Ở Ninh Thuận có bao nhiêu dân tộc?

Phóng viên: Xin đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết những thành tựu nổi bật về công tác dân tộc, chính sách dân tộc được triển khai ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh ?

- Đồng chí Lê Văn Bình: Vùng đồng bào DTTS tỉnh có 37 xã, thị trấn, với 124 thôn, khu phố; 1 huyện nghèo Bác Ái theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ–CP của Chính phủ. Toàn tỉnh có 34 DTTS, chiếm 23,5% dân số toàn tỉnh, chủ yếu là đồng bào Chăm, Raglai. Vùng đồng bào dân tộc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng-an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng bào các DTTS trong tỉnh có truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, giúp đỡ lẫn nhau; tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; mỗi dân tộc đều có bề dày truyền thống văn hóa đặc sắc riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung, Ninh Thuận nói riêng.

5 năm qua (2014-2019) thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ II năm 2014, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy và sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh được tăng cường, đổi mới và đạt nhiều kết quả vượt bậc, các mục tiêu cơ bản đến nay đều đạt và vượt kế hoạch; đời sống kinh tế-xã hội (KT-XH) của đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực. Các chương trình, dự án, kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư thực hiện đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thiết thực cho phát triển KT-XH và đời sống người dân vùng DTTS.

Toàn tỉnh đã huy động được trên 4.430 tỷ đồng (bình quân mỗi năm trên 738 tỷ đồng) để đầu tư trên 1.115 hạng mục công trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng KT-XH của khu vực DTTS và miền núi. Nhờ vậy, kinh tế vùng DTTS có sự tăng trưởng và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng đồng bào DTTS đạt bình quân 10%/năm; thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS khoảng 25,9 triệu đồng/năm, tăng 2,61 lần. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4%/năm (4 năm); tỷ lệ hộ nghèo huyện Bác Ái bình quân giảm 6,15%/năm; hỗ trợ trên 80% hộ nghèo DTTS về đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; 100% trạm Y tế có bác sỹ làm việc; mạng lưới cơ sở giáo dục vùng DTTS được quy hoạch, sắp xếp bảo đảm hợp lý, nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của người DTTS. Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã làm thay đổi diện mạo vùng DTTS ngày càng khang trang, sạch đẹp. Đến nay, vùng DTTS và miền núi có 11 xã đạt chuẩn NTM, tăng 2 xã; dự kiến cuối năm 2019 số xã DTTS và miền núi được công nhận đạt 15 xã/37xã đạt chuẩn NTM, đạt 100% kế hoạch đề ra.

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể không ngừng kiện toàn, củng cố; Mặt trận và đoàn thể từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy và phối hợp với chính quyền các cấp tuyên truyền vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt chính sách DT, tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Số lượng đảng viên, đoàn viên, hội viên trong vùng đồng bào dân tộc tăng hàng năm, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ngày càng trong sạch, vững mạnh. Từ năm 2014 đến 15-6-2019 kết nạp 736 đảng viên là người DTTS. Tổng số đảng viên DTTS hiện nay 2.824/19.259 đảng viên toàn tỉnh.

Đặc biệt, ngoài những chính sách của Trung ương, trong những năm qua, tỉnh còn có những cơ chế, chính sách riêng phát triển KT-XH, nâng cao đời sống, văn hóa tinh thần cho đồng bào DTTS. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đưa ra những chủ trương, ban hành các Nghị quyết về chính sách dân tộc, chỉ đạo HĐND, UBND tỉnh thể chế hóa các chính sách của Trung ương cho phù hợp thực tế địa phương.  Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị trong toàn tỉnh đã tổ chức quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa, thực hiện công tác dân tộc và nhiệm vụ phát triển KT-XH vùng dân tộc và miền núi, huy động nguồn lực đầu tư phát triển vùng DTTS. Thông qua triển khai thực hiện các chính sách đã có tác động mạnh mẽ, tạo sức lan tỏa sâu, rộng, tạo nhiều chuyển biến tích cực đến đời sống của đồng bào DTTS. Đặc biệt, nhóm các chính sách tạo việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo đã hỗ trợ người dân nâng cao cơ hội có việc làm, tham gia thị trường lao động, chuyển đổi cơ cấu việc làm theo hướng đa dạng hóa sinh kế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống, góp phần ổn định an sinh xã hội.

Phóng viên: Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, tỉnh đặt ra những  mục tiêu, giải pháp gì để làm tốt tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc, thưa đồng chí?

- Đồng chí Lê Văn Bình: Với mục tiêu phát huy tối đa nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ, đầu tư từ Trung ương, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân để đưa kinh tế vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững vùng DTTS, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa vùng dân tộc, miền núi và miền xuôi. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Giai đoạn 2019-2024, tỉnh đề ra các mục tiêu phấn đấu: Thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS tăng lên gấp từ 1,5-2,5 lần so với hiện nay; hàng năm giảm từ 3-4% hộ nghèo DTTS, riêng huyện Bác Ái giảm từ 4- 5%/năm; giải quyết việc làm mới cho đồng bào DTTS bình quân mỗi năm khoảng 6.665 lao động; đào tạo nghề khoảng 1.820 lao động/năm; duy trì 100% trạm y tế xã vùng DTTS và miền núi có bác sĩ; 98% dân số sử dụng nước sạch; 100% phòng học vùng DTTS được kiên cố hóa; 95% trẻ em DTTS trở lên trong độ tuổi ra lớp hàng năm; có từ 4 xã trở lên thuộc vùng DTTS đạt chuẩn NTM...

Để đạt được mục tiêu trên, trong những năm đến, cùng với sự hỗ trợ đầu tư của Trung ương, tỉnh sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực để phát triển KT-XH vùng DTTS toàn diện, nhanh, bền vững. Quán triệt thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trong đó, tập trung thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động đồng bào DTTS hiểu và chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chính sách dân tộc. Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể trong triển khai, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc; thường xuyên phối hợp kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, nhân rộng những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, giảm nghèo có hiệu quả trong đồng bào DTTS; thực hiện tốt Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc.

Hai là, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, công trình phúc lợi xã hội phục vụ đời sống cho người dân. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chương trình 135, 30a...thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho các hộ đồng bào dân tộc nghèo biết lập kế hoạch sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng thu nhập kinh tế gia đình.

Ba là, thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách giáo dục vùng đồng bào DTTS. Triển khai tốt chương trình dạy tiếng dân tộc cho học sinh phổ thông theo quy định. Khuyến khích và đa dạng hóa hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn, miền núi.

Bốn là, hoàn thiện các cơ chế, chính sách thu hút, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, các chính sách khuyến khích xã hội hoá vào vùng đồng bào DTTS, nhất là chú trọng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, phát triển các chuỗi giá trị sản xuất có thế mạnh của vùng như: chăn nuôi heo đen, dê, cừu, bò... nhằm khai thác tốt hơn các tiềm năng và thế mạnh. Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Tăng thêm thời lượng và nâng cao chất lượng các hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc. Làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn, phát huy các giá trị, truyền thống tốt đẹp trong văn hoá của các dân tộc.

Sáu là, tăng cường củng cố, xây dựng hệ thống chính trị vùng đồng bào DTTS; quan tâm xây dựng, chăm lo, đãi ngộ đối với cán bộ DTTS, cán bộ làm công tác dân tộc, các vị chức sắc tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng. Tăng cường củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy cơ quan dân tộc.

Bảy là, chú trọng công tác nắm tình hình, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của đồng bào DTTS. Tập trung chỉ đạo giải quyết đúng pháp luật các vụ việc khiếu kiện có liên quan đến đồng bào DTTS, nhất là vấn đề giải toả, đền bù, tranh chấp đất đai, không để kéo dài, phức tạp, không để xảy ra điểm nóng. Vận động đồng bào dân tộc phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc, ý thức tự lực tự cường, tinh thần tự lực vươn lên, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Với truyền thống đoàn kết, phát huy nội lực, sức sáng tạo trong lao động sản xuất, tôi tin tưởng rằng đồng bào các DTTS tỉnh vượt qua mọi khó khăn, thách thức để góp phần xây dựng quê hương Ninh Thuận ngày càng giàu đẹp, văn minh. 

 Phóng viên: Xin trân trọng cám ơn đồng chí Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã dành cho Báo Ninh Thuận cuộc phỏng vấn này.

Xuân Bính (thực hiện)

Ý kiến tấm huyết gửi đến Đại hội

Ông Vầy Phốc Hỷ, đại biểu dân tộc Nùng, Bí thư Chi bộ thôn Nha Húi, xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn): Nhiều năm liền trên cương vị vừa là Bí thư Chi bộ thôn vừa là người uy tín của địa phương, tôi luôn phát huy vai trò, trách nhiệm của bản thân nhằm thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó của cộng đồng các DTTS đang sinh sống tại địa phương, đồng thời tích cực với cấp ủy, chính quyền xã Mỹ Sơn trong thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đến với bà con. Qua Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần này, tôi mong rằng Đảng, Nhà nước, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, huyện tiếp tục quan tâm, hỗ trợ thêm nhiều chính sách về đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, nhằm giúp bà con thuận tiện trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ vay vốn ưu đãi, tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để bà con có điều kiện mở rộng các mô hình kinh tế, từ đó nâng cao thu nhập cho gia đình.

Chị Pi Lao Thị Thuynh, đại biểu dân tộc Raglai, công chức Văn phòng - thống kê xã Phước Đại (Bác Ái): Trong những năm qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước mà bộ mặt nông thôn cũng như đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS huyện miền núi Bác Ái có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống kênh mương nội đồng được mở rộng đến các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, cơ sở vật chất trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng, đường nông thôn được đầu tư xây dựng bài bản, khang trang chính là động lực thúc đẩy bà con địa phương phấn đấu hơn nữa trong lao động sản xuất, qua đó từng bước khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững. Tham dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần này, tôi mong rằng, Đại hội sẽ đề ra những nhiệm vụ cụ thể nhằm củng cố và phát huy hơn nữa sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tỉnh, đặc biệt có nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào người Raglai, trong đó có ngôn ngữ và nhạc cụ dân tộc.

Ở Ninh Thuận có dân tộc gì?

Với dân số khoảng 600.000 người, cộng đồng dân cư ở Ninh Thuận có ba dân tộc chính: dân tộc Kinh chiếm 75%, dân tộc Chăm 13%, dân tộc Răglây 11%, còn lại là các dân tộc khác.

Đất ở Ninh Thuận là đất gì?

Trên bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam [17], vùng Bình Thuận - Ninh Thuận gồm 2 kiểu đất: 1) “Đất xám bạc màu vùng khô hạn”, và 2) “Đất feralit”, đất vàng đỏ trên các đá magma axit và trung tính.

tỉnh Ninh Thuận có điều gì đặc biệt ở nước ta?

Tỉnh Ninh Thuận với bờ biển dài hơn 100km, có những dãy núi cao nhô ra biển tạo nên các vũng vịnh biển xanh, cát trắng, nắng vàng, như: Vĩnh Hy, Ninh Chữ, Bình Tiên, Cà Ná... Đặc biệt, vịnh Vĩnh Hy được xếp hạng là một trong 8 vịnh đẹp nhất Việt Nam và là một trong 9 vùng sinh quyển của thế giới.

Vườn nho Ninh Thuận cách thành phố Nha Trang bao nhiêu km?

Với quãng đường dài khoảng 105km giữa Ninh Thuận và Nha Trang, du khách có thể lựa chọn rất nhiều phương tiện di chuyển khác nhau phù hợp với thời gian, điều kiện kinh tế, sở thích và nhu cầu.