Phục vụ nhà hàng tiệc cưới là làm gì năm 2024

Phục vụ nhà hàng tiệc cưới là làm gì năm 2024

MÔ TẢ QUÁ TRÌNH CÔNG VIỆC THỰC TẬP TẠI NHÀ

HÀNG TIỆC CƯỚI

DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0973 287 149

TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET

Vị trí và nhiệm vụ trong thời gian thực tập

Vị trí: Nhân viên phục vụ bàn

Nhiệm vụ công việc:

- Nhận lịch phân công công việc vào sáng thứ 2 hàng tuần, nhận sự chỉ dẫn của

quản lí trực tiếp.

- Học tên các món ăn của nhà hàng và các quy định của nhà hang.

- Chuẩn bị công việc trước khi vào ca làm, phối hợp với các anh,chị làm cùng ca

chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ cho buổi tiệc.

- Sắp xếp bàn ghế và set up bàn tiệc cho buổi tiệc.

- Tham gia kiểm kê, thống kê số lượng bát đĩa có trong nhà hàng.

- Hỗ trợ kiểm kê hàng hóa, thực phẩm trong kho.

- Phục vụ tiệc và đáp ứng yêu cầu của khách hàng

- Chăm sóc khách hàng và giải quyết các thắc mắc của khách hàng

- Học tập các kỹ năng xử lý tình huống khi gặp khách hàng VIP của nhà hàng.

- Dọn dẹp bàn tiệc và phối hợp với các nhân viên khác trong nhà hàng để sắp xếp

và phân loại các đồ dùng, dụng cụ sau buổi tiệc

- Tham dự các buổi gặp mặt, đánh giá công việc vào cuối tuần, cuối tháng của ca

làm việc.

- Đến phòng nhân sự của nhà hàng để liên hệ thêm về thủ tục khi thực tập.

Mỗi tiệc cưới ở khách sạn Sheraton, New World, Sinh Đôi... cần khoảng 70-80 nhân viên phục vụ (NVPV).

Đó là chưa kể các NVPV “dịch vụ đi kèm”: làm dàn chào đón khách, phụ bưng mâm quả cho hai họ... Mùa cưới mỗi năm đã mang đến cả ngàn lượt việc làm cho SV!

Chỉ riêng tại Trung tâm Hỗ trợ SV TP.HCM, thời điểm này mỗi tuần cần tuyển 40-50 SV phục vụ tiệc.

“Mọi thứ phải đúng theo nguyên tắc: dù là chiếc mâm không hay chất đầy thức ăn cũng phải bưng cho đúng kiểu (bưng bằng một tay - buộc phải tay trái - và để cao ngang ngực)! Muỗng, nĩa, dao, ly tách... phải đặt đúng vị trí của nó!” - một NVPV tiệc là SV mô tả công việc của mình rồi cho biết thêm: mỗi ca khoảng tám tiếng được trả 40.000 - 50.000 đồng, một số nơi trả 10.000 - 11.000 đồng/giờ.

Thật ra phục vụ tiệc là công việc hơi đòi hỏi sự cầu kỳ nhưng lại phù hợp với đa số SV vì thời gian tự do, linh hoạt. Một số công việc thời vụ như bán hàng, tiếp thị... có thể tuyển nhiều đối tượng, riêng việc tuyển NVPV tiệc cưới, các khách sạn, nhà hàng chỉ “chuộng” tuyển SV. Nhiều SV tự thành lập nhóm và liên hệ các nhà hàng tìm kiếm hợp đồng (Nguyễn Văn Hoàng - ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, Nguyễn Mạnh Thắng - ĐHDL Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, Nguyễn Ngọc Tâm - ĐH Công nghiệp TP.HCM... đã lập được danh sách 30-40 SV của khoa, trường mình).

Công việc nhẹ nhàng và cũng ít căng thẳng hơn là phụ bưng mâm quả. T.H. (ĐH Mở - bán công TP.HCM) và ba nam SV khác có dịp “tháp tùng” chú rể cùng họ nhà trai từ TP.HCM xuống Long An để rước dâu! “Trời mưa, đường vào nhà cô dâu phải qua mấy cánh đồng, mình bê mâm heo quay, vừa đi vừa lo... lọt ruộng! Nhưng mà vui! Nhờ đó mình biết thêm nhiều phong tục tập quán cưới xin mỗi vùng!” - H. vui vẻ kể. Còn Cơ Nguyên thì “bật mí”: đi vùng xa, vùng quê nhiều SV rất khoái.

Được biết, một số nhà hàng ở Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu... hiện là “mối ruột” của nhóm!

Với “bộ đồ nghề” tự trang bị (nam: giày tây đen, vớ đen, áo trắng dài tay, quần tây sẫm màu, nơ đeo cổ, đồ khui bia, quẹt gas; nữ: áo dài, giày bít mũi), “đội quân” phục vụ tiệc cưới khoảng 80 SV do bạn Nguyễn Cơ Nguyên (ĐHDL Kỹ thuật công nghệ TP.HCM) làm nhóm trưởng luôn trong tư thế... sẵn sàng!

“Nhà hàng thường chỉ gọi điện báo trước 1-2 ngày, số lượng có khi đến cả trăm người, nếu tập hợp không nhanh thì dễ “bể sô”!” - Nguyên giải thích. Theo Lê Quốc Phú (khách sạn New World), nhà hàng tin tưởng ở các nhóm trưởng nên giao khoán luôn cho nhóm trưởng tuyển lựa, tập trung, tổ chức phân công công việc...

Tiệc bắt đầu lúc 18g nhưng 14g các nhóm NVPV đã có mặt: điểm danh, phân công công việc cụ thể từng người, sắp xếp bàn ghế, sắp đặt các vật dụng vào vị trí... Cách phục vụ mỗi nhà hàng mỗi khác nên SV phải “nhập gia tùy tục”! Mỗi loại tiệc (ăn theo thực đơn, tiệc đứng, món Âu hay Á...) có cách phục vụ khác nhau, trang phục cũng khác nhau.

Thường nhà hàng càng lớn yêu cầu càng khắt khe. Tuy làm thời vụ nhưng tất cả NVPV khách sạn New World đều phải tham gia hai buổi học lý thuyết và một tuần thực tập các thao tác bưng bê, cách đi đứng... Sau đó người quản lý sẽ kiểm tra thực tế để sàng lọc.

Nguyên tắc thì nhiều, làm rồi sẽ quen nhưng cũng có một số điều “đại kỵ” dành cho NVPV là làm vỡ chén bát, ly tách, để thức ăn, đồ uống đổ vào khách... (ngày vui này người ta rất kiêng kỵ việc vỡ đồ đạc!).

Nhân viên phục vụ tiệc cưới lương bao nhiêu?

Mức lương phục vụ nhà hàng tiệc cưới thường được tính theo giờ làm việc hoặc theo mức trợ cấp theo tiệc. Mức lương cụ thể dao động từ 2 đến 3 triệu/ tháng với vị trí phục vụ nhà hàng tiệc cưới part time, còn với nhân viên làm việc full-time mức lương trung bình sẽ là 7 triệu/ tháng.

Le Tan tiệc cưới làm những gì?

Một nhân viên lễ tân nhà hàng thường chịu trách nhiệm chính là đón tiếp khách tại quầy, giới thiệu sơ qua về thực đơn của nhà hàng và tư vấn gọi món theo yêu cầu. Bên cạnh đó, bộ phận lễ tân tại đây cũng có nhiệm vụ nhận các cuộc gọi, tin nhắn đặt bàn và sắp xếp chỗ ngồi để tránh khách hàng đợi quá lâu.

Phục vụ khách sạn là làm gì?

Nhân viên phục vụ (Waiter/Waitress) là một nhân viên làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, quán café, v. vv.. hoặc những cơ sở, địa điểm phục vụ đồ ăn, thức uống khác. Họ sẽ là người trực tiếp giao tiếp với khách hàng, đảm bảo cho khách hàng có thể có trải nghiệm tốt nhất khi đến sử dụng dịch vụ.

Chạy bạn là như thế nào?

Bồi bàn (hay còn gọi là hầu bàn hay chạy bàn hay nhân viên bàn hoặc gọi là nhân viên phục vụ) là những người được thuê để làm việc tại một nhà hàng hoặc một tụ điểm ẩm thực cố định hoặc lưu động (trong các tiệc cưới, liên hoan, bữa tiệc, yến tiệc) để phục vụ cho khách hàng bằng việc cung cấp dịch vụ (bưng bê, phục vụ) ...