Phèn chua có công thức hóa học là

Phèn chua là một loại muối của Nhôm và Kali, có tên gọi khác là phèn nhôm. Nóng chảy ở nhiệt độ 92,5 độ C. Nhiệt độ sôi là 200 độ C . Màu trắng Có vị chát và chua. Ít tan trong nước lạnh. tan nhiều hơn trong nước nóng và đặc biệt là không tan trong cồn. Công thức hóa học của phèn chua là gì ? Tên hóa học của phèn chua là Kali Alum có công thức hóa học là : KAL(SO4)2. Nhưng thông thường, Phèn chua được tìm thấy ở dạng tinh thể ngậm nước: KAL(SO4)2.12H2O Hoặc K2SO4Al2(SO4)3.24H2O. Vì vậy, nếu đề bài hỏi công thức hóa học phèn chua sẽ chỉ là : KAL(SO4)2. Còn hỏi dạng tinh thể công thức mới có nước. Bạn hiểu chứ ? Phèn chua có rất nhiều công dụng trong cuộc sống hằng ngày. Phèn chua Ứng dụng trong công nghiệp : - Sử dụng dùng để lọc nước. Bởi khi hòa tan phèn chua vào nước sẽ sinh ra kết tủa AL(OH)3. Kết tủa này dạng keo nên nó sẽ bám dính các bụi bẩn trong nước kéo chúng xuống bên dưới. Giúp nước trong hơn. - Trong sản xuất giấy, phèn chua được sử dụng giúp giấy không bị nhòe mực khi viết. - Trong ngành công nghiệp dệt, sử dụng phèn chua sẽ khiến sản phẩm dệt bền màu hơn. Tác dụng của phèn chua trong Y học và Làm Đẹp : - Với Đông Y, Phèn Chua có tác dụng giải độc, làm sạch, sát trùng. các bệnh dạ dày hay sử dụng chữa hôi nách hôi chân bằng cách tán nhuyễn thoa lên vùng hôi sau khi tắm song. Phèn sẽ khử mùi, ngăn ngừa tiết mồ hôi. - Phèn chua có tác dụng làm sạch da, sát khuẩn nên được ứng dụng điều trị mụn - Phèn chua còn được chế ra nhiều loại thuốc trị bệnh khác nhau. Ứng dụng phèn chua với thực phẩm : - Sử dụng phèn chua làm đồ ăn trắng và dòn hơn như mứt, dừa chua. - Ngâm trứng với dung dịch phèn chua 5 % sẽ giúp trứng tươi lâu hơn. - Khử mùi hôi của lòng lợn, mùi tanh của cá và được sử dụng làm bột nở. Lưu Ý Khi Sử Dụng Phèn Chua : Dùng lượng vừa phải sẽ an toàn, lạm dụng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Phèn chua là nguyên liệu quen thuộc thường được mọi người sử dụng để ngâm rửa thực phẩm trước khi chế biến. Nhưng liệu bạn đã thật sự biết rõ phèn chua là gì cũng như cách ứng dụng chúng trong đời sống hằng ngày hay không? Hãy cùng CET tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Phèn chua là một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc có màu trắng hơi đục. Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng nên dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước.

Phèn chua có công thức hóa học là gì?

Phèn chua là muối sulfat kép của kali và nhôm KAI(SO4)2. Phèn chua thường được tìm thấy ở dạng tinh thể khi ngậm 24 phân tử nước: KAl(SO4)2-12H2O hoặc K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Phèn chua có công thức hóa học là

Phèn chua mang đến những công dụng tuyệt vời. Nguồn: Internet

Phèn chua có tác dụng gì?

Rửa sạch nhớt cá và lòng heo

Để làm sạch nhớt cá, bạn có thể dùng phèn chua chà xát lên cá và rửa cá lại bằng nước sạch. Với lòng heo, sau khi rửa sạch với nước, bạn có thể dùng phèn chua đã nghiền mịn chà xát lên lòng heo và rửa lại bằng nước một lần nữa.

Bạn có thể ngâm ngâm quần áo mới mua vào nước đã pha phèn chua trong 1 giờ trước khi giặt. Đây là cách giúp cho quần áo của bạn duy trì tốt màu sắc ban đầu và ít bị phai màu.

Chữa mùi hôi cơ thể

Phèn chua sau khi rang lên, bạn đem đi tán nhỏ, xay nhuyễn mịn cho vào hộp kín. Sau khi tắm sạch bằng xà phòng và lau khô, bạn dùng bột này xoa đều lên vùng cơ thể có mùi. Thành phần nhôm sunfat trong phèn chua sẽ giúp khử mùi khi mồ hôi tiết ra từ cơ thể.

Chống gỉ sét cho chảo sắt và chảo nhôm

Bạn hãy cho đầy nước và một ít phèn chua vào chảo mới mua, sau đó đun sôi chảo khoảng 15 – 20 phút. Cách này sẽ giúp chảo của bạn hạn chế được tình trạng bị gỉ sét sau khi sử dụng lâu ngày.

Phèn chua có công thức hóa học là

Phèn chua có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống thường nhật. Nguồn: Internet

Trị nước ăn chân

Phèn chua có tác dụng chống ngứa, sát trùng, làm khô nên trị nước ăn chân rất tốt. Bạn có thể dùng một cục phèn chua nhỏ ngâm trong nước, chờ đến khi phèn tàn ra thì cho chân vào ngâm. Lưu ý, sau khi ngâm chân, bạn cần lau khô và giữ chân khô ráo để tình trạng nước ăn chân mau khỏi.

Phèn chua có phải là đường phèn không?

Đường phèn bản thân là loại đường được sản xuất từ mía, có tác dụng băng đường. Thành phần hóa học chủ yếu là saccharose, có thể phân giải thành glucose và frutose. Với công thức hóa học khác nhau, cách sản xuất từ các thành phần nguyên liệu khác nhau, phèn chua là hợp chất vô cơ, còn đường phèn là hợp chất hữu cơ. Cho nên, phèn chua hoàn toàn không phải là đường phèn.

Cách làm và điều chế phèn chua

Phèn nhôm được điều chế từ các nguyên liệu chính đó là đất sét (thành phần chía chứa AL2O3), axit sunfuric và K2SO4. Kali alum là khoáng chất sulfat nguồn gốc từ tự nhiên, dạng cứng trong đá ở các khu vực bị phong hóa và oxi hóa của các khoáng chất sulfua, có chứa gốc kali.

Cách làm phèn chua trị mùi hôi cơ thể

– Giã nhỏ 50gr phèn chua và cho vào nồi nung, tốt nhất là nung bằng nồi đất.

– Chưng nóng phèn cho rút hết nước, phèn trở nên xốp nở phồng gấp 2 – 3 lần (người ta gọi là phèn phi hay bột phèn chua).

– Sau khi tắm sạch sẽ, chà xát phèn chua lên nách và chân, massage nhẹ nhàng 8 – 10 phút. Mỗi tuần sử dụng 3 – 4 lần có thể trị mùi hôi cơ thể hữu hiệu.

– Nếu chưa sử dụng hết, bạn cất vào lọ thủy tinh dùng dần.

Phèn chua có công thức hóa học là

Phèn chua có nhiều cách điều chế và có nhiều công dụng khác nhau. Nguồn: Internet

Cách trị mùi hôi cơ thể bằng phèn chua và rượu gạo

– Chuẩn bị 10ml rượu và 30gr phèn chua.

– Dùng dụng cụ cán nhỏ phèn chua.

– Cho phèn chua vào một lọ thủy tinh và đổ rượu trắng cho tới khi ngập phèn, ngâm trong vài ngày.

– Sau đó, bạn có thể dùng dung dịch này thoa đều lên vùng nách, sau khoảng 30 phút thì rửa lại bằng nước lạnh.

Phèn chua mua ở đâu?

Phèn chua có thể dễ dàng mua ở các chợ lớn nhỏ hoặc cửa hàng tạp hóa. Ngoài ra, hiện nay, các trang website bán hàng trên mạng đều có dịch vụ đặt hàng phèn chua. Hy vọng bài viết trên đã mang đến những thông tin thú vị và hữu ích về phèn chua dành cho bạn. CET mong rằng bạn sẽ có thể ứng dụng tốt những lợi ích đặc biệt của phèn chua để hỗ trợ cho cuộc sống hằng ngày nhé!

Phèn chua có công thức hóa học là

Lập Chef là một trong những Đầu bếp nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện tại, ông đang đảm nhận chức vụ Bếp trưởng Điều hành tại một Khách sạn cao cấp và đã đào tạo nên nhiều thế hệ Đầu bếp trẻ. Với nhiều đóng góp trong việc phát triển ẩm thực Việt Nam, những kiến thức ẩm thực mà ông cung cấp luôn hấp dẫn và hữu ích với độc giả.