Nồng độ cồn trong người bao lâu thì hết

Luật Phòng chống tác hại rượu bia quy định người điều khiển phương tiện kể cả điều khiển xe đạp, xe máy có nồng độ cồn sẽ bị xử phạt. Mức phạt quy định rõ tại nghị định 100/2019 thay thế nghị định 46/2016 có hiệu lực từ 1/1/2020.

Một tài xế vừa bị phạt 40 triệu và tước giấy phép lái xe gần 2 năm đặt câu hỏi: "Tôi uống từ trưa mà tới chiều vẫn còn nồng độ cồn. Vậy không biết tới bao giờ thì mới hết để không bị phạt?"

Có ý kiến cho rằng, điều này phụ thuộc vào lượng rượu, bia uống vào. Tuy nhiên thông thường sau khi uống từ 6 - 12h, nồng độ cồn vẫn có thể đo được trong máu, sau 12 - 24h nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở. Sau 36h vẫn đo được trong nước tiểu… 

Một vài ý kiến cho rằng, hiện nay CSGT kiểm tra nồng độ cồn dựa trên phương pháp đo qua ống thở, do vậy, 24h sau khi uống vẫn có thể bị phát hiện có nồng độ cồn và đương nhiên nếu điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt.

Nồng độ cồn trong người bao lâu thì hết
Kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở

Xung quanh vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, Phó chánh văn phòng UB An toàn giao thông quốc gia Trần Hữu Minh cho rằng, để quy định cụ thể định lượng rượu bia tương ứng với thời gian nồng độ cồn trở về bằng 0 sẽ rất khó. Bởi, thời gian phụ thuộc vào cơ địa, khả năng đào thải của mỗi người.  

“Thực tế có người cơ địa đào thải tốt, chỉ 12h là không còn nồng độ cồn, nhưng có người sau 24h vẫn còn. Do vậy đưa ra khuyến cáo để người dân định lượng tham khảo chung, quan trọng nhất vẫn là cảm nhận của cơ thể mỗi người. 

Theo ông Minh, việc xử phạt nồng độ cồn cần hết sức thận trọng. Các cơ quan chức năng nên có hướng dẫn quy định theo dạng khuyến cáo định lượng như uống một cốc bia thời gian bao nhiêu sẽ hết nồng độ cồn để người dân định lượng. Như tại Mỹ họ quy định rõ sau khi uống rượu bia phải 36h sau tài xế chuyên nghiệp mới được lái xe.

Một chuyên gia giao thông cho rằng, UB An toàn giao thông quốc gia cần yêu cầu Bộ Y tế (phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới) và Bộ GTVT cung cấp chỉ số định lượng rượu bia đối với nam và nữ thông thường trong thời gian bao lâu sẽ hết nồng độ cồn để người dân biết để thực hiện.

Nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN Nguyễn Văn Thanh cho rằng, việc đưa ra định lượng tương ứng với thời gian nồng độ cồn trở lại bằng 0 là cần thiết nhưng không thể áp dụng chính xác hoàn toàn với tất cả mọi người.

Quan trọng nhất vẫn là người uống rượu bia phải biết được thời điểm mình tỉnh táo hoàn toàn và có thể điều khiển phương tiện đảm bảo an toàn.

"Đây không phải là vấn đề quá khó khăn vì trước khi áp dụng với người điều khiển xe đạp, xe máy có nồng độ cồn bị xử phạt thì Luật Giao thông đường bộ đã áp dụng xử phạt với người có nồng độ cồn điều khiển ô tô", ông Thanh nói.

Ăn trái cây cũng có thể "dính" nồng độ cồn 

Ngoài băn khoăn về thời gian để nồng độ cồn trở lại bằng 0 sau khi sử dụng rượu bia, một vài ý kiến lo ngại ăn trái cây (sầu riêng, vải, chôm chôm…) lên men cũng có nồng độ cồn. Nếu đúng theo quy định thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt.

Vị Phó chánh văn phòng UB An toàn giao thông quốc gia cho hay, đúng là có một số loại hoa quả và một số loại nước súc miệng khi sử dụng có lên men và có nồng độ cồn nhất định, tuy nhiên mức độ rất thấp.

“Ăn trái cây, dùng nước súc miệng có lên men không ảnh hưởng nhiều đến an toàn lái xe, nếu theo quy định cứ có nồng độ cồn sẽ phạt liệu có hà khắc quá không? Việc này phải rà soát đánh giá thận trọng”, ông Minh nhìn nhận.

Vị này cũng cho rằng, mục tiêu chính là xử phạt hành vi vi phạm nồng độ cồn để làm sao chấm dứt tình trạng uống rượu bia vẫn lái xe, nhưng trong quá trình thực hiện phát sinh vấn đề gì cũng cần sơ kết, đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Nồng độ cồn trong người bao lâu thì hết

Ông L.H.H. (SN 1953, ở Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) xưng là tiến sĩ, làm vụ trưởng ở Bộ GD-ĐT và 'dọa' gọi cho Bộ trưởng.

Vũ Điệp

Nồng độ cồn trong người bao lâu thì hết
Rượu bia có thể tồn tại trong hơi thở lên đến 24 giờ sau khi uống

Khoảng 20% lượng rượu mà bạn uống được hấp thu thẳng vào máu thông qua dạ dày. 80% còn lại được hấp thụ bởi ruột non. Những phần còn lại không được chuyển hóa rời khỏi cơ thể qua mồ hôi, nước tiểu và nước bọt.

Rượu vào máu sẽ được đưa đến gan. Gan sản xuất các enzyme để phá vỡ các phân tử rượu. Khi bạn uống quá nhiều, gan không thể xử lý được và rượu bia vẫn tồn tại trong cơ thể. Điều này có thể làm bạn bị nói lắp, hoang mang, giảm trí nhớ, khó tập trung, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, mất thăng bằng…

Rượu tồn tại bao lâu trong cơ thể?

Trong máu

Nồng độ cồn trong người bao lâu thì hết
Rượu bia tồn tại trong máu bao lâu tùy thuộc là nồng độ cồn trong máu

Nồng độ cồn trong máu có thể được loại bỏ 0,015% mỗi giờ. Ví dụ, nồng độ cồn trong máu của bạn là 0,08% thì bạn sẽ phải mất 5,5 giờ để loại bỏ hết nó ra khỏi máu.

Lưu ý là việc uống nhiều rượu một lúc hoặc uống rượu khi bụng đói có thể làm nồng độ cồn tồn tại lâu hơn trong máu.

Trong nước tiểu

Nồng độ cồn có thể tồn tại trong nước tiểu đến 80 giờ, 3-4 ngày sau khi uống rượu.

Trong hơi thở

Cồn có thể được phát hiện trong hơi thở đến 24 giờ sau khi uống rượu.

Trong sữa mẹ

Cồn có thể tồn tại trong sữa mẹ khi nồng độ cồn còn trong máu. Các bà mẹ không nên cho con bú hay vắt sữa ít nhất 24h sau khi uống rượu, bia.

Trong nước bọt

Cồn vẫn có thể được phát hiện trong nước bọt trong khoảng 10-24 giờ sau khi uống rượu.

Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xử lý rượu bia

Tuổi tác

Nồng độ cồn trong người bao lâu thì hết
Tuổi tác có thể ảnh hưởng đến khả năng xử lý rượu bia của cơ thể

Lưu thông máu ở những người lớn tuổi có thể chậm hơn khiến rượu bia tồn tại trong cơ thể lâu hơn.

Giới tính

Mặc dù điều này không đúng 100% nhưng rượu có xu hướng ở trong cơ thể nữ giới lâu hơn nam giới. Điều này là do phụ nữ thường có tỷ lệ mỡ cao hơn và tỷ lệ nước trong cơ thể thấp hơn nam giới.

Thức ăn

Rượu bia được hấp thụ qua đường tiêu hóa, do đó thức ăn trong dạ dày có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ xử lý rượu bia. Ăn uống đầy đủ có thể giúp làm chậm quá trình hấp thụ rượu bia vào cơ thể.

Kích thước cơ thể

Kích thước cơ thể có thể ảnh hưởng đến cách xử lý rượu bia. Những người có trọng lượng nhẹ hơn hoặc khung cơ thể nhỏ hơn sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn bởi rượu bia.

Thời gian giữa mỗi lần uống

Gan có thể xử lý rượu bia tốt hơn nếu khoảng cách thời gian giữa các lần uống dài hơn. Những người uống rượu bia liên tục, dù mỗi lần chỉ uống 1 ly rượu thì cũng sẽ chịu tác động nhiều hơn. 

Một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ chất cồn khỏi cơ thể bao gồm:

- Thuốc chống lo âu, trầm cảm

- Thuốc kháng sinh

- Thuốc dị ứng

- Thuốc điều trị đái tháo đường

Trịnh Tây H+ (Theo medicalnewstoday)

Khi công an giao thông liên tục bắt người vi phạm nồng độ cồn thì dân “nhậu” trở nên sợ hãi và lo lắng mình uống rượu bia ra đường có bị bắt không, sau khi uống rượu bia thì bao lâu hết cồn để… thoát phạt. Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này, xem thông tin sau ngay:

1Sau khi uống rượu bia, bao lâu thì hết cồn?

Theo bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế chia sẻ việc dung nạp, chuyển hóa, đào thải chất cồn ở rượu, bia trong cơ thể không có hạn mức xác định tuyệt đối, cụ thể cho tất cả mọi người.

Nồng độ cồn trong người bao lâu thì hết

Bởi vì tùy theo số lượng rượu bia bạn đã tiêu thụ, trọng lượng cơ thể, đặc điểm sinh học, tình trạng sức khỏe, chức năng gan, tần suất uống, cách thức uống, thời điểm uống… mà thời gian hết cồn sẽ không giống nhau.

Tuy vậy, bà Trang cho rằng thông thường sau 1 tiếng đồng hồ uống, gan sẽ dung nạp, chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn ~ 10 g cồn nguyên chất ~ 30 ml rượu có nồng độ cồn 40% ~ 100 ml rượu vang có nồng độ cồn 13.5% ~ 220 ml bia có nồng độ cồn 5% (tầm 2/3 chai bia).

Sau khi dung nạp, chuyển hóa thì cơ thể sẽ cần mất đến 2 tiếng tiếp theo để đào thải hết 1 đơn vị cồn này, trường hợp người có chức năng gan yếu, chuyển hóa chậm thì quá trình đào thải còn sẽ lâu hơn 2 tiếng.

Trường hợp nếu uống nhiều hơn lượng rượu bia trên, uống dồn dập với lượng quá lớn thì không thể xác định được thời gian chính xác nồng độ cồn sẽ hết, ngoại trừ khả năng xét nghiệm máu.

2Sau khi ăn trái cây, có xuất hiện cồn?

Nồng độ cồn trong người bao lâu thì hết

Với vấn đề sau khi ăn/uống trái cây có đường, thực phẩm được chế biến có sử dụng nguyên liệu rượu bia, thuốc có thành phần dung môi chứa cồn… thì sẽ có cồn trong máu, cơ thể, những trường hợp này có bị xử phạt hay không?

Bà Trần Thị Trang khẳng định vấn đề này không mới bởi luật Giao thông đường bộ 2009 đã có quy định người lái ô tô không được có nồng độ cồn trong khí thở và máu, có là bị phạt, đến nay quy định này vẫn được thực hiện bình thường và không có bất kỳ phản ánh nào về vấn đề bị phạt do ăn uống những loại thực phẩm trên.

Hơn nữa, bà Trang cũng chia sẻ trong thực tế, lượng cồn có trong thực phẩm khá thấp, tùy vào thời điểm đo, lượng sử dụng có thể xuất hiện cồn nhưng phải khẳng định là cồn trong thực phẩm đào thải rất nhanh, sau khi ăn, bạn chỉ cần uống nước lọc, súc miệng thì sau tầm 15 - 30 phút là không còn nồng độ cồn trong máu, cơ thể nữa nhé.

Bà Trang cũng chia sẻ thông tin cho rằng ăn 3 trái vải sẽ có nồng độ cồn 0.22 mg/lít khí thở là không đúng, bởi nếu theo công thức này thì 3 trái vải đã đạt nồng độ cồn bằng gần 2 chai bia, vậy ai sẽ ăn trái cây nữa khi nó khiến bạn quá dễ say.

Dù vấn đề uống rượu bia sau bao lâu thì hết cồn hay ăn trái cây có xuất hiện cồn hay không thì các chuyên gia y tế vẫn khuyên bạn không nên hoặc hạn chế uống rượu bia ngay cả khi tham gia giao thông hay ở nhà.

Với nam giới khỏe mạnh không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày, nữ giới khỏe mạnh đừng uống quá 1 đơn vị cồn/ ngày, không uống quá 5 ngày/tuần. Uống như vậy sẽ an toàn cho sức khỏe của bạn hơn nhé.

Mong rằng với các thông tin này, bạn sẽ hiểu rõ hơn và nếu uống rượu bia thì sẽ sử dụng một cách hợp lý hơn nhé.

Hơn 2 năm trước 128

Nồng độ cồn trong người bao lâu thì hết
0