Quy định và thực hiện phòng chống tai nạn thương tích trong trường học

I. Phân loại Tai nạn thương tích (TNTT) theo nguyên nhân:

- TNTT do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia gây nên….

- Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khối xộc vào đó là trường hợp bỏng.

- Đuối nước: Là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạc do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ,  hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.

- Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.

- Ngã: Là TNTT do ngã, rơi từ trên cao xuống

- Động vật cắn: Chấn thương do động vất cắn, húc, đâm phải..

- Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào,, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất).

- Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc…

- Bạo lực: là hành động dùng vũ lực hăm dọa, đánh người của nhóm người, cộng đồng  gây tai nạn thương tích có thể tổn thương hoặc nặng là tử vong

- Bom mìn và các vật nổ: Là TNTT khi tiếp xúc với bom mìn, các vật nổ, chất phát nổ…

- Tự tử: là trường hợp tử vong do TNTT ngộ độc hoặc ngạt mà do chính nạn nhân gây ra với mục đích đem lại cái chết cho chính họ. Một dự định tự tử có thể hoặc không dẫn đến thương tích.

II. Các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích:

1- Yếu tố xã hội:

- Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi vùng, miền, mỗi quốc gia có những đặc điểm về yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích khác nhau. Hiện nay ở các nước đang phát triển TNTT được coi là hậu quả không thể tránh khỏi. Sự gia tăng về cơ giới hóa về giao thông, sự đô thị hóa và sự thay đổi công nghệ các nước đang phát triển là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về tình trạng TNTT ở các nước này. Ở những nước kinh tế-xã hội phát triển còn thấp cũng dễ gây ra TNTT do lửa, đánh nhau….

2. Yếu tố con người:

- Tai nạn thương tích phụ thuộc vào các yếu tố: Giới tính, tuổi tác, nhận thức hành vi, tình trạng sức khỏe sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác…..

3. Yếu tố môi trường:

- Môi trường và vật chất:

+ Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở nhà: ổ cắm, cầu dao, dao kéo, thuốc trừ sâu….

+ Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở trường: bàn ghế hư hỏng chưa sửa chữa kịp, ngã do chạy nhảy, đùa nghịch, thức ăn không đảm bảo ATTP….

+ Các yếu tố nguy cơ ngoài cộng đồng: Nhiều ao hồ, cơ sở hạ tầng, đường giao thông không đảm bảo…

- Môi trường phi vật chất:

+ Văn bản pháp luật liên quan đến an toàn chưa đồng bộ.

+ Việc thực thi các quy định, luật an toàn chưa tốt, chưa kiểm tra, giám sát, chưa có biện pháp rõ ràng.

+ Giáo dục về an toàn còn chưa thực hiện đầy đủ, nhận thức của mọi người về phòng chống tai nạn thương tích còn hạn chế.

Tai nạn thương tích hiện đang là vấn đề sức khỏe của toàn cầu.

III. Phòng tránh tai nạn thương tích:

1. Phòng tránh chủ động:

Muốn phòng tránh chủ động TNTT đòi hỏi phải có sự tham gia và hợp tác của cá nhân cần được bảo vệ, có sử dụng đúng các biện pháp phòng tránh hay không. Chúng ta cần phải có nhận thức đúng chấp hành tốt các quy định để phòng tránh.

2. Phòng tránh thụ động:

Là biện pháp có hiệu quả nhất trong kiểm soát tai nạn thương tích. Biện pháp này không đòi hỏi phải có người tham gia của cá nhân cần bảo bệ. Nhưng tác dụng phòng ngừa hay bảo vệ các thiết bị/phương tiện đã được thiết kế để cá nhân được tự bảo vệ.

Ví dụ: Phân tách tuyến đường giao thông cho người đi bộ, người đi ô tô, xe máy riêng….

IV. Một số biện pháp phòng tránh cụ thể

Rất nhiều thương tích nghiêm trọng tại trường có thể phòng tránh được nếu Giáo viên, cha mẹ học sinh và các em có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.

- Phòng ngã: Không chạy nhảy, đùa nghịch; không xô đẩy; tuyệt đối không mang đến trường những vật nguy hiểm như: dao, kéo, gậy, súng cao su…..

- Phòng tránh tai nạn giao thông:

+ Thực tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy….

+ Không tụ tập trước cổng trường, không chạy xe hàng hai hàng ba…...

- Phòng tránh ngộ độc thức ăn:

+ Phải ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi, ăn uống hợp vệ sinh.

+ Không ăn quà, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng….

 - Phòng tránh bỏng:

+ Phòng thí nghiệm phải có nội quy, hướng dẫn an toàn hóa chất, an toàn điện, không chơi đùa quanh khu chế biến, nấu ăn, các thùng vôi, thùng hóa chất, phích nước.

+ Tránh xa nơi dây điện bị đứt. Khi nấu ăn, bạn cần bê xoong, nồi đang nấu băng tấm lót tay; không để các vật dễ cháy gần ngọn lửa,…

+ Tìm hiểu, tập các kỹ năng thoát nạn khi gặp sự cố cháy nhà

- Phòng tránh đuối nước:

+ Tìm hiểu luật giao thông đường thủy; Không nên nhảy xuống nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, khi đi bơi nên đi chung với người bơi giỏi, phải mặc áo phao khi bơi và khi đi tàu thuyền, Học bơi phải có người hướng dẫn

- Phòng tránh điện giật:

+ Không cắm bất cứ vật gì vào ổ cắm điện vì có thể bị điện giật hoặc gây hỏa hoạn.

+ Khi tự cắm điện/bật công tắc điện cần giữ tay thật khô và đi dép.

+Không được leo lên hàng rào quanh một trạm biến áp điện hay cột điện

+ Không thả diều gần đường dây điện hoặc trạm biến áp vì diều và dây có thể dẫn điện gây điện giật.

+ Nhìn kỹ đường dây điện phía trên trước khi trẻ quyết định leo lên một cái cây nào đó vì điện có thể truyền qua nhánh cây khiến trẻ bị giật.

+ Không bao giờ đi gần một dây điện bị đứt, nhất là vào lúc trời mưa.

- Cách phòng tránh Động vật cắn: Ong đốt, Rắn cắn, chó mèo cắn,…

+ Các em không được nghịch tổ ong, không trêu chọc chó, mèo và các vật nuôi, không chơi gần các bụi rậm để tránh bị rắn cắn, nếu phải đi qua thì dùng gậy khua vào bụi rậm phía trước, đợi một lúc rồi mới đi qua.

+ Dùng đèn pin hoặc đèn chiếu sáng nếu đi vào ban đêm để phòng rắn cắn.

+ Xây dựng môi trường an toàn:

+ Chó, mèo phải được tiêm chủng. Đối với chó, mèo và các vật nuôi khác như: khỉ,… cần dạy trẻ: không trêu chọc khi chúng đang ăn, đang ngủ hoặc đang chăm chó con (cho bú…), không được để trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ một mình với các vật nuôi trong nhà,…

+ Không thả chó bừa bãi, khi cho chó ra đường phải có rọ mõm.

+ Phát quang bụi rậm xung quanh nhà.

Trên đây là một số kiến thức về phòng chống TNTT để các em có thể tự bảo vệ mình và giúp đỡ bạn bè phòng tránh TNTT góp phần tạo nên một ngôi trường lành mạnh, an toàn cho các em vui chơi, học  tập.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

Số: 4458/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 197/2001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích giai đoạn 2002 – 2010;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông”

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:

- Bộ trưởng (Để báo cáo); - Bộ Y tế (Để phối hợp); - UBTƯMTTQVN; - Như điều 3; - Các trường ĐH có khối THPT chuyên; - Website Bộ GD&ĐT;

- Lưu: VT, Vụ CTHSSV

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

Phạm Vũ Luận

QUY ĐỊNH

VỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

- Văn bản này điều chỉnh việc tổ chức xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích, bao gồm: tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, hồ sơ thủ tục công nhận và tổ chức thực hiện.

- Văn bản này áp dụng đối với các trường phổ thông (bao gồm cả trường THPT chuyên, khối chuyên của cơ sở giáo dục đại học).

2. Giải thích thuật ngữ:

- Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ học sinh của trường được sống và học tập trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của tất cả học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương.

- Tai nạn là sự kiện không chủ ý gây ra hoặc có khả năng gây ra thương tích. Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp.

- Các nguyên nhân thương tích thường gặp đối với học sinh là: tai nạn giao thông, ngã, đuối nước, bỏng, điện giật, ngộ độc do hóa chất, thực phẩm, vật sắc nhọn đâm, cắt, đánh nhau, bạo lực.

II. TIÊU CHUẨN TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH

1. Trường học an toàn được xây dựng trên cơ sở xây dựng các lớp học an toàn, môi trường xung quanh an toàn và các thiệp phòng chống tai nạn, thương tích có hiệu quả tại trường học.

2. Tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích:

a. Có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học của nhà trường trong đó có công tác phòng chống tai nạn, thương tích. Hàng năm Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống tai nan, thương tích của nhà trường. Nhà trường có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ cấp cứu tai nạn thương tích. Giáo viên, cán bộ, công nhân viên và học sinh được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích.

b. Có biện pháp tổ chức thực hiện phòng chống tai nạn thương tích.

3. Trường học được công nhận đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích khi:

- 80% nội dung bảng đánh giá trường học an toàn (tại phụ lục 1 và 2 kèm theo văn bản này) được đánh giá là đạt.

- Không có học sinh bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường.

III. NỘI DUNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH

1. Thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học. Trưởng ban chỉ đạo là Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, phó ban thường trực là cán bộ y tế trường học, các thành viên gồm một số giáo viên chủ nhiệm, cán bộ chữ thập đỏ.

2. Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích của nhà trường.

3. Có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích như tuyên truyền, giáo dục, can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích; huy động các thành viên trong nhà trường tham gia thực hiện các hoạt động cụ thể sau:

a. Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích bằng những hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu, tổ chức các hoạt động ngoại khóa…

b. Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong trường học.

c. Cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt toàn phòng, chống tai nạn, thương tích.

d. Khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp:

- Tai nạn giao thông

- Ngã

- Đuối nước

- Bỏng, điện giật, cháy nổ

- Ngộ độc

- Vật sắc nhọn đâm, cắt

- Đánh nhau, bạo lực

đ. Huy động sự tham gia của các thành viên trong nhà trường, phụ huynh học sinh và cộng đồng phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng chống tai nạn, thương tích tại trường học.

e. Nâng cao năng lực cho các cấp lãnh đạo, cán bộ, giáo viên của ngành giáo dục về các nội dung phòng chống tai nạn thương tích.

h. Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định.

m. Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn, thương tích ở trường học; có phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn (nếu có) và phương án dự phòng xử lý tai nạn, thương tích.

4. Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.

5. Thực hiện đánh giá quá trình triển khai và kết quả các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích, đề nghị, công nhận trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích vào cuối năm học.

IV. HỒ SƠ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH

1. Hồ sơ đề nghị:

a. Đối với trường Tiểu học và Trung học cơ sở:

- Công văn đề nghị của nhà trường gửi UBND xã/phường/thị trấn kèm theo bảng tự đánh giá (tại phụ lục 1 và 2 kèm theo văn bản này).

- Biên bản thẩm định của phòng Giáo dục và Đào tạo về kết quả tự đánh giá của nhà trường.

- Công văn của UBND xã/phường/thị trấn gửi UBND quận/huyện/thị xã/TP thuộc tỉnh đề nghị công nhận trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích.

b. Đối với trường Trung học phổ thông:

- Công văn đề nghị của nhà trường gửi UBND quận/huyện/thị xã/TP thuộc tỉnh kèm theo bảng tự đánh giá (tại phụ lục 3 kèm theo văn bản này).

- Biên bản thẩm định của phòng Giáo dục và Đào tạo về kết quả tự đánh giá của nhà trường.

c. Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích được đánh giá, công nhận theo từng năm học.

2. Cấp giấy chứng nhận “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích”

(Mẫu giấy chứng nhận Trường học an toàn tại phụ lục 4 kèm theo hướng dẫn này).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Công tác học sinh, sinh viên

Là đơn vị đầu mối có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện quyết định này.

2. Ủy ban nhân dân các cấp

a. Chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động xây dựng cộng đồng an toàn trong đó có xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích của địa phương mình.

b. Đầu tư kinh phí cho công tác phòng chống tai nạn, thương tích trong trường học.

c. Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan thuộc quyền quản lý, các tổ chức kinh tế, xã hội để thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích.

c. Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan thuộc quyền quản lý, các tổ chức kinh tế, xã hội để thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích.

3. Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo

a. Tham mưu với UBND các cấp xây dựng kế hoạch hoạt động và dự toán ngân sách hàng năm cho công tác y tế trường học nói chung và công tác phòng chống tai nạn thương tích trong trường học nói riêng.

b. Chủ động xây dựng kế hoạch và ngân sách cho các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích của các trường học trong địa bàn.

c. Đưa nội dung tiêu chuẩn xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích là một trong những tiêu chí thi đua về công tác y tế trường học ở các trường phổ thông.

d. Chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá các trường phổ thông trong việc triển khai thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích.

đ. Báo cáo kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích về Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với các sở giáo dục và đào tạo), về Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với phòng giáo dục và đào tạo).

4. Trường phổ thông

a. Ban Giám hiệu nhà trường căn cứ kế hoạch của địa phương, hàng năm tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương lập và triển khai kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích của nhà trường.

b. Hàng năm tổ chức tập huấn, tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, giáo viên và cán bộ công nhân viên nhà trường những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

Phạm Vũ Luận

PHỤ LỤC 1

BẢNG ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRƯỜNG TIỂU HỌC
(Nhà trường tự đánh giá)

Tên trường:

Địa chỉ:

STT

Nội dung đánh giá

Đạt

Không đạt

I

Tổ chức nhà trường

 

 

1

Có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học

 

 

2

Có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác Y tế trường học

 

 

3

Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu

 

 

4

Có kế hoạch hoạt động xây dựng trường học an toàn

 

 

5

Có các quy định về phát hiện và xử lý khi xẩy ra tai nạn thương tích ở trường học

 

 

6

Có các phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, ngộ độc

 

 

7

Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố nguy cơ thương tích

 

 

8

Các thành viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích

 

 

II

Phòng chống ngã

 

 

1

Đường đi, sân trường bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô

 

 

2

Các cây cao, cổ thụ ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão và có rào chắn hoặc nội quy để học sinh không leo trèo

 

 

3

Ban công và cầu thang có tay vịn, lan can chắc chắn

 

 

4

Bàn ghế vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc bàn không nhọn, đảm bảo khoảng cách theo quy định

 

 

III

Phòng chống tai nạn giao thông

 

 

1

Học sinh được học/phổ biến luật an toàn giao thông

 

 

2

Xung quanh trường có hệ thống tường rào, cổng chắc chắn và có người quản lý để học sinh không chơi, đùa ngoài đường.

 

 

3

Có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần trường và có biện pháp chống ùn tắc giao thông giờ vào học và giờ tan trường.

 

 

IV

Phòng chống đuối nước

 

 

1

Giếng, dụng cụ chứa nước có nắp đậy chắc chắn

 

 

2

Có hàng rào chắc chắn quanh ao, hồ và những hố nước, hố vôi trong khu vực trường học.

 

 

V

Phòng chống đánh nhau, bạo lực trong trường học

 

 

1

Học sinh không được mang các vật sắc nhọn, dao, súng cao su, chất nổ, chất độc, hại và các hung khí đến trường

 

 

2

Không có các vụ đánh nhau trong trường học gây tai nạn thương tích

 

 

VI

Phòng chống bỏng, điện giật, cháy nổ

 

 

1

Có nội quy phòng, chống điện giật, cháy nổ

 

 

2

Bảng điện có nắp đậy và để cao 1,6 m so với nền nhà

 

 

3

Hệ thống điện trong lớp học, thư viện v.v… đảm bảo quy định về an toàn điện

 

 

4

Có trang, thiết bị phòng, chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện cho việc sử dụng

 

 

VII

Phòng chống ngộ độc

 

 

1

Nhân viên nhà ăn được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định

 

 

2

Bếp nấu ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, có cửa ngăn cách với khu chế biến thực phẩm

 

 

3

Nguồn thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ sinh, an toàn, có mẫu lưu thức ăn hàng ngày theo quy định

 

 

4

Quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc bếp ăn một chiều

 

 

5

Trong khuôn viên của nhà trường không trồng những cây có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối

Ghi chú: Cách đánh giá

- Đạt: Thực hiện tốt nội dung trong bảng đánh giá

- Chưa đạt: Chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt các nội dung trên

Ngày      tháng        năm

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ngày       tháng        năm

TM. BAN GIÁM HIỆU

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Nhà trường tự đánh giá)

Tên trường:

Địa chỉ:

STT

Nội dung kiểm tra

Đạt

Không đạt

I

Tổ chức nhà trường

 

 

1

Có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học

 

 

2

Có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác Y tế học đường

 

 

3

Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu

 

 

4

Thực hiện dạy đủ các tiết học về tai nạn thương tích

 

 

5

Có kế hoạch hoạt động xây dựng trường học an toàn

 

 

6

Có các quy định về phát hiện và xử lý khi xảy ra tai nạn thương tích ở trường học

 

 

7

Có các phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, ngộ độc

 

 

8

Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố nguy cơ thương tích

 

 

9

Các thành viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích

 

 

II

Phòng chống ngã

 

 

1

Đường đi, sân trường bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô

 

 

2

Các cây cao, cổ thụ ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão và có rào chắn hoặc nội quy để học sinh không leo trèo

 

 

3

Ban công và cầu thang có tay vịn, lan can chắc chắn

 

 

4

Bàn ghế vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc bàn không nhọn, đảm bảo khoảng cách theo quy định

 

 

5

Dụng cụ tập luyện thể dục thể thao bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn

 

 

III

Phòng chống tai nạn giao thông

 

 

1

Học sinh được học/phổ biến về luật an toàn giao thông

 

 

2

Xung quanh trường có hệ thống tường rào, cổng chắc chắn và có người quản lý để học sinh không chơi, đùa ngoài đường

 

 

3

Có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần trường và có biện pháp chống ùn tắc giao thông giờ vào học và giờ tan trường

 

 

IV

Phòng chống đuối nước

 

 

1

Giếng, dụng cụ chứa nước có nắp đậy chắc chắn

 

 

2

Có hàng rào chắc chắn quanh ao, hồ và những hố nước, hố vôi trong khu vực trường học

 

 

V

Phòng chống đánh nhau, bạo lực trong trường học

 

 

1

Không có các vụ đánh nhau trong trường học gây tai nạn thương tích

 

 

2

Học sinh không được mang các vật sắc nhọn, dao, súng cao su, chất nổ, chất độc, hại và các hung khí đến trường

 

 

VI

Phòng chống bỏng, điện giật, cháy nổ

 

 

1

Có nội quy phòng, chống điện giật, cháy nổ

 

 

2

Hệ thống điện trong lớp học, xưởng trường, thư viện, phòng thí nghiệm v.v… đảm bảo quy định về an toàn điện

 

 

3

Bảng điện có nắp đậy và có khóa bảo vệ

 

 

4

Phòng thí nghiệm có nội quy, hướng dẫn sử dụng các dụng cụ, hóa chất…

 

 

5

Có trang, thiết bị phòng, chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện cho việc sử dụng

 

 

VII

Phòng chống ngộ độc

 

 

1

Nhân viên nhà ăn được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định

 

 

2

Bếp nấu ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, có cửa ngăn cách với khu chế biến thực phẩm

 

 

3

Nguồn thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ sinh, an toàn, có mẫu lưu thức ăn hàng ngày theo quy định

 

 

4

Quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc bếp ăn một chiều

 

 

5

Trong khuôn viên của nhà trường không trồng những cây có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối

Ghi chú: Cách đánh giá

- Đạt: Thực hiện tốt nội dung trong bảng đánh giá

- Chưa đạt: Chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt các nội dung trên

Ngày      tháng        năm

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ngày       tháng        năm

TM. BAN GIÁM HIỆU

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Nhà trường tự đánh giá)

Tên trường:

Địa chỉ:

STT

Nội dung kiểm tra

Đạt

Không đạt

I

Tổ chức nhà trường

 

 

1

Có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học

 

 

2

Có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác Y tế học đường

 

 

3

Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu

 

 

4

Thực hiện dạy đủ các tiết học về tai nạn thương tích

 

 

5

Có kế hoạch hoạt động xây dựng trường học an toàn

 

 

6

Có các quy định về phát hiện và xử lý khi xảy ra tai nạn thương tích ở trường học

 

 

7

Có các phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, ngộ độc

 

 

8

Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố nguy cơ thương tích

 

 

9

Các thành viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích

 

 

II

Phòng chống ngã

 

 

1

Đường đi, sân trường bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô

 

 

2

Các cây cao, cổ thụ ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão và có rào chắn hoặc nội quy để học sinh không leo trèo

 

 

3

Ban công và cầu thang có tay vịn, lan can chắc chắn

 

 

4

Bàn ghế vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc bàn không nhọn, đảm bảo khoảng cách theo quy định

 

 

5

Dụng cụ tập luyện thể dục thể thao đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn

 

 

III

Phòng chống tai nạn giao thông

 

 

1

Học sinh được học/phổ biến về luật an toàn giao thông

 

 

2

Xung quanh trường có hệ thống tường rào, cổng chắc chắn và có người quản lý để học sinh không chơi, đùa ngoài đường

 

 

3

Có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần trường và có biện pháp chống ùn tắc giao thông giờ vào học và giờ tan trường

 

 

IV

Phòng chống đuối nước

 

 

1

Giếng, dụng cụ chứa nước có nắp đậy chắc chắn

 

 

2

Có hàng rào chắc chắn quanh ao, hồ và những hố nước, hố vôi trong khu vực trường học

 

 

V

Phòng chống đánh nhau, bạo lực trong trường học

 

 

1

Không có các vụ đánh nhau trong trường học gây tai nạn thương tích

 

 

2

Học sinh không được mang các vật sắc nhọn, dao, súng cao su, chất nổ, chất độc, hại và các hung khí đến trường

 

 

VI

Phòng chống bỏng, điện giật, cháy nổ

 

 

1

Có nội quy phòng, chống điện giật, cháy nổ

 

 

2

Hệ thống điện trong lớp học, xưởng trường, thư viện, phòng thí nghiệm v.v… đảm bảo quy định về an toàn điện

 

 

3

Bảng điện có nắp đậy và có khóa bảo vệ

 

 

4

Phòng thí nghiệm có nội quy, hướng dẫn sử dụng các dụng cụ, hóa chất…

 

 

5

Có trang, thiết bị phòng, chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện cho việc sử dụng

 

 

VII

Phòng chống ngộ độc

 

 

1

Nhân viên nhà ăn được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định

 

 

2

Bếp nấu ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, có cửa ngăn cách với khu chế biến thực phẩm

 

 

3

Nguồn thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ sinh, an toàn, có mẫu lưu thức ăn hàng ngày theo quy định

 

 

4

Quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc bếp ăn một chiều

 

 

5

Trong khuôn viên của nhà trường không trồng những cây có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối

Ghi chú: Cách đánh giá

- Đạt: Thực hiện tốt nội dung trong bảng đánh giá

- Chưa đạt: Chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt các nội dung trên

Ngày      tháng        năm

XÁC NHẬN CỦA SỞ GD&ĐT

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ngày       tháng        năm

TM. BAN GIÁM HIỆU

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 4

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

GIẤY CHỨNG NHẬN

TRƯỜNG HỌC AN TOÀN
PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

Ủy ban nhân dân ………………(*)

CHỨNG NHẬN:……………………………………………….

………………………………………………..

ĐẠT TIÊU CHUẨN “Trường học an toàn, phòng

chống tai nạn, thương tích” năm học 200… - 200…

………….., ngày …… tháng …… năm 200

ỦY BAN NHÂN DÂN ……………………(*)

Quyết định số………………….

Ngày…… tháng…… năm 200

Sổ danh mục:…………………..

Chú thích: (*) Ghi rõ tên UBND quận/huyện/thị xã/TP (trực thuộc tỉnh)