Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt toploigiai

Xem thêm: TOP 14 trái nghĩa với đoàn kết là từ gì hay và ý nghĩa

Câu hỏi: Trái nghĩa với đoàn kết, đặt câu với
từđó

Trả lời:

Trái nghĩa với đoàn kết : Chia rẽ

Đặt câu:

Nội bộ trong công ty bè phái, chia rẽ nhau gây khó
khăntrong việc thống nhất ý kiến.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm cáckiến
thức hay về tiếng Việt nhé!

Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt toploigiai

1. Từ và các từ loại

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

* Cấu tạo từ của tiếng việt là : 

+ Đơn vị cấu tạo nên từ là tiếng, đơn vị cấu tạo nên câu
làtừ.

+ Từ mà gồm mỗi một tiếng trong đó có tên gọi là từ đơn. Từ
baogồm hai tiếng hoặc nhiều tiếng được gọi là từ phức.

+ Các từ phức được tạo ra bởi cách ghép một số tiếng có quan hệvề nghĩa với nhau. Từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm

giữacác tiếng.

* Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật,
tínhchất, hoạt động, quan hệ,… ) mà từ biểu đạt.

* Cách giải thích nghĩa của từ :

– Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

– Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần
giảithích.

Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…..Đặc điểm ngữ pháp của danh từ là : Có thể kết hợp với từ chỉ sốlượng phía trước, các từ này, ấy, đó,….. ở phía sau và một

số từngữ khác để lập thành cụm danh từ.

Chức vụ ngữ pháp của danh từ là : Chức vụ điển hình trong câucủa danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần cótừ là đứng trước. Các loại danh từ : Danh từ chung

vàdanh từ riêng.

 Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật.Chức vụ ngữ pháp của động từ là : Động từ thường kết hợp với các từđã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,…..Thường làm vị ngữ, khilàm chủ ngữ , động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã,

sẽ, đang,cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng.

Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạtđộng, trạng thái. Đặc điểm của tính từ: Tính từ có thể kết hợp vớicác từ : đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, ….. để tạo thành cụm tính từ.Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.Tính từ có thể làm chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Tuy vậy, khả

nănglàm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

2. Từ đồng nghĩa

– Từ đồng nghĩa: những từ giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từnhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa

khácnhau.

– Các từ đồng nghĩa không thể thay thế cho nhau trong mọi trườnghợp, khi nói và viết cần chọn các từ đồng nghĩa thể hiện đúng

thựctế khách quan, sắc thái biểu cảm.

– Phân loại: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không
hoàntoàn

3. Từ đồng âm

– Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa
khácxa nhau, không liên quan gì với nhau.

– Trong giao tiếp chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sainghĩa của từ, dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng

âm.

4. Từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

– Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa
khácnhau

– Từ trái nghĩa sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng
tươngphản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

5. Một số bài tập vận dụng

Bài 1: Điền các từ còn thiếu tạo thành
cáccặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ dưới:

– Có đi có….

– Mắt nhắm mắt….

– Vô tiền khoáng…

– Buổi… buổi cái

– Trọng … khinh nữ

– Bóc ngắn cắn…

Gợi ý trả lời:

Có đi có lại

Mắt nhắm mắt mở

Vô tiền khoáng hậu

Buổi đực buổi cái

Trọng nam khinh nữ

Bóc ngắn cắn dài

Bài 2: Tìm các từ trái nghĩa ở các câu
dướiđây:

– Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

– Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

– Người khôn nói ít là nhiều không như người dại nói nhiều
nhàmtai.

– Căng da bụng, chùng da mắt

Gợi ý trả lời:

Các cặp từ trái nghĩa

Lên- xuống

Ráo – mưa

Khôn- dại/ ít – nhiều

Căng – chùng

  • Soạn bài: Từ mượn (ngắn nhất)
  • Soạn bài: Từ mượn (siêu ngắn)

Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

– Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước của Trung Quốc

– Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, làm việc lớn

Hai từ này đều là từ Hán Việt, đi mượn về sử dụng trong giao tiếp và văn viết

Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Các từ vừa chú thích có nguồn gốc từ Hán, vay mượn để sử dụng trong cuộc sống

Câu 3 (trang 24 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

– Các từ được mượn từ tiếng Hán: Sứ giả, buồm, giang sơn, gan

– Từ mượn gốc Ấn Âu: Xà phòng, mít tinh, ra- đi- o, xô viết, tivi, in tơ nét

Câu 4 ( trang 24 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Xem thêm: Soạn văn 6 từ mượn – hoanggiaphat.vn

Những từ mượn này đã được Việt hóa bằng cách lấy phiên âm tiếng La Tinh,

Cách mượn từ vẫn giữ nguyên ý nghĩa mà bổ sung làm phong phú giàu có cho Tiếng Việt của ta.

II. NGUYÊN TẮC MƯỢN TỪ

Ý kiến của Hồ Chí Minh:

– Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới, những chữ ta không đủ thì cần mượn từ nước ngoài. Như vậy, ta sẽ làm phong phú hơn vốn từ ngữ Tiếng viết, dễ dàng biểu đạt khi giao tiếp

– Không nên mượn tùy tiện, muốn sử dụng được từ mượn cần nắm rõ ngữ cảnh, tránh sự lố bịch, sai nghĩa, tránh lạm dụng quá vào từ mượn mà làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. Nếu mượn quá nhiều gây ra tình trạng ỷ lại, sử dụng từ ngữ một cách tham lam, có lại không dùng mà đi mượn.

⇒ Đây chính là nguyên tắc mượn từ có tự trọng, mượn kết hợp với gìn giữ những cái đẹp cái trong sáng của Tiếng việt.

Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.

III. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 26 sgk Ngữ văn 6 tâp 1)

a, Từ mượn tiếng Hán: sính lễ, ngạc nhiên, vô cùng thể hiện sự trang trọng và làm câu văn ngắn gọn mà vẫn biểu đạt đầy đủ ý nghĩa

+ sính lễ: là lễ vật mà gia đình nhà trai mang đến nhà gái để hỏi xin cưới cô dâu về làm con dâu nhà họ

+ ngạc nhiên: là từ biểu thị thái độ bất ngờ, không tin vào mắt mình

+ vô cùng( hay vô cực) không thể lớn hơn nữa

Xem thêm: Soạn bài lớp 6: Từ mượn

b, Từ mượn tiếng Hán: gia nhân ( người sống trong nhà, không nhất thiết phải có cũng quan hệ huyết thống)

c, Từ mượn gốc Ấn Âu: Pốp, in-tơ-nét đây là những sự vật thuộc về điện tử mà tiếng Việt không có để dùng

Bài 2 (trang 26 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

a, Giải nghĩa từ

– Khán: xem

– Thính: nghe

– Độc: đọc

– Giả: người

b, Giải nghĩa từ

– Yếu: điểm quan trọng, trọng yếu

– Điểm: điểm

Xem thêm: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 86 sách Kết nối tri thức tập 2

– Lược: tóm tắt

-Nhân: người

Bài 3 (trang 26 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

– Từ chỉ đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, héc-ta, ki-lô-gam…

– Từ chỉ bộ phận của xe đạp: pê- đan, ghi- đông, gác-đờ-xê…

– Tên một số đồ dùng: ra- đi- ô, cát-sét, bi- đông, tua-vít…

Bài 4 (trang 26 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

– Từ mượn: phôn ( là phiên âm tiếng việt của từ phone nghĩa là gọi điện), fan( là từ tiếng anh nghĩa là người hâm mộ), nốc- ao ( là từ phiên âm của từ lock out nghĩa là bị loại)

– Các từ mượn này được dùng trong giao tiếp bạn bè thân mật, với người thân. Có thể dùng trong báo chí. Không nên dùng trong hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

Bài 5 (trang 26 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Viết chính tả bài Thánh Gióng

Tham khảo thêm: Soạn văn 6 Bài 2 (chi tiết)

Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt toploigiai

Note :Bức ảnh bên trên thể hiện rất rõ ràng về chủ đề Soạn bài: Khái quát lịch sử tiếng Việt (chi tiết) - Top lời giải, nội dung bài viết vẫn đang tiếp tục được các phóng viên cập nhật . Hãy quay lại trang web hàng ngày để đón đọc nhé !!!

1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước.

- Tiếng Việt thuộc dòng Môn - Khmer, họ Nam á .

- Tiếng Việt có quan hệ cội nguồn, họ hàng với Tiếng Mường, tiếng Khmer, quan hệ tiếp xúc với tiếng Thái, tiếng Hán.

2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.

a. Thời bắc thuộc.

- Tiếng Việt phát triển chậm, bởi Tiếng Hán lưu truyền vào Đại Việt và là ngôn ngữ chính thống trong giao tiếp.

b. Thời kì chống bắc thuộc:

- Tiếng Việt được bảo tồn và phát triển bằng cách Việt hóa tiếng Hán:

+ Vay mượn:

- Vay mượn nhiều từ ngữ Hán cổ qua khẩu ngữ: " đầu, gan, ghế, cưỡi, gấm, ông, bà cậu....."

- Chỉ việt hoá về âm còn giữ nguyên ý nghĩa và kết cấu.

- Rút gọn: " Thừa trần = trần, lạc hoa sinh = lạc...."

- Đảo vị trí các yếu tố trong từ ghép: "Nhiệt náo = náo nhiệt, thích phóng = phóng thích,...."

+ Phương thức chuyển nghĩa khi sử dụng: Sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng việt, chuyển đổi sắc thái tu từ khi dùng trong tiếng việt:

+ Mở rộng phạm vi sử dụng.

3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ.

- Thế kỉ XV, nho học dần dần được đề cao và giữ vị trí độc tôn.

- Việc học ngôn ngữ và văn tự Hán được đẩy mạnh. Một nền văn chương chữ Hán mang sắc thái Việt Nam được hình thành và phát triển.

- Tiếng Việt trưởng thành và phát triển bằng cách:

+ Vay mượn từ ngữ Hán theo hướng Việt hoá.

+ Một hệ thống chữ viết được xây dựng nhằm ghi lại tiếng Việt, đó là chữ Nôm.

=> Tiếng Việt ngày càng khẳng định được ưu thế của mình trong sáng tác thơ văn.

4. Tiếng Việt thời kỳ Pháp thuộc.

- Tiếng Việt vẫn tiếp tục bị chèn ép, ngôn ngữ ngoại giao, hành chính là tiếng Pháp.

- Tiếng Việt pháp triển bằng cách:

+ Tiếp tục sử dụng từ Hán Việt.

+ Mượn từ gốc Pháp: Xà phòng, cao su, ẩn số, hàm số, phương, căn...

+ Dùng hệ thống chữ viết mới được xây dựng: Chữ quốc ngữ.

=> Tiếng Việt ngày càng trở nên tinh tế và đa dạng hơn khi có cơ hội tiếp nhận những ảnh hưởng tích cực của văn học Pháp. Nền văn học Việt hiện đại được hình thành và phát triển: Thơ mới. nhóm bút tự lực văn đoàn....

5. Tiếng việt từ sau cách mạng tháng tám - 1945.

- Tiếng Việt giành lại được địa vị xứng đáng

của mình. Thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trong các lĩnh vực hoạt động chính trị văn hoá khoa học...

- Xây dựng một hệ thống thuật ngữ khoa học, chuẩn hoá tiếng Việt:

+ Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương tây: sin, cô- sin, tang, cô- tang, véc tơ, am - pe, acide = a xít....

+ Vay mượn thuật ngữ khoa học- kĩ thuật qua tiếng trung quốc: ngôn ngữ, văn học, chính trị, vị ngữ, cú pháp, trung tuyến, phân giác, chữ nhật, bán kính, tâm điểm.....

+ Đặt thuật ngữ thuần việt: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt, đường chéo, đường tròn....

- Là ngôn ngữ của quốc gia Việt Nam.

A. Chữ nôm:

- Hình thành thế kỷ VIII - IX, được sử dụng thế kỷ XIII.

- Cấu tạo: Đặt theo mấy cách chính:

+ Mượn nguyên chữ Hán để làm chữ Nôm.

+ Mượn các yếu tố có sẵn của chữ Hán ghép lại để tạo chữ Nôm.

=> Chữ nôm ra đời, nền văn học viết bằng tiếng nói của dân tộc được hình thành và phát triển. Đầu thế kỉ XX khi chữ quốc ngữ ra đời thì chữ Nôm kết thúc vai trò lịch sử của mình.

B. Chữ quốc ngữ.

- Giữa thế kỉ XVI, giáo sĩ người âu là A Lếch San Đơ Rốt đến Việt Nam truyền đạo,dùng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt phục vụ cho việc truyền đạo. Đến thế kỉ XVII mới thống nhất.

- Sau cách mạng tháng tám chữ quốc ngữ được dùng làm ngôn ngữ giao tiếp của quốc gia Việt Nam.

Câu 1 (trang 40 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Những từ ngữ Hán vay mượn đã được Việt hóa:

+ Nam → trai

+ Nữ → gái

+ Phụ nữ → đàn bà

+ lão phu → ông già

+ Lão phụ → bà già

Một số ví dụ minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn:

- Việt hoa theo hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt: Bô lão thành người cao tuổi, cẩm thạch thành đá hoa, chi lưu thành sông nhánh, ái quốc thành yêu nước.

- Việt hóa theo kiểu rút gọn, đảo lại vị trí, thay đổi yếu tố: Chính đại quang minh thành quang minh chính đại,chính thị thành đích thị, diệp lục tố thành diệp lục, dương dương tự đắc thành tự đắc,…

Câu 2 (trang 40 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Ưu điểm của chữ quốc ngữ

+ Chép âm thành từ. Ví dụ [/l// a//m]2 làm rất thuận tiện, đơn giản.

+ Tạo từ mới

Ví dụ:

lơ → lơ mơ

Lơ → lơ thơ

Lơ → lờ lợ

Lơ → Lơ tha lơ thơ

+ Thay thế từ Hán đã Việt hóa

Đồng → cùng

Mãn nguyện → vừa lòng, thỏa lòng

Mãn hạn → đủ hạn, hết hạn

Mãn khóa → hết khóa học

Mãn kiếp → hết kiếp

Mãn nguyệt khai hoa → đủ tháng nở hoa, đến tháng sinh nở

Mãn phục → hết tang

Mãn ý → vừa ý, vừa lòng.

Các ưu điểm của chữ quốc ngữ: đơn giản, thuận tiện, dễ viết, dễ đọc. Những ưu điểm này giúp cho việc phổ cập tiếng Việt được nhanh chóng,, thúc đẩy các lĩnh vực khác của đời sống xã hội phát triển.

Câu 3 (trang 40 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Ba cách thức xây dựng thuật ngữ khoa học

a. Phiên âm thuật ngữ khoa học phương tây.

Gọi tên các chất:

- H2SO4 → axít sun-phu-rích

- HCL → axít cờ-lo-hi-đờ–rích

Gọi tên đồ vật:

- Pê-đan → bàn đạp

- Gác-đờ-xen → chắn xích

- Gác-đờ–bu → chắn bùn

- Xa-phon → xà phòng.

b. Qua tiếng Trung Quốc

- Sinh tử → sống chết

- Kiểm lâm → bảo vệ rừng

- Môi sinh → môi trường sống

c. Đặt thuật ngữ thuần Việt

- Vùng trời → thay cho không phận

- Vùng biển → thay cho hải phận

- Đưa đồ lễ viếng → thay cho phúng

- Chăm sóc, nuôi dưỡng → thay cho phụng dưỡng

*) Ví dụ minh họa cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:

- Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây: Base → Bazơ, cosin → côsin, laser → la–de.

- Vay mượn thuật ngữ khoa học, kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc: bán dẫn, biến trở, nguyên sinh, côn trùng học, đa bội,…

- Đặt thuật ngữ thuần Việt: giống loài (thay cho chủng loại), âm khép, âm rung, máy tính, cà vạt, giấy chứng minh (thay cho chứng minh thư),…

Lời kết :Bài viết về Soạn bài: Khái quát lịch sử tiếng Việt (chi tiết) - Top lời giải. Đang cập nhật...