Phần mềm hệ thống là gì tin học 6 năm 2024

Phần mềm hệ thống là phần mềm máy tính thiết kế cho việc vận hành và điều khiển phần cứng máy tính và cung cấp một kiến trúc cho việc chạy phần mềm ứng dụng. Phần mềm hệ thống có thể được chia thành hai loại, hệ điều hành và phần mềm tiện ích.

  • Hệ điều hành (đại diện tiêu biểu là Microsoft Windows, Mac OS X và Linux), cho phép các phần của một máy tính làm việc với nhau bằng cách truyền dẫn dữ liệu giữa Bộ nhớ chính và ổ đĩa hoặc xuất dữ liệu ra thiết bị xuất. Nó cũng cung cấp một kiến trúc cho việc chạy phần mềm hệ thống cấp cao và phần mềm ứng dụng.
    • Nhân là phần lõi của một hệ điều hành, cái mà định nghĩa một API cho các chương trình ứng dụng (bao gồm cả một vài phần mềm hệ thống) và trình điều khiển thiết bị.
      • Device driver ví dụ như BIOS và thiết bị phần sụn cung cấp chức năng cơ bản để vận hành và điều khiển phần cứng kết nối hoặc xây dựng từ bên trong máy tính.
      • Giao diện người dùng "giúp cho người dùng tương tác với máy tính". Từ thập niên 1980, giao diện đồ họa (GUI) có lẽ đã là công nghệ giao diện người dùng phổ biến nhất. Giao diện từng dòng lệnh vẫn được sử dụng phổ biến như là một tùy chọn.
    • Phần mềm tiện ích giúp cho việc phân tích, cấu hình, đánh giá và bảo vệ máy tính, ví dụ như bảo vệ khỏi Virus.

Trong một số ấn phẩm, thuật ngữ phần mềm hệ thống cũng bao gồm những công cụ phát triển phần mềm (như là trình biên dịch, trình liên kết, trình sửa lỗi).

Trái ngược với phần mềm hệ thống, phần mềm cho phép người sử dụng soạn thảo tài liệu, chơi trò chơi, nghe nhạc hoặc truy cập mạng được gọi chung là phần mềm ứng dụng. Tuy nhiên không có ranh giới rõ ràng giữa phần mềm ứng dụng và hệ điều hành. Hầu hết các hệ điều hành đóng gói các phần mềm ứng dụng. Các phần mềm như vậy không được xem xét như là phần mềm hệ thống bởi vì nó có thể được gỡ bỏ mà không ảnh hưởng gì đến chức năng của phần mềm khác. Trường hợp ngoại lệ, ví dụ như là đối với trình duyệt web như là Internet Explorer của Microsoft được tranh luận tại tòa án là phần mềm hệ thống do nó không thể gỡ bỏ. Ví dụ sau này là hệ điều hành Chrome và Firefox OS mà các chức năng trình duyệt như giao diện người dùng và cách thức chạy chương trình (và các trình duyệt web khác không được cài đặt trong vùng của chúng), sau đó chúng có thể bị tranh luận rằng là (bộ phận của) hệ điều hành và sau đó là phần mềm hệ thống.

Bất cứ một thiết bị điện tử nào muốn hoạt động cũng cần đến sự hỗ trợ của phần mềm hệ thống bao gồm cả máy tính. Vậy phần mềm hệ thống là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu toàn bộ các thông tin thông qua bài viết được chuẩn bị dưới đây.

Nội dung bài viết

Phần mềm hệ thống là gì?

Phần mềm hệ thống được biết đến là tập hợp bao gồm toàn bộ những chương trình được sử dụng với mục đích quản lý nguồn tài nguyên của thiết bị máy tính cùng với các thiết bị kết nối trực tiếp. Khi đó, hệ thống sẽ cho phép người dùng và phần mềm có thể tương tác với phần cứng của máy tính một cách hiệu quả nhất.

Phần mềm hệ thống là gì tin học 6 năm 2024

Ngoài ra, người dùng cũng có thể hiểu phần mềm hệ thống gồm các thiết kế từ cơ bản đến nâng cao để hỗ trợ người dùng có thể giao tiếp với các phần cứng dễ dàng. Hiện nay, thuật ngữ này đã và đang được sử dụng rộng rãi để người dùng có thể biết đến với các phần mềm quen thuộc như trình sửa lỗi, trình liên kết hay trình biên dịch. Để hiểu rõ hơn về phần mềm này, tiếp đến hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những loại phần mềm hệ thống phổ biến hiện nay.

02 phần mềm hệ thống phổ biến hiện nay

Nếu người dùng vẫn chưa biết phân loại phần mềm hệ thống bao gồm những gì thì có thể tham khảo nội dung dưới đây. Lưu ý, có rất nhiều cách thức để phân loại đâu là phần mềm hệ thống nhưng chúng tôi đánh giá cao nhất về 02 loại sau:

Phần mềm hệ thống là gì tin học 6 năm 2024

Hệ điều hành

Hệ điều hành là phần mềm hệ thống được đánh giá cực kỳ quan trọng nhằm mục đích quản lý toàn bộ thiết bị thuộc phần cứng và nhiều tài nguyên đa dạng trên máy tính. Ngoài ra, người dùng cũng có thể hiểu đơn giản đây chính là cầu nối trung gian để hỗ trợ người dùng có thể dễ dàng giao tiếp với phần cứng của máy tính. Bằng cách này, một môi trường giúp người dùng phát triển các ứng dụng sẽ trở nên dễ dàng hơn điển hình như việc sử dụng sẵn các phần mềm có trên thiết bị máy tính. Ngoài ra, hiện nay hệ điều hành không chỉ hoạt động riêng trên thiết bị máy tính mà người dùng còn có thể trải nghiệm cả trên điện thoại di động hay máy tính bảng với Android, iOS, Windows, Linux hay MacOS.

Phần mềm điều khiển thiết bị

Tiếp đến là một dạng phần mềm hệ thống mà người dùng cần biết chính là điều khiển dành cho các thiết bị. Loại phần mềm này hay còn được biết đến với một tên gọi khác là Driver ví như một cây cầu nối giữa phần mềm và phần cứng của thiết bị. Bằng cách này, người dùng có thể sử dụng khả năng tương tác để có thể điều khiển chương trình máy tính, hệ điều hành với đa dạng các ứng dụng khác nhau hoặc chỉ riêng với thiết bị phần cứng.

Sau khi đã hiểu rõ về các loại phần mềm hệ thống, tiếp đến hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sự khác biệt giữa phần mềm này so với phần mềm ứng dụng thông qua nội dung bên dưới như sau.

03 điểm khác biệt giữa phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng

Để phân biệt 02 phần mềm này, người dùng có thể dựa vào 03 yếu tố được chúng tôi gợi ý như sau:

Phần mềm hệ thống là gì tin học 6 năm 2024

Cách sử dụng

Phần mềm hệ thống sẽ sử dụng để quản lý các điều kiện liên quan đến phần cứng, phần mềm của các ứng dụng khác khi được cài đặt trên thiết bị để sử dụng. Với phần mềm ứng dụng, sẽ đảm nhận các nhiệm vụ chi tiết hơn tùy thuộc vào từng ứng dụng được tạo ra. Khi đó, phần mềm này sẽ không thực hiện các nhiệm vụ không trong phạm vi. Đây chính là điểm khách biệt về cách thức sử dụng mà người dùng có thể tham khảo.

Cách cài đặt

Một yếu tố tiếp theo để người dùng có thể dễ dàng phân biệt giữa 02 phần mềm này chính là phương thức cài đặt. Phần mềm hệ thống sẽ được cài đặt trực tiếp vào trong vào thời điểm hệ điều hành được cài đặt trên thiết bị máy tính và người dùng có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Còn về phần mềm ứng dụng sẽ chỉ được cài đặt khi người dùng muốn sử dụng. Ví dụ như bộ ứng dụng văn phòng Office 365 nếu người dùng muốn sử dụng sẽ phải cài đặt về máy.

Thời gian triển khai

Nếu xét về thời gian có thể triển khai, cả 02 phần mềm này sẽ có sự khác biệt rõ ràng để người dùng đánh giá như sau. Phần mềm hệ thống sẽ khởi chạy ngay sau khi người dùng tiến hành khởi động thiết bị máy tính và hoạt động xuyên suốt trong quá trình làm việc. Còn phần mềm ứng dụng sẽ hoạt động theo yêu cầu của người dùng, khi máy tính tắt thì phần mềm này cũng dừng hoạt động.

Dựa 03 yếu tố trên, người dùng đã dễ dàng phân biệt được phần mềm ứng dụng. Tiếp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những tính năng quan trọng mà phần mềm hệ thống đang sở hữu.

04 đặc tính quan trọng mà phần mềm hệ thống sở hữu

Với chức năng của phần mềm hệ thống được ứng dụng phổ biến như hiện nay chắc hẳn phải sở hữu đầy đủ các tính năng quan trọng. Do đó, người dùng có thể tham khảo thông tin này thông qua nội dung được chúng tôi chuẩn bị bên dưới.

Phần mềm hệ thống là gì tin học 6 năm 2024

Tốc độ cao

Một phần mềm hệ thống sẽ đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau như điều khiển hệ thống CPU, bàn phím, chuột, màn hình, ổ đĩa hay máy in…Khi đó, phần mềm này sẽ hoạt động mật thiết với hệ điều hành, bởi lẽ khi không hoạt động đúng chức năng toàn bộ thiết bị máy tính có thể bị lỗi bất cứ lúc nào. Bởi vậy, phần mềm này luôn đạt tốc độ hoạt động ở mức cao nhất để đáp ứng nhu cầu làm việc của người dùng.

Sử dụng linh hoạt

Số lượng chương trình có thể chạy trên phần mềm hệ thống chính là minh chứng cho đặc tính sử dụng linh hoạt. Một ví dụ điển hình để người dùng có thể dễ dàng hình như Microsoft Windows là hệ điều hành có thể hỗ trợ chạy cùng lúc hàng trăm ứng dụng, người dùng sẽ sử dụng phiên bản trả phí hoặc không trả phí tùy thuộc vào ứng dụng lựa chọn tải về.

Kiểm soát chặt chẽ

Một đặc tính nữa mà người dùng không nên bỏ qua khi nhắc đến phần mềm hệ thống chính là khả năng kiểm soát chặt chẽ. Bởi lẽ, việc thay đổi và thiết lập cấu hình sẽ không diễn ra đơn giản như người dùng nghĩ mà chúng còn phải trải qua rất nhiều các bước khó khăn. Với một vài các hệ thống đòi hỏi yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, người dùng không thể tự tiến hành cài đặt mà cần có sự hỗ trợ của bên thứ ba.

Mối quan hệ với hệ thống

Một đặc tính cuối cùng mà người dùng cần biết chính là mối quan hệ giữa phần mềm hệ thống và hệ thống được xác định rất rõ ràng thông qua khả năng tiếp cận. Khi phần mềm của hệ thống nằm riêng biệt thì đây chính là một trong những hệ thống hoạt động độc lập. Điều này đồng nghĩa với việc nó không kết nối hệ thống và không truy xuất bất kỳ tập tin lưu trữ nào.

Sau khi đã tìm hiểu về những đặc điểm của phần mềm hệ thống, tiếp đến hãy cùng chúng tôi tham khảo về những ví dụ thực tiễn để dễ dàng liên tưởng hơn khi nhắc đến phần mềm này.

Một vài các ví dụ thực tế về các phần mềm hệ thống

Để người dùng dễ dàng hình dung hơn về phần mềm hệ thống chúng tôi đã chuẩn bị các ví dụ thực tế như sau:

Một số phần mềm hệ thống mà người dùng có thể tham khảo như hệ điều hành Windows hay MacOS, Android, iOS, Linux…Ngoài ra, với các phần mềm Microsoft Office như Excel, Word, Access, PowerPoint, OneDrive, Teams… đều là phần mềm ứng dụng vì để sử dụng người dùng phải tiến hành tải về.

Phần mềm là gì lớp 6?

* Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. Ví dụ, phần mểm soạn thảo để tạo ra các văn bản; phần mềm đổ hoạ để vẽ hình và xử lí ảnh; các phần mềm ứng dụng trên Internet cho phép trao đổi thư điện tử, tìm kiếm thông tin, hội thoại trực tuyến,...

Phần mềm hệ thống là gì?

Phần mềm hệ thống là phần mềm máy tính thiết kế cho việc vận hành và điều khiển phần cứng máy tính và cung cấp một kiến trúc cho việc chạy phần mềm ứng dụng. Phần mềm hệ thống có thể được chia thành hai loại, hệ điều hành và phần mềm tiện ích.

Em hiểu thế nào là phần mềm?

Phần mềm là một thuật ngữ chung dùng để chỉ các ứng dụng, tập lệnh và chương trình chạy trên thiết bị. Nó có thể được coi là phần thay đổi của máy tính, trong khi phần cứng là phần bất biến.

Phần mềm hệ thống bao gồm các loại gì?

Nhóm phần mềm hệ thống bao gồm:.

Hệ điều hành (Operating System Software) - Hệ điều hành máy chủ (Server operating system software); ... .

Phần mềm mạng (Network Software); ... .

Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management Software); ... .

Phần mềm nhúng (Embedded software);.

Phần mềm hệ thống khác (Other system software);.