách hàng đã đăng nhập vào tài khoản ví điện tử để nạp tiền điện thoại, nhưng quên mật khẩu. Khách hàng gọi điện thoại đến tổng đài của ví điện tử để nhờ hỗ trợ nhưng đường dây báo bận. Sau đó khoảng 20 phút, một số điện thoại lạ gọi vào máy điện thoại của vị khách này và tự xưng là nhân viên tư vấn của tổng đài, hỗ trợ lấy lại mật khẩu và yêu cầu đọc mã gửi qua tin nhắn điện thoại. Ngay sau khi cung cấp mã, tài khoản của khách hàng bị “bốc hơi” 2,5 triệu đồng bằng việc mua liên tiếp nhiều thẻ cào điện thoại mệnh giá 500 nghìn đồng. Qua tìm hiểu, tài khoản ví điện tử của khách hàng này có liên kết với thẻ của ngân hàng, nên mặc dù thời điểm đó ví chỉ còn vài trăm nghìn đồng, nhưng trong thẻ ngân hàng còn tới vài chục triệu đồng. Khi nhận được tin nhắn liên tiếp báo tài khoản đang bị sử dụng, khách hàng này đã kịp thời chuyển tiền sang một tài khoản khác nên số tiền mất chỉ dừng lại 2,5 triệu đồng.

Những rủi ro khi thanh toán điện tử là gì
Nên sử dụng nhiều lớp mật khẩu

Việc tự nhiên mất tiền trong ví điện tử cũng không phải là câu chuyện mới gần đây, đã từng có nhiều ví điện tử bị người dùng khiếu nại khi tự nhiên bị mất tiền mặc dù không thực hiện giao dịch. Hầu hết các trường hợp mất tiền hiện nay, đơn vị cung cấp dịch vụ đều khẳng định đã thiết lập các lớp bảo vệ tối ưu nhất. Khi có sự cố xảy ra, không đơn vị nào nhận trách nhiệm mà thường sẽ đổ lỗi cho khách hàng không tự bảo mật tốt thông tin khi sử dụng ví điện tử như: vào các trang web không an toàn, bị đánh cắp thông tin… Nhiều người tiêu dùng sử dụng ví điện tử hiện cũng rất lo lắng khi thấy việc nạp tiền hiện rất đơn giản. Chỉ mất lần đầu tiên liên kết với tài khoản ngân hàng là cần OTP, từ lần thứ hai, chủ tài khoản không cần mã OTP, chỉ cần nhập số tiền muốn nạp và không có bất cứ bước xác nhận bảo mật nào. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu người dùng mất điện thoại hoặc lộ tài khoản thì cũng có khả năng mất sạch tiền trong tài khoản ngân hàng đã liên kết với ví điện tử.

Những rủi ro khi thanh toán điện tử là gì

Rõ ràng, việc mất tiền trong ví điện tử có lỗi của khách hàng, cung cấp mật khẩu cho người lạ, nhưng cũng đặt ra câu hỏi về lỗ hổng an ninh mạng. Bởi, kẻ gian biết được những thông tin liên quan đến khách hàng, như tên chủ thẻ, số tài khoản ví điện tử, thậm chí nắm được việc người sử dụng quên mật khẩu và đang cần trợ giúp, nên dễ dàng gọi điện để lừa khách hàng.

2. Bảo đảm quyền lợi cho người dùng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, theo đó đã quy định, đối với hoạt động cung ứng ví điện tử thì việc nạp tiền, rút tiền ra khỏi ví điện tử của khách hàng phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng. Đồng thời quy định tổng hạn mức giao dịch của một ví cá nhân tối đa là 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng. Về vấn đề này các chuyên gia cũng cho rằng, việc buộc liên kết qua tài khoản ngân hàng sẽ giúp Nhà nước kiểm soát được hoạt động rửa tiền, chống tham nhũng. Tuy nhiên việc áp dụng hạn mức cho ví điện tử là chưa hợp lý, có thể khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi muốn thanh toán các giao dịch thương mại điện tử có giá trị tương đối lớn. Thay vào đó, có thể làm rõ hơn gia tăng yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện tốt hơn việc bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin của khách hàng. Các công ty cung cấp ví điện tử cần đầu tư hơn nữa vào công nghệ thông tin, tăng cường các lớp bảo mật để ngăn chặn tấn công của kẻ gian. Một ví điện tử cần thiết phải có hai lớp bảo mật, một lớp vào ví và một lớp bảo mật OTP thứ hai khi thực hiện thanh toán, chuyển khoản tiền. Một sản phẩm công nghệ nếu hệ thống càng đơn giản, càng dễ sử dụng thì tính an ninh, bảo mật sẽ kém đi. Khi xây dựng ví điện tử cần cân nhắc khía cạnh này để đưa ra giải pháp phù hợp nhất hỗ trợ cho khách hàng.

Những rủi ro khi thanh toán điện tử là gì
Bảo đảm quyền lợi cho người dùng

Đa phần các ví điện tử hiện nay tại Việt Nam đều có các lỗ hổng về bảo mật, mặc dù các ví vẫn khẳng định đặt an toàn của khách hàng lên hàng đầu, nhưng đây vẫn là thách thức với nhiều ví điện tử. Do đó, trước mắt người dùng nên ưu tiên sử dụng các ví điện tử có áp dụng tiêu chuẩn về bảo mật dữ liệu thẻ cho hệ thống (PCI DSS); bảo mật cho ứng dụng thanh toán (PA DSS), chuẩn mã hóa đường truyền (P2PE) và có những cơ chế như xác lập tính năng xác thực hai lớp khi thanh toán. Người sử dụng cần phải lưu ý bảo mật thông tin tài khoản ví điện tử và không chia sẻ thông tin về tài khoản ngân hàng, ví điện tử cho người khác; không dùng chung một tài khoản để thanh toán nhiều dịch vụ khác nhau; nên cài đặt các phần mềm chống virus, mã độc trên điện thoại, máy tính bảo đảm an toàn cho tài khoản, phòng tránh tình trạng tài khoản của mình bị đối tượng xấu lấy cắp và có những giao dịch bất hợp pháp.

Hiện nay vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dùng sử dụng các dịch vụ ví điện tử. Mỗi khi xảy ra tranh chấp, rất khó để xác định lỗi thuộc về đơn vị cung cấp dịch vụ hay từ phía người sử dụng, nhưng những thiệt hại ban đầu nhận được cũng sẽ thuộc về người dùng. Còn các ví điện tử thường sẽ yêu cầu khách hàng tự trình báo cơ quan chức năng và… chờ giải quyết. Vi vậy, cần sớm có các quy định, hành lang pháp lý rõ ràng đối với trách nhiệm của các ví điện tử khi để lộ, lọt thông tin cá nhân của khách hàng, hoặc lỗi từ phía hệ thống khiến khách hàng chịu thiệt hại và có phương án xử lý nhằm bảo đảm quyền lợi của người sử dụng.

Danh Trường

Những rủi ro khi thanh toán điện tử là gì

10 bí quyết chăm sóc ( con của bạn ) đẹp như thiên thần

NHSV khuyến cáo Khách hàng rằng phương thức giao dịch trực tuyến luôn tiềm ẩn các rủi ro và NHSV đã thực hiện cảnh báo cho Khách hàng về các rủi ro đó.

NHSV có thể, tùy theo sự suy xét của chính mình hoặc tùy từng thời điểm, sửa đổi và bổ sung hoặc thay thế một phần nào đó của Bản Công Bố Rủi Ro Dịch Vụ Giao Dịch Trực Tuyến này (sau đây gọi tắt là Bản Công Bố Rủi Ro).

Bản Công Bố Rủi Ro sẽ có hiệu lực lập tức khi công bố trên website của NHSV.

1. RỦI RO:

Những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện giao dịch trực tuyến, bao gồm nhưng không giới hạn như sau:

  1. Lỗi kỹ thuật phát sinh từ hệ thống phần cứng, phần mềm:

- Hệ thống máy tính/ hệ thống giao dịch trực tuyến/ điện thoại của NHSV và/ hoặc của Khách hàng và/ hoặc của các bên thứ ba liên quan khác bị hỏng/ bị virus/ bị tấn công/ bị gặp sự cố do mất nguồn điện;

- Giao Dịch Trực Tuyến do Khách hàng thực hiện sẽ được xử lý và thực hiện một cách tự động hoặc mặc nhiên ngay khi truyền đến hệ thống của NHSV nên lệnh giao dịch đã được gửi đi không thể thu hồi và có thể tạo ra cho Khách hàng một nghĩa vụ thanh toán ngay lập tức;

- Những rủi ro kỹ thuật có thể xảy ra trong quá trình xác thực đặt lệnh cho Khách hàng

- Các giao dịch có thể bị chậm trễ/ sự cố/ bỏ sót/ trục trặc/ hỏng do ảnh hưởng từ hoạt động bảo trì hệ thống;

- Việc nhận dạng Khách hàng có thể không chính xác, lỗi về bảo mật có thể xảy ra;

- Các biện pháp bảo vệ điện tử, bao gồm các chương trình lọc hoặc chống virus có thể bị lỗi hoặc gặp sự cố;

- Thông tin về giá cả thị trường và các thông tin chứng khoán khác có thể bị ngừng, trì hoãn/ bị nhầm lẫn, sai sót/ thiếu thông tin…;

  1. Những sự cố liên quan đến đường truyền:

- Khi truyền tải qua mạng internet, lệnh giao dịch có thể bị treo/ bị ngừng/ bị trì hoãn/ có lỗi dữ liệu;

- Đường truyền mạng có thể bị sự cố dẫn đến lệnh của Khách hàng không vào được hệ thống;

- Mạng viễn thông dùng để đặt lệnh qua điện thoại, tra cứu thông tin giao dịch hoặc nhận thông báo có thể bị sự cố/ quá tải hay nghẽn mạng dẫn đến Khách hàng không thực hiện được giao dịch và/ hoặc không nhận được thông tin yêu cầu;

  1. Các rủi ro khác có thể phát sinh:

- Các rủi ro tiềm ẩn bởi việc thiếu thận trọng của khách hàng như: bị lấy cắp các thông tin đăng nhập, thẻ OTP…

2. CAM KẾT CỦA KHÁCH HÀNG

- Đồng ý chấp nhận các rủi ro liên quan đến Giao dịch trực tuyến như trên, và đồng ý rằng NHSV sẽ không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào do lỗi của hệ thống, thiết bị và/ hoặc của bên thứ ba liên quan và/ hoặc gây ra bởi Khách hàng và/ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác mà không phải do lỗi của NHSV trong quá trình thực hiện giao dịch.

- Cam kết đã đọc kỹ, hiểu rõ và tuân thủ đúng những hướng dẫn sử dụng Dịch vụ giao dịch trực tuyến và/ hoặc thực hiện giao dịch trực tuyến do NHSV cung cấp trực tiếp cho Khách hàng hoặc công bố trên website của NHSV. NHSV không chịu bất kỳ trách nhiệm đối với những giao dịch trực tuyến không thực hiện được với bất kỳ lý do gì hay bất cứ thiệt hại nào xảy ra khi Khách hàng không thực hiện đúng những Hướng dẫn của NHSV.

- Bảo mật tuyệt đối Mật khẩu đăng nhập, Mật khẩu giao dịch, thẻ OTP cũng như các thiết bị nhận mật khẩu động (nếu có) truy cập vào hệ thống giao dịch trực tuyến/ tổng đài điện thoại của NHSV. Trong trường hợp Mật khẩu đăng nhập/ Mật khẩu giao dịch bị mất cắp hoặc nghi ngờ đã để lộ Mật khẩu, Khách hàng có nghĩa vụ nỗ lực cao nhất để hạn chế thiệt hại, và phải thông báo ngay lập tức cho NHSV trực tiếp hoặc qua số điện thoại hotline của NHSV và khi đó, tài khoản giao dịch trên hệ thống trực tuyến/ điện thoại sẽ tạm ngưng ngay sau đó. NHSV không chịu trách nhiệm đối với tổn thất gây ra bởi việc Khách hàng không thông báo hoặc chậm thông báo cho NHSV về việc Mật khẩu đăng nhập và/ hoặc Mật khẩu giao dịch bị mất cắp hoặc nghi ngờ đã bị lộ.

- Chịu trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp hợp lý nhằm đảm bảo an toàn, đảm bảo tính tương thích cho các loại máy móc, thiết bị kết nối, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng do Khách hàng sử dụng khi kết nối, truy cập vào Hệ thống nhằm kiểm soát, phòng ngừa và ngăn chặn việc sử dụng hoặc truy cập trái phép Dịch vụ Giao dịch trực tuyến.

3. MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

NHSV được quyền miễn trừ tất các trách nhiệm đối với bất kỳ sai sót hoặc thiệt hại nào phát sinh bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nguyên nhân sau:

- Khách hàng cung cấp thông tin chậm trễ, thiếu sót hay không chính xác dẫn đến không sử dụng được Dịch vụ Giao dịch trực tuyến.

- Lỗi của bất kỳ bên thứ ba nào, bao gồm cả những đối tác của NHSV trong việc cung cấp Dịch vụ Giao dịch trực tuyến.

- Lỗi của Hệ thống hay bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào liên quan, kể cả trường hợp Hệ thống từ chối thực hiện Giao dịch trực tuyến của Khách hàng vì bất kỳ lý do nào.

- NHSV thực hiện chậm trễ hay không thể thực hiện được trách nhiệm của mình theo đúng các điều khoản và quy định sử dụng Dịch vụ Giao dịch trực tuyến này do có sự trục trặc về máy móc, xử lý dữ liệu, thông tin viễn thông, thiên tai hay bất kỳ sự việc nào ngoài sự kiểm soát của NHSV hay do hậu quả của sự gian lận, giả mạo của bất kỳ bên thứ ba nào.

- Việc sử dụng Dịch vụ Giao dịch trực tuyến và/ hoặc thực hiện Giao dịch trực tuyến hoặc tiếp cận các thông tin mà Dịch vụ Giao dịch trực tuyến cung ứng của những người không được Khách hàng ủy quyền hoặc bất kỳ đối tượng nào khác trong bất kỳ trường hợp nào.

- Việc Khách hàng để mất, hư hỏng, thất lạc, mất cắp Thẻ bảo mật, lộ tên truy cập, Mật khẩu đăng nhập, Mật khẩu giao dịch, Chữ kí điện tử và/hoặc các yếu tố định danh khác mà NHSV cung cấp dẫn đến người khác dùng những thông tin này để sử dụng Dịch vụ Giao dịch trực tuyến và/hoặc thực hiện Giao dịch trực tuyến hoặc tiếp cận những thông tin mà Dịch vụ Giao dịch trực tuyến cung ứng.

- Bất kỳ sự kiện/ nguyên nhân nào khác nằm ngoài sự kiểm soát của NHSV.