Nội dung chính của bài thơ mầm non là gì

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

1.Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?

2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hóa bằng cách nào?

a) Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.

b) Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non.

c) Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non.

3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?

a) Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.

b) Nhờ sự im lặng của mọi vật trong màu xuân.

c) Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong màu xuân.

4. Em hiểu câu thơ Rừng cây trong thưa thớt nghĩa là thế nào?

a) Rừng thưa thớt vì rất ít cây

b) Rừng thưa thớt vì cây không lá

c) Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.

5. Ý chính của bài thơ là gì?

a) Miêu tả mầm non.

b) Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.

c) Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.

6. Trong câu thơ nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc ?

a) Bé đang học ở trường mầm non.

b) Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.

c) Trên cành cây có những mầm non mới nhú.

7. Hối hả có nghĩa là gì ?

a) Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.

b) Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.

c) Vất vả vì dôc sức để làm cho thật nhanh.

8. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào ?

a) Danh từ

b) Tính từ

c) Động từ

9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a) Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt.

b) Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách.

c) Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.

10. Từ nào đồng nghĩa với từ im ắng?

a) Lặng im

b) Nho nhỏ

c) Lim dim

1. Mầm non nép mình nằm im trong mùa đông.

2. Mầm non được nhân hóa bằng cách dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.

3. Mầm non nhận ra mùa xuân về nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.

4. Câu thơ ấy có nghĩa rừng thưa thớt vì cây không lá.

5. Ý chính cảu bài thơ là miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.

6. Từ mầm non trong câu c) được dùng với nghĩa gốc.

7. Hối hả có nghĩa là vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.

8. Thưa thớt thuộc loại tính từ.

9. Dòng ghi đủ các từ láy là dòng c).

10. Từ lặng im đồng nghĩa với từ im ắng.

Soạn bài Ô tập giữa học kì 1 lớp 5 - Tiết 7 nội dung đọc - hiểu bài thơ, vừa giúp các em rèn luyện khả năng ghi nhớ vừa giúp các em rèn luyện khả năng tư duy liên hệ cho các em.

Mục tiêu cần đạt

- Các em học sinh đọc và ghi nhớ được những nội dung chính của bài thơ.

- Trả lời được các câu hỏi liên quan tới nội dung bài đọc cùng các kiến thức luyện từ và câu đã được học trước đó: danh từ, đại từ, phép nhân hóa...

Nội dung bài đọc

A - Đọc thầm bài thơ

Gợi ý làm bài tập SGK

B - Dựa vào nội dung bài học, chọn câu trả lời đúng (trang 99 sgk Tiếng Việt 5): Chọn câu trả lời đúng.

1. Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?

a) Mùa xuân

b) Mùa hè

c) Mùa thu

d) Mùa đông

Hướng dẫn trả lời

Đáp án: d

2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hóa bằng cách nào?

a) Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.

b) Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non.

c) Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non.

Hướng dẫn trả lời

Đáp án: a

3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?

a) Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.

b) Nhờ sự im lặng của mọi vật trong màu xuân.

c) Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong màu xuân.

Hướng dẫn trả lời

Đáp án: a

4. Em hiểu câu thơ Rừng cây trong thưa thớt nghĩa là thế nào?

a) Rừng thưa thớt vì rất ít cây

b) Rừng thưa thớt vì cây không lá

c) Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.

Hướng dẫn trả lời

Đáp án: b

5. Ý chính của bài thơ là gì?

a) Miêu tả mầm non.

b) Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.

c) Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.

Hướng dẫn trả lời

Đáp án: c

6. Trong câu thơ nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc?

a) Bé đang học ở trường mầm non.

b) Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.

c) Trên cành cây có những mầm non mới nhú.

Hướng dẫn trả lời

Đáp án: c

7. Hối hả có nghĩa là gì?

a) Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.

b) Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.

c) Vất vả vì dôc sức để làm cho thật nhanh.

Hướng dẫn trả lời

Đáp án: a

8. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào?

a) Danh từ

b) Tính từ

c) Động từ

Hướng dẫn trả lời

Đáp án: b

9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a) Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt.

b) Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách.

c) Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.

Hướng dẫn trả lời

Đáp án: c

10. Từ nào đồng nghĩa với từ im ắng?

a) Lặng im

b) Nho nhỏ

c) Lim dim

Hướng dẫn trả lời

Đáp án: a

***

Với những nội dung Soạn bài Ôn tập giữa học kì 1 lớp 5 Tiết 7 trên, hi vọng các em học sinh sẽ dễ dàng đọc - hiểu và vận dụng những kiến thức được học vào những bài học trên lớp và thực tế.

Skip to content

Bài thơ Mầm Non của Võ Quảng miêu tả một cách hết sức sinh động, cụ thể như có thể tận mắt nhìn thấy được một Mầm Non ra đời như thế nào khi mùa xuân đến.

Dưới vỏ một cành bàng Còn một vài lá đỏ

Một Mầm Non nho nhỏ


Còn nằm nép lặng im.

Mầm non mắt lim dim Cố nhìn qua kẽ lá Thấy mây bay hối hả Thấy lất phất mưa phùn Rào rào trận lá tuôn Rải vàng đầy mặt đất Rừng cây trông thưa thớt Thấy chỉ cội với cành… Một chú thỏ phóng nhanh Chạy nấp vào bụi vắng Và tất cả im ắng

Từ ngọn cỏ làn rêu,…

Chợt một tiếng chim kêu: – Chíp chiu, chiu! Xuân tới! Tức thì trăm ngọn suối Nổi róc rách reo mừng Tức thì ngàn chim muông

Nổi hát ca vang dậy.

Mầm Non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giữa trời

Khoác áo màu xanh biếc…

Tác giả: Võ Quảng
Nguồn: Văn học 6, tập 1, trang 113, NXB Giáo dục – 2001

Tác giả Võ Quảng và bài thơ

Võ Quảng (1918 – 2007), quê ở tỉnh Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Ông có nhiều tác phẩm, cả thơ và truyện được bạn đọc nhỏ tuổi ưa thích.

Tác phẩm chính: các tập thơ Gà mái hoa, Nắng sớm, Anh đom đóm, Măng tre, Quả đỗ; các tập truyện: Cái Thăng, Quê nội, Tảng sáng,…

Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ Mầm Non được miêu tả ở hai thời điểm: trước và khi xuân đến. Tín hiệu mùa xuân đến trong những âm thanh rộn rã, từng bừng náo nức của tiếng chim, tiếng suối, đã đánh thức chiếc Mầm Non bật dậy.

Hình ảnh Mầm Non thật đẹp tơi ở cuối bài thơ cũng là biểu tượng của sức sống mùa xuân, của vẻ đẹp tinh khôi trước thiên nhiên.

Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (trong đó có sử dụng chủ ngữ là một cụm danh từ, gạch chân dưới chủ ngữ đó):
Trả lời: Có một mầm non như đang nghe thấy tiếng gọi của mẹ thiên nhiên,nó vội bật dậy,ngắm bầu trời quang đãng mang trên mình chiếc áo màu xanh chói lóa.

Viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu),Nêu cảm nhận của em về 4 câu cuối trong bài thơ:
Trả lời:

Vẻ đẹp khỏe khoắn của mầm non đã được tác giả cảm nhận một cách sinh động qua đoạn thơ trên của Võ Quảng. Xuyên suốt đoạn thơ, tác giả đã sử dụng phép nhân hóa qua các từ “nghe thấy”, “vội bật”, “đứng dậy”, “khoác áo”

Ở câu thơ đầu, “mầm non vừa nghe thấy” - tác giả đã ví mầm non giống như con người, với tâm hồn tinh tế nó đã nghe được những âm thanh kỳ diệu của mùa xuân. Vừa cảm nhận được những âm thanh náo nức và hơi ấm đó, mầm non đã “vội bật chiếc vỏ rơi”. Động từ “bật” gợi sự vươn dậy rất mạnh mẽ và khỏe khoắn của mầm non. Mầm non với sức sống diệu kỳ đã lớn dậy trong mùa xuân.

Hình ảnh mầm non càng trở nên đẹp hơn trong hai câu thơ cuối. “Nó đứng dậy giữa trời ” với một tư thế khỏe khoắn và kiêu hãnh giữa đất trời. Chiếc “áo màu xanh biếc” là màu xanh của sự sống, sức trẻ và niềm hy vọng. Hình ảnh mầm non như sự tin yêu của tác giả với sức

Qua đoạn thơ trên, với phép nhân hóa khiến cho ta liên tưởng từ hình ảnh mầm non đến những bạn nhỏ - chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Tác giả đã gửi những tình cảm yêu mến, tin tưởng tới những mầm non – thế hệ trẻ của đất nước.

#chumanhdat2011